Chi tiết tin tức

Chư tăng Nhật Bản và truyền thống đánh 108 tiếng chuông chào năm mới

21:28:00 - 29/12/2017
(PGNĐ) -  Ở Kyyoto, vào đêm Giao thừa có rất nhiều ngôi tự viện Phật giáo sẽ đánh 108 tiếng Đại hồng chung, để xua tân 108 phiền não nghiệp chướng của con người. Tập tục này được truyền vào Nhật Bản từ thời nhà Tống của Trung Quốc, từ thời Kamakura (1192-1333) thì những cơ sở tự viện Thiền tông Phật giáo Nhật Bản đã áp dụng thời khóa đánh Đại hồng chung 108 tiếng vào hai buổi sáng chiều, nhưng đến thời đại Muromachi (1336-1673) thì đổi lại chỉ đánh Đại hồng chung vào đêm Giao thừa.
 

Trong đêm Giao thừa theo tiếng Nhật và tiếng Hán đều viết là 除夜 (Trừ tịch) tức là loại bỏ (除) màn đêm (夜), ban đêm là thời điểm âm khí của bóng tối ngập tràn, không thể nhìn rõ vạn vật, cũng không nhìn thấy được sự thật bị màn đêm vô minh (無明) che lấp, chính trong trạng thái vô minh mới sinh ra “phiền não nghiệp chướng”, vào thời điểm kết thúc một năm dài, tiếng chuông Giao thừa ngân vang:

 

Nguyện chuông kêu thấu cõi Ta bà,

Pháp giới chúng sanh đạo Thích Ca,

Ngân nga siêu độ tiêu phiền não,

Nguyện đến Tây phương thấy Di Đà.

 

Năng lực của tiếng chuông ngân vang thượng thông Thiên đường, hạ triệt Địa phủ, làm vơi đi phiền não nghiệp chướng của chúng sinh. Đánh tiêu tan những muộn phiền của năm cũ và bước sang năm mới an lạc thịnh đạt.

 

Những tiếng chuông chùa ngân nga vang vọng vào dịp năm mới nhưng ở Tokyo âm thanh trầm bổng du dương của Đại hồng chung quanh một ngôi tự viện Phật giáo sớm hơn bốn ngày.

 

Có  đến 17 vị Tăng sĩ Phật giáo đã dùng một chiếc chày bằng gỗ cực to và trọng lượng lớn để đánh chiếc Đại hồng chung nặng 74 tấn ở Tri Ân Viện, Trung tâm Tổng hội Tịnh Độ tông (浄土宗総本山) Phật giáo Nhật Bản, Quận Higashiyama, Kyoto hôm 27/12/2017 vừa rồi. Đây chỉ là màn diễn tập cho chương trình chính thức diễn ra vào ngày 31/12/2017.

 

Một trong số 17 vị Tăng sĩ Phật giáo treo mình ngửa mặt lên phía chiếc Đại Hồng chung, còn những vị Tăng sĩ khác giữ chặt những chiếu dây thừng, để điều khiển cái chày trong khi đồng thanh hô “Eei hitotsu” và “Soore” – những thán từ Nhật ngữ rất khó dịch nghĩa.

 

Chiếc Đại hồng chung Tri Ân Viện (知恩院-Chion-in Temple) lớn nhất ở Nhật Bản, được đúc vào thế kỷ 17 (1633), quả Đại hồng chung chiều cao 3,3 mét, đường kính 2,8 mét, tổng trọng lượng 74 tấn.

 

Tháp Đại Hồng chung Tri Ân Viện được xây dựng hoàn thành vào Niên hiệu Diên Bảo năm thứ 6 (1678). Tháp Đại hồng chung Tri Ân Viện kiến túc gồm trụ và tám mái lợp ngói.

 

Đây là một chiếc Đại hồng chung nổi tiếng nhất Nhật Bản cùng với pháp khí nổi tiếng khác như Đông Đại Tự (東大寺), thành phố Nara, Nhật Bản, Pháp Hưng Tự (法興寺) ở Quận Higashiyama, Kyoto.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Kyoto Travel)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin