Chi tiết tin tức

Bhutan: Hội nghị Quốc tế về ứng dụng PG trong kinh doanh

22:41:00 - 14/11/2017
(PGNĐ) -  Nhân kỷ niệm 62 năm ngày sinh của ngài Jigme Singye Wangchuck, kiến trúc sư GNH, vị Quốc vương đời thứ IV của Vương quốc Phật giáo Bhutan, Trung tâm nghiên cứu và thực tập những phương pháp tạo dựng hạnh phúc (GNH) gọi là Center of Gross National Happiness (Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia), Trung tâm Nghiên cứu Bhutan (CBS & GNHR) tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về GNH phương pháp tiếp cận Phật giáo trong kinh doanh, sự kiện đã diễn ra tại thủ đô Thimphu, Bhutan từ ngày 07 đến 09/11/2017.
Tiến sĩ Lyonchhen Tshering Tobgay, Thủ tướng Chính phủ Bhutan đề xuất một mô hình, lấy cảm hứng từ Phật giáo để phát triển xã hội kinh doanh bền vững. Ảnh: Craig Lewis

Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về GNH phương pháp tiếp cận phật giáo trong kinh doanh đã thu hút gần 500 vị đại biểu và các vị chức sắc đã tập hợp thành diễn đàn, bao gồm gần 200 nhà khoa học, doanh nhân và chuyên gia đến từ 29 quốc gia, cùng chia sẻ những ý tưởng, cách tiếp cận và kinh nghiệm về trách nhiệm xã hội, và môi trường trong bối cảnh doanh nghiệp trên toàn cầu.

 

Khi thế giới phải đối mặt với tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra, suy thoái môi trường, ô nhiễm, và tác động của con người đến hệ sinh thái và động vật - tất cả là tiêu thụ vật liệu không kiểm soát - Hội thảo thừa nhận rằng các phương pháp tiếp cận truyền thống đối với trách nhiệm xã hội của các công ty là không thỏa đáng trong bù đắp các tác động tiêu cực của hoạt động thương mại, và chỉ ra một nhu cầu cấp thiết cho một sự chuyển đổi cơ bản của thái độ, quan điểm và thực tiễn ở cấp độ doanh nghiệp.

Khách, các diễn giả, và các chức sắc từ Bhutan và trên toàn thế giới tập hợp để chia sẻ nghiên cứu, kinh nghiệm của họ và đề xuất. Ảnh: Craig Lewis

Trong khi Bhutan, Vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa, một quốc nội lục địa nhỏ bé tại miền đông dãy Himalaya thuộc Nam Á, có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ phía Nam, đông và tây, tổng dân số chỉ 820.000 người, quốc gia này có kinh nghiệm đáng kể trong việc duy trì sự cân bằng tinh tế trong quản lý tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, nổi tiếng khép kín trong cách tiếp cận kinh tế quốc dân về chỉ số GNH đối với sự phát triển của quốc gia. Trong khi những thách thức vẫn còn, Vương quốc Phật giáo Bhutan đã ghi lại rất nhiều thành công ở mặt trận này, Bhutan đặc biệt trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

 

Diễn đàn trong ba ngày được đưa ra bởi Tiến sĩ Lyonchhen Tshering Tobgay, Thủ tướng Chính phủ Bhutan, nhằm mục đích xây dựng thành công, bằng cách chuyển các nguyên tắc kinh tế cho thế giới kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ Bhutan nhấn mạnh rằng các Tập đoàn doanh nghiệp cần phải hiểu rằng ưu tiên vì lợi ích của xã hội và môi trường là một mô hình cơ bản không bền vững: “Xu hướng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn con người và sinh thái, có thể làm gia tăng sự xung đột xã hội và bất ổn khi các bên liên quan chia sẻ thành quả của sự tăng trưởng”.

 

Thủ tướng Chính phủ Bhutan giải thích: “Tích hợp chỉ số GNH” về cơ bản sẽ yêu cầu các doanh nghiệp đánh giá xã hội, và phúc lợi thông qua lợi nhuận, và định hướng hoạt động của họ đối với hành vi có trách nhiệm. Điều này, trong một nghĩa nào đó, đại diện cho các cốt lõi của chỉ số GNH. 

