Chi tiết tin tức

Hội thảo về mối liên hệ lịch sử và văn hóa Phật giáo Pakistan & Hàn Quốc

19:33:00 - 14/10/2018
(PGNĐ) -  Các sử gia, học giả nổi tiếng và nghiên cứu sinh từ nhiều cơ sở giáo dục ở hai quốc gia Pakistan và Hàn Quốc đã tập trung tại Islamabad, thủ đô nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tham dự Hội thảo với chủ đề “Hyecho ở Gandhara – Dấu chân của vị cao tăng Phật giáo Hàn Quốc thế kỷ thứ 8”. Sự kiện được diễn ra vào ngày 08/10/2018 tại Phòng Nghiên cứu Quốc gia Pakistan.
                                    Ảnh: dailytimes.com.pk

Tiến sĩ Han Young Yong (한영용) biểu diễn vũ điệu Sunbi cổ điển của nghệ thuật Hàn Quốc trong buổi hội thảo.

 

Viện Di sản Dân gian và Truyền thống (Lok Virsa) tại thủ đô Islamabad, nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử và văn hóa giữa người Phật giáo Hàn Quốc và Pakistan có từ nhiều thế kỷ trước.

 

Hội thảo được tổ chức bởi Đại sứ quán Hàn Quốc tại Pakistan, phối hợp với Viện Di sản Dân gian và Truyền thống (Lok Virsa), hội thảo tập trung về hành trình của Thiền sư Phật giáo Hàn Quốc Hyecho (혜초 – Prajñāvikrama - Tuệ Chiếu, 704-787). Thiền sư Hyecho thuật lại chuyến đi của mình trong quyển “Vãng Ngũ Thiên Trúc Quốc Truyện” (왕오천축국전 - 往五天竺國傳). 

 

Ba học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu về chủ đề này gồm Tiến sĩ So Gilsu, nhà quốc tế học Esperantist, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Sokyong, Seoul, Hàn Quốc, Giám đốc Hiệp hội Lịch sử Kinh tế Hàn Quốc, Chủ tịch Viện Lịch sử Kogur; Tiến sĩ Muhammad Farooq Swati, Chủ tịch Hiệp hội Khoa Khảo cổ học, Đại học Peshawar (NWFP) và Tiến sĩ Esther Park, được mời thuyết trình về chuyến hành hương chiêm bái của Thiền sư Hyecho. Cuộc hội đàm nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của những chuyến du hành đầu tiên đến sự lan truyền của Phật giáo vùng Đông Bắc Á bán đảo Triều Tiên và phần còn lại của thế giới.

 

Tiến sĩ So Gilsu, Giám đốc Viện Phật học Tịnh độ tông (Pure Land Buddhist Institute, PLBI) Phật giáo Hàn Quốc, đã mô tả: chuyến du hành của Thiền sư Hyecho đặt chân đến Pakistan trên con đường tơ lụa cổ đại, bắt đầu từ Tây An, Trung Quốc, Đông Hoàng, Urumqi, đường Taklamacan, Pamir, Kashkar, Kashkurgan, Kunjerab Pass và lên đến Hunza. Trên đường du hành, ngài đã viếng thăm nhiều di sản văn hóa và tôn giáo.

 

Ông Kwak Sung-Kyu, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Pakistan đã giới thiệu với Tiến sĩ So Gilsu rằng: “Đó là một chuyến hành hương chiêm bái kéo dài hàng tháng và là một hành trình khó khăn vào 13 thế kỷ trước của Thiền sư Hyecho, vị cao tăng Phật giáo Hàn quốc”. (Pakistan Today)

 Các đại biểu tham dự hội thảo (Ảnh: pakistantoday.com.pk)

Ông cũng thông báo: đại diện Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng Pakistan đã thông qua một bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia.

 

Tiến sĩ So Gilsu ghi nhận với tờ Pakistan Dawn rằng: khi đến viếng thăm các địa điểm Phật giáo ở thung lũng Swat: “Người Hàn Quốc rất quan tâm đến Pakistan khi Phật giáo Đại thừa lan tỏa theo dòng chảy của sông Ấn Độ (सिन्धु नदी - Sindus, sông chính của Pakistan) đến Hàn Quốc vào thế kỷ thứ 4, khi vị tăng sĩ Phật giáo Malananda đi từ Thánh địa Phật giáo Gandhara (Càn đà la) đến Hàn Quốc. Thế kỷ thứ 8, Thiền sư Hyecho có chuyến hành hương chiêm bái Thánh địa Phật giáo Gandhara (Càn đà la), Pakistan.

 

Tiến sĩ So Gilsu cho biết các di sản Phật giáo ở Pakistan có ý nghĩa thế nào đối với Phật tử Hàn Quốc: “Do tính thiêng liêng của các địa điểm Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là Takht Bhai, ở Hàn Quốc, chúng tôi đã xây dựng một bản sao của ngôi già lam cổ tự Takht Bhai, thuộc Thánh địa Phật giáo Gandhara và các cấu trúc hoành tráng khác”. (Dawn)

                                      Ảnh: dawn.com

Tiến sĩ So Gilsu cùng với phu nhân, tại một pho tượng Phật khắc vách đá ở Arab Khan Cheena, Thung lũng Swat. 

 

Tiến sĩ So Gilsu đã đề cập đến các địa điểm di sản văn hóa Phật giáo tại Pakistan có tiềm năng của các điểm đến du lịch rất phổ biến: “Các nền văn minh dọc theo sông Ấn Độ và Phật giáo Đại thừa ở Pakistan, bao gồm cả thung lũng Swat, Pakistan nên quan tâm và tự hào. Hàng triệu du khách thập phương hành hương, đặc biệt là du khách từ Hàn Quốc, Chính phủ Pakistan phải vạch ra một kế hoạch hiệu quả trong du lịch và hòa hợp trên thế giới”.

 

Tiến sĩ So Gilsu nói thêm: “Tôi chắc chắn nhiều người Hàn Quốc sẽ đến đây theo dấu chân xưa Thiền sư Hyecho, hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo cổ đại, các địa điểm khảo cổ. Nó sẽ là sự hợp tác chung giữa Hàn Quốc và Pakistan như CPEC (Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan). (Dwan)

 

Tiến sĩ So Gilsu rất tiếc về mối quan hệ căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ, nếu khu vực này trở nên bình yên thì đó sẽ là tiềm năng rất lớn, trở thành thị trường du lịch lớn nhất thế giới.

 

Trong quá khứ, các quốc gia châu Âu xảy ra xung đột bởi chiến tranh, nhưng hiện nay họ đã đoàn kết thành khối “Liên minh châu Âu”, đoàn kết vì hòa bình và thịnh vượng. “Dân số kết hợp của Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh là 1.724.077.213, trong khi Liên minh châu Âu có 521.600.000, Hoa Kỳ có 327.087.861 và Trung Quốc có 1.415.813.967.

 

Tôi hy vọng rằng việc thành lập liên minh tiểu lục địa yên bình như Liên minh châu Âu sẽ mang lại một thị trường cực kỳ lớn, là thị trường đầu tiên trên thế giới cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.

 

Trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Muhammad Farooq Swati thuyết trình về tầm quan trọng của vùng Khyber Pakhtunkhwa, nơi giao thoa và phát sinh các nền văn hóa, truyền thống, tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo. 

 

Tiến sĩ Esther Park thuyết trình về hồi ký của Thiền sư Hyecho và đề xuất các bước để thúc đẩy du lịch Hàn Quốc đến khu vực.

 

Các vị học giả cho biết cả hai quốc gia Pakistan và Hàn Quốc có thể kết hợp xây dựng các tuyến du lịch dọc theo sông Ấn Độ, theo dấu chân xưa của Thiền sư Hyecho, là một liên kết tuyệt vời giữa hai quốc gia trong thế kỷ 21.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Pakistan Today)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin