Ấn Độ: Phát hiện công trình Phật giáo có trước đền Angkor
15:31:00 - 11/10/2017
(PGNĐ) - Trong một khám phá khảo cổ lớn nhất trong thời gian gần đây, cuộc thăm dò ngôi chùa Kim Cương thừa vào thế kỷ thứ 6 ở Devunigutta thuộc quận Jayashankar Bhupalapally, bang Telangana (Ấn Độ), cho thấy ngôi chùa này có trước tượng đài tôn giáo lớn nhất thế giới - đền Angkor Wat ở thế kỷ 13 ở Campuchia và đền thờ Barabudur Mahayana thế kỷ 9 tại Magelang, Java (Indonesia).

Bức phù điêu Kim Cang thừa trên tường của khu kiến trúc Phật giáo ở Devunigutta Và những tàn tích này không chỉ có trước Angkor Wat, mà chúng còn có một sự giống nhau rất nổi bật với vẻ huy hoàng của ngôi đền Campuchia.
Các nhà sử học và khảo cổ học đã yêu cầu chính quyền bang khôi phục ngôi chùa độc đáo được xây bằng đá và gạch ở sâu trong rừng này.
Nhà sử học nổi tiếng Sriramoju Haragopal, cho biết: "Ngôi chùa gần đây đã được phát hiện bởi dân làng và nhóm Telangana Jagruti do Sadiq Ali dẫn đầu, chúng tôi đã quay lại ngôi chùa và nghiên cứu về phong cách kiến trúc và các khía cạnh lịch sử khác. Tượng đài Phật giáo này có từ thế kỷ thứ 6 và giống như đền Angkor Wat của Campuchia và đền thờ Barabadur của Java". Sự lộng lẫy của đền Angkor Wat giống như những tàn tích của ngôi chùa thế kỷ thứ 6 ở Devunigutta (Telengana).
Tượng đài Phật giáo cao 7,3 mét đã được chạm trổ bằng đá như ngôi đền của Campuchia. Devunigutta nằm gần Kottur ở Bhupalapally. "Đỉnh của ngôi chùa trông giống như một kim tự tháp và đã bị hư hỏng, với những tác phẩm điêu khắc cao 1,8 mét đổ nát, phải được khôi phục lại, có sự tương đồng rõ ràng giữa Angkor Wat và đền Devunigutta, mặc dù nhỏ hơn về kích thước. Haragopal nói: "Chúng tôi tìm thấy một hồ nước đẹp cách ngôi chùa khoảng 30 mét.
Nhóm các nhà sử học, bao gồm V Muralikrishna, K Srinvias, Aravind Arya, V Sameer Kumar và A Karunakar đã tìm thấy một tháp đá bằng đá cẩm thạch xuất hiện từ thế kỷ 1 hoặc 2 trước Tây lịch.
"Những ngôi tháp này sẽ là nơi hành lễ dành cho các nhà sư trước khi điện thờ được xây dựng, lối vào những tháp này được trang trí bằng những bức tượng Kim Cương thừa".
"Người dân địa phương đã xây dựng bức tượng Lakshmi Narasimha Swamy gần đây và bắt đầu thờ cúng nó. Chùa có một loạt những tác phẩm điêu khắc mang tính mô tả miêu tả cuộc sống của đức Phật, kể cả những lời dạy của Ngài. Đầu Đức Phật A Di Đà trên tường giống như các tác phẩm điêu khắc bằng gạch đá được tìm thấy ở Angkor Wat, hầu hết các pho tượng đều giống với các ngôi chùa Phật giáo khác ở Amaravati, Nagarjunakonda và Skandagiri và Udayagir", Haragopal nói.
Các sử gia cho biết Kim Cương thừa đã lan rộng ra thế giới từ Nagarjunakonda ở Andhra và Telangana. "Một bức tượng Taradevi cũng được tìm thấy. Văn hoá Shaiva trong điện thờ Phật giáo có nguồn gốc Kim Cương thừa", ông nói.
Văn Công Hưng (theo The Times of India)
Nguồn: GNO
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|