 

Từ quan điểm của chỉ số GNH, kinh doanh là một trụ cột quan trọng của xã hội chúng ta; một người phải đóng góp bình đẳng, nếu không muốn, để cải thiện hạnh phúc. Để điều này được thực thi, các doanh nghiệp sẽ phải tích hợp các giá trị của chỉ số GNH - không chỉ để hoạt động một các có trách nhiệm với các mối quan tâm xã hội, và môi trường, mà còn để làm cho bản thân mình bền vững và có lợi nhuận.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Mieko Nishimizu (Nhật Bản), bên trái và bác sĩ và Giáo sư Asa Hershoff (Hoa Kỳ). Ảnh: Craig Lewis

Vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa Bhutan, trên dãy Hymalaya đã đạt được danh tiếng quốc tế bởi triết lý chỉ số GNH. Năm 1972, khi lên ngôi, vua Bhutan Jigme Singye Wangchuck đã lấy cảm hứng từ nền văn hóa Phật giáo truyền thống của Vương quốc, và đã đặt ra khái niệm Gross National Happiness (GNH - Tổng Hạnh phúc Quốc gia), để thay thế cho khái niệm GNP để đo lường sự phát triển của Bhutan. Khái niệm Tổng hạnh phúc quốc gia đang thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia và những nhà kinh tế học. Nhiều nước đang nhận ra rằng, họ có tổng sản lượng quốc gia cao, nhưng người dân sống không hạnh phúc, và các quốc gia được cho là thịnh vượng đang phải đối đầu với tình trạng thất nghiệp, tự tử, bạo lực, bất ổn xã hội ngày càng gia tăng.

 

Mặc dù không phản đối sự phản triển về vật chất hay tiến bộ kinh tế, GNH từ chối việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế như là lợi ích cuối cùng, thay vào đó tìm cách phát triển một cách tiếp cận toàn diện để phát triển cân bằng và phúc lợi xã hội, nhấn mạnh tính bền vững, bảo tồn và chuyển các ưu tiên văn hóa và hội thành mục tiêu phát triển để tạo ra một xã hội hạnh phúc hơn, công bằng hơn.

 

Thủ tướng Chính phủ Bhutan nói tiếp: “Tôi không cần phải giải thích những thiếu sót và các vấn đề của mô hình kinh doanh hiện tại - dựa trên nguyên tắc của việc tư nhân hóa lợi nhuận, và xã hội hóa sự mất mát. Có đến 69 trong số 100 nền kinh tế hàng đầu thế giới được liệt kê trong Fortune Global 500, là các tập đoàn đa quốc gia. Trong top 10 là Walmart, một chuỗi bán lẻ đa quốc gia đánh bại nền kinh tế của một số nước phát triển như Australia và Hàn Quốc. Đây là sức mạnh của thế giới công ty”.

Biểu diễn văn hóa truyền thống Bhutan. Ảnh: Craig Lewis

Một trong những mục tiêu chính của Hội nghị là mở đường cho một hệ thống công nhận, và chứng nhận thông qua GNH cho các doanh nghiệp có thể được định lượng, và các công ty đánh giá cao về đóng góp của họ cho xã hội, ngoài việc tuân thủ các mục tiêu tài chính. Thành công của của GNH ở Bhutan có thể phục vụ như là một mô hình để xác định lại hoạt động thương mại cho khu vực và trên thế giới.
 

Thủ tướng Chính phủ Bhutan nói: “Như chúng ta đã biết, trên toàn thế giới, việc kinh doanh tổng thể là làm lợi cho các cổ đông. Nhưng liệu đây có phải là trách nhiệm duy nhất? Nếu các doanh nghiệp chỉ làm việc vì lợi nhuận, hoặc họ cũng phải chịu trách nhiệm xã hội và đạo đức? 

 

Chúng tôi nhận thấy rằng những lợi ích kinh tế của mô hình này thường tập trung vào một phần giới hạn trong xã hội, gây ra sự bất bình đẳng cao. Mức bất bình đẳng thu nhập vẫn ở mức cao về mặt lịch sử: theo lời Giáo sư Joseph Stiglitz, nhà Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học công cộng, Kinh tế học thông tin, người đứng đầu 1% dân số sở hữu 40% tài sản ở Hoa Kỳ. Thật đáng tiếc là các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ các vấn đề thực tế xung quanh hoạt động của mình; trong đa số trường hợp, tác động của họ thường không được biết đến vì đánh giá chỉ dựa trên những cân nhắc về tài chính”.

 

Các nhà nghiên cứu doanh nhân, và giáo sư quốc tế đã giới thiệu một loạt các bài thuyết trình cho thấy nghiên cứu khoa học, về hiệu quả của các mô hình dựa trên tâm từ bi trong hoạt động doanh nghiệp, và nêu bật các dự án, sáng kiến của các tổ chức dựa trên các giá trị tương tự mô hình triết lý chỉ số GNH đang phát triển, và mang lại chuyển đổi tích cực, bền vững cho các cộng đồng khắp thế giới - từ nông thôn Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, đến Ấn Độ và Bangladesh; từ Hà Lan và Cộng hòa Séc đến Hoa Kỳ Argentina và thậm chí Machu Picchu ở Peru.

Bà Margaret Chan Kit Yok, Phó Giáo sư về trồng trọt và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ MARA, Malaysia (trái), Đông Liên Giác Phàm, Giám đốc Điều hành Đại học Hồng Kông, Cư sĩ Karma Gayleg, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Dungsam (DCCL), Bhutan. Ảnh: Craig Lewis

Theo số liệu năm 2010 của Trung tâm Nghiên Cứu PEW, trụ sở tại Washington D.C, khoảng 75% dân số của Vương quốc Bhutan được xác định là phật tử, trong đó Hindu chiếm phần lớn số còn lại. Hầu hết các Phật giáo đồ của Bhutan đều theo các truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa như hệ phái Drukpa Kagyu, hệ phái Nyingma...

 

Khi thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiên nhiên bị hủy hoại, khí hậu nóng lên, thì Bhutan lại nổi lên như một quốc gia coi trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

 

Trong Hiến pháp quốc gia này đã quyết tâm và cam kết duy trì ít nhất 60% diện tích có rừng che phủ. Hiện nay, 72% diện tích của Bhutan là rừng và hơn một phần ba nằm trong mạng lưới các khu bảo tồn. Theo sắc lệnh của nhà vua, nếu đốn 1 cây xanh vì bất cứ mục đích gì, thì phải trồng bù 3 cây mới. 

 

Trong hơn 200 quốc gia trên thế giới hiện nay, Bhutan là quốc gia duy nhất duy trì Carbon âm tính. Toàn bộ đất nước Bhutan sản sinh ra 2,2 triệu tấn khí CO2, các khu rừng của Bhutan hấp thụ gấp 3 lần lượng khí CO2, Bhutan là bể chứa Carbon với hơn bốn triệu (4.000.000) tấn khí CO2 mỗi năm.

 

Bhutan xuất khẩu hầu hết lượng điện tái chế, được tạo ra từ những con sông chảy xiết. Hiện nay, lượng năng lượng sạch mà Bhutan xuất khẩu bù đắp cho sáu triệu (6.000.000) tấn CO2 ở khu vực lân cận. 

 

Đến năm 2020, Bhutan sẽ xuất khẩu đủ lượng điện để bù đắp mười bảy triệu (17.000.000) tấn khí CO2. Nếu Bhutan khai thác được chỉ phân nửa tiềm năng thủy điện, và đó chính là điều Bhutan đang nỗ lực làm, thì năng lượng sạch, xanh mà Bhutan xuất khẩu, có thể bù đắp cho khoảng năm mươi triệu (50.000.000) tấn khí CO2 mỗi năm. Còn nhiều hơn lượng khí CO2 cả thành phố New York, Hoa Kỳ sản sinh ra trong một năm.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Centre for Bhutan Studies & Gross)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin