Chi tiết tin tức

Bộ sưu tập văn học PG Tây Tạng lớn nhất thế giới trên Internet

21:29:00 - 24/10/2018
(PGNĐ) -  Trung tuần tháng 10 vừa qua, Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo (The Buddhist Digital Resource Center, BDRC) và Lưu trữ Internet (Internet Archive, IA) đã công bố một dự án hợp tác để chia sẻ một bộ sưu tập văn học Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới hiện đã có trên Lưu trữ Internet.

Bộ sưu tập đại diện cho “hồ sơ hoàn chỉnh nhất của những lời Đức Phật dạy có sẵn bất cứ  ngôn ngữ nào, cộng với hàng triệu trang bình luận, giáo lý và công trình liên quan như y học, lịch sử và triết học”. 

 

IA tuyên bố: “Sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm xứ Phật giáo Mật tông huyền bí, nhiều người Tây Tạng rời quê hương, tỵ nạn sang Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới. Các thế hệ trẻ, những người đã bị di tản, và lớn lên trong các xã hội khác có thể không có cơ hội tiếp cận những giáo lý truyền thống này. Công việc của Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC) là làm cho những giáo lý Phật đà đó sẵn sàng đến với mọi người”.

 

IA là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để xây dựng và phát triển thư viện trực tuyến, cung cấp quyền truy cập vĩnh viễn vào tài nguyên kỹ thuật số và bộ sưu tập lịch sử cho các nhà nghiên cứu, sử gia và học giả. Sự hợp tác mới với Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC) đánh dấu bước đột phá lớn trong lĩnh vực bảo tồn và phổ biến văn bản Phật giáo.

 

Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo được thành lập vào năm 1999, như là Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng do cố Cư sĩ Gene Smith (1936-2010) đã thành lập vào năm 1990, một thư viện kỹ thuật số trực tuyến, tài nguyên thư tịch cho việc nghiên cứu văn học Tây Tạng.

 

Trung tâm này đã được phổ biến đến các thư viện đại học trên khắp thế giới và các tự viện Phật giáo khắp châu Á, là những bản thảo khắc in mộc bản mà các nhà sư Tây Tạng và các học giả bắt đầu mang vác trên lưng của họ trong những thập niên 50, giữa thế kỷ 20 khi họ chạy trốn cuộc xâm lược của bành trướng Bắc kinh. Cố Cư sĩ Gene Smith đã gây dựng phong trào và đóng góp kiến thức vượt trội của mình theo danh mục để tạo danh mục các văn bản đó được đưa ra khỏi Tây Tạng hơn nửa thế kỷ qua về lịch sử, tác giả và nội dung.

 

Không giống như các tổ chức khác, đây là một thư viện kỹ thuật số hiện đại. Nó có một sứ mệnh tầm nhìn là để tìm kiếm, thu thập những người thắp sáng lên ngọn tâm đăng Phật Tổ 1.300 năm văn hiến của Phật giáo Tây Tạng. Các tác phẩm văn học Phật giáo bao gồm triết học, tôn giáo, bao quát truyền thống y học, chiêm tinh thuật, thiên văn học, luyện kim thuật, nghệ thuật, lịch sử, địa lý, truyện ký, ngữ pháp, thơ ca và văn hóa nhân gian. 

 

Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng đã bảo tồn ước tính khoảng 80% công trình trứ tác nổi tiếng, nhưng có thể chỉ là 25% tổng số trứ tác của các bậc tiền bối Tổ sư Tây Tạng. Khi đã khai quật được những tạng thư đã bị thất lạc, Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng lập tức tiếp nhận và bảo tồn chúng, và nỗ lực trong lưu trữ các văn hiến quan trọng một cách hoàn chỉnh.

 

Từ khi thành lập vào thập niên 1990, BDRC đã định vị, số hóa và lưu trữ hơn 15 triệu trang các tác phẩm quan trọng và các văn bản hiếm có của Phật giáo. Tổ chức này có văn phòng tại Cambridge, Massachusetts (Hoa Kỳ), cũng như các văn phòng và các trung tâm số hóa ở Hàng Châu (Trung Quốc); Bangkok (Thái Lan); Kathmandu (Nepal); và tại Thư viện Quốc gia Mông Cổ ở Ulaanbaatar.

 

Các chuyên viên số hóa của BDRC đến các địa điểm và tu viện khác nhau để lưu trữ nội dung. Họ đã phát hiện ra các tác phẩm độc đáo như các mộc bản kinh, bản thảo lá cọ, các bài viết của những tác giả chưa từng được biết đến, và các văn bản từng được giả định là đã mất.

 

Bộ sưu tập hiện đã có sẵn trên IA cũng bao gồm hàng triệu trang bình luận, giáo lý, và các tác phẩm về các môn học khác nhau như y học, lịch sử và triết học.   

 

Mục tiêu của dự án về bảo tồn kỹ thuật số văn học và văn hóa của người Tây Tạng đã có tác động sâu sắc đến tương lai của Phật giáo đã vượt xa phạm vi thành lập của nó. Năm 2015, nhiệm vu của nó đã được mở rộng và BDRC hiện đang được giao nhiệm vụ bảo tồn và phổ biến tất các truyền thống văn học Phật giáo vẫn còn nguy cấp do các yếu tố xã hội và môi trường bấp bênh.

 

Cư sĩ Jeff Wallman, Giám đốc điều hành Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo (The Buddhist Digital Resource Center-BDRC) nói rằng: “Nhiệm vụ sáng lập BDRC là làm cho kho tàng văn học Phật giáo có sẳn trên Internet. Chúng tôi nhận ra rằng bạn không thể gìn giữ văn hóa; bạn chỉ có thể tạo ra các điều kiện thích hợp cho văn hóa để bảo tồn nó. Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách làm cho các văn bản này có sẳn qua Lưu trữ Internet, chúng tôi có thể thúc đẩy một thế hệ sử dụng mới. Sự cởi mở đảm bảo trong việc bảo tồn”. 

 

Vào năm 2017, Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng đã công bố việc mở rộng nhiệm vụ thể chế để bao gồm việc bảo tồn các văn bản bằng các ngôn ngữ ngoài Tây Tạng, bao gồm các thứ tiếng Phạn, tiếng Pali và tiếng trung. Để phản ảnh sự mở rộng này, họ đã chính thức đổi danh xưng tổ chức từ Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng thành Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo. 

 

Năm 2018, BDRC sẽ bắt đầu bảo tông và tạo các văn bản có thể truy cập bằng các các ngôn ngữ ngoài Tây Tạng, bao gồm các thứ tiếng Phạn, tiếng Pali và tiếng Trung.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Internet Archive Blogs)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin