Chi tiết tin tức

Hàn Quốc: Thành lập Ủy ban Phật giáo Hàn Quốc để chuẩn bị cho việc công nhận di sản thế giới

09:20:00 - 23/08/2014
(PGNĐ) -  Một ủy ban hỗn hợp mới đã được hình thành bởi các tổ chức Phật giáo khác nhau và Cục Di sản văn hóa của Hàn Quốc để theo dõi việc UNESCO công nhận các ngôi thiền lâm (ngôi chùa được xây dựng ở trên núi) truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc là những Di sản thế giới cho đến tháng Sáu năm 2018. Ủy ban này do Tông phái Tào Khê lãnh đạo.  

SONY DSC

 

 Chùa Boriam, một trong những ngôi chùa được đưa vào danh sách đề cử

Các sáng kiến ​​để thúc đẩy việc công nhận di sản thế giới của UNESCO đã được Hiệp hội Thương hiệu Hàn Quốc thực hiện vào năm 2011. Cơ quan quản lý di sản văn hóa của Hàn Quốc bước đầu đã chọn bảy ngôi thiền lâm truyền thống trong số 45 ngôi thiền lâm để đăng ký vào danh sách dự kiến ​​của UNESCO trong năm 2013.  

Hiện có khoảng 29% dân số của Hàn Quốc theo Phật giáo Đại thừa, và nước này là trú xứ của một vài trong những ngôi chùa Phật giáo tạo lạc tại vùng núi non hùng vĩ nhất trên thế giới. Trong một báo cáo của CNN vào năm 2012, Cin Woo Lee nói rằng, trong số 20.000 ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc, khoảng 900 được xây dựng theo phong cách truyền thống. Lee cho biết thêm, nhiều ngôi chùa trong số những ngôi chùa truyền thống ấy có niên đại vài thế kỷ. Nếu ai có dịp ghé thăm những ngôi chùa đó thì xem như là dịp để trải nghiệm về đức khiêm tốn, sự bình tĩnh và làm phấn chấn tinh thần. 

Han quoc 2

 

Chùa Sasungam cũng được đưa vào danh sách đề cử

Những tu viện Phật giáo cổ xưa không chỉ là địa điểm tôn giáo, mà còn là một phần của di sản văn hóa của đất nước. Điển hình như ngôi chùa Buseoksa ở Hangul, được xây dựng vào năm 676, là tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất ở Hàn Quốc hiện còn tồn tại. Chùa Beomeosa do ngài Uisang Daisa, một vị tu sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc xây dựng. Ngài còn là người đã xây dựng ngôi chùa Buseoksa. Chùa Beomeosa thuộc Tông phái Tào Khê, một tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Hàn Quốc.

Giám đốc Ban Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc tại trụ sở chính của Tông phái Tào Khê, Hòa thượng Hye-il, nói với ký giả Sohn Ji-young của báo The Korea Herald rằng: “Những ngôi thiền lâm thật sự thể hiện bản chất của Phật giáo Hàn Quốc, trong đó bao gồm cả những yếu tố của Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, nhưng chúng đại diện cho những đặc điểm của triết lý sống duy nhất của Hàn Quốc”.  

Kim Jin-sub, một nhà nghiên cứu thuộc Ban Văn hoá tại trụ sở chính của Tông phái Tào Khê, nói với Sohn Ji-young rằng: “Các ngôi thiền lâm của Phật giáo Hàn Quốc được biết đến với sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên – cảnh quan, con người và ngôi chùa kết hợp lại với nhau tạo thành một mối quan hệ bền vững”. Du khách đến tham quan các ngôi chùa đó sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng từ các công trình kiến ​​trúc truyền thống và nét thẩm mỹ của cảnh quan xung quanh.  

Ký giả Sohn Ji-young cho biết thêm, tại các ngôi chùa đó, các pho tượng Phật, các bức tranh và những hiện vật được bảo quản kỹ lưỡng. Ngoài việc tiếp xúc với các cơ quan liên quan trong quá trình đăng ký danh sách, ủy ban mới được thành lập sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề và tiến hành nghiên cứu để chuẩn bị cho việc kiểm tra thực địa của UNESCO vào năm 2018.

Minh Phú (Theo Buddhist Door)

Nguồn: Báo Giác Ngộ, số 758

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin