Chi tiết tin tức

Quỹ Carnegie và Viện Elijah Interfaith soạn thảo Hiệp ước Hữu nghị các tôn giáo trên thế giới

20:09:00 - 08/10/2018
(PGNĐ) -  Ngày 26/09/2018, tại Cung điện Hòa bình (The Peace Palace) ở The Hague, thành phố nằm bên bờ biển phía tây Hà Lan, Quỹ Carnegie và Viện Elijah Interfaith đã công bố quan hệ đối tác mới giữa hai tổ chức. Sự hợp tác xoay quanh tuyên bố chung về tình hữu nghị giữa các tôn giáo, sáng kiến của dự án Make You thuộc Viện Elijah Interfaith và một loạt các hoạt động toàn cầu hướng tới sự hợp tác này.
 

Quỹ Carnegie và Viện Elijah Interfaith thông báo: Họ đang làm việc vì Hiệp ước hữu nghị lịch sử giữa các tôn giáo lớn nhất thế giới, dự định mời các nhà lãnh đạo tâm linh cấp cao nổi tiếng trên thế giới như đức Đạt Lai Lạt Ma, đức Giáo hoàng và Đại đế Mufti đến thành phố The Hague vào tháng 06/2020 nhằm trao đổi, ký kết bản Tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử tại Cung điện Hòa bình.

 

Mục đích của sự hợp tác nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa các tôn giáo, từ đó thúc đẩy hòa bình và mang lại niềm hy vọng bằng cách nâng cao cơ sở hạ tầng, tích cực đối thoại lâu dài.

 

Quỹ Carnegie và Viện Elijah Interfaith hướng tới phương thức hoạt động là cầu nối tập trung các cộng đồng tôn giáo bằng tinh thần hữu nghị:

 

1. Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế cao cấp nhất tại Cung điện Hòa bình (The Peace Palace).

 

2. Tuyên bố hữu nghị của các nhà lãnh đạo tôn giáo.

 

3. Chiến dịch thúc đẩy sự hỗ trợ toàn cầu cho Tuyên bố hữu nghị.

 

4. Tư vấn toàn cầu của các nhà lãnh đạo tôn giáo liên quan đến Tuyên bố hữu nghị và Hội nghị Thượng đỉnh, thiết lập mạng lưới dài hạn cho các thành phố trọng điểm.

 

Quỹ Carnegie sở hữu và quản lý Cung điện Hòa bình (tiếng Hà Lan: Vredespaleis), trụ sở Tòa án Tư pháp Quốc tế (cơ quan Tư pháp chính của Liên Hợp Quốc), Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), Học viện Luật Quốc tế Hague và Thư viện Peace Palace. Quỹ Carnegie được thành lập vào năm 1904, khi nhà từ thiện người Mỹ Andrew Carnegie (1835-1919) trao tặng 1,5 triệu đô la Mỹ để xây dựng Cung điện Hòa bình. Nền tảng ban đầu nhằm quản lý quỹ và việc xây dựng Cung điện Hòa bình, nhưng ngày nay nền tảng của quỹ đã mở rộng thành tổ chức hội thảo, trao giải thưởng Hòa bình Wateler và khuyến khích đối thoại, nghiên cứu hòa bình.

 

Viện Elijah Interfaith là tổ chức liên tôn giáo phi lợi nhuận, do UNESCO tài trợ, được thành lập bởi Tiến sĩ Rabbi Alon Goshen-Gottstein vào năm 1997. Ông là nhà học giả nghiên cứu về Do Thái, nhà lý thuyết, hoạt động trong lĩnh vực đối thoại liên tôn giáo, học thuật với nhiều sáng kiến thực tiễn, đặc biệt là sự lãnh đạo tôn giáo thế giới.

 

Nhiệm vụ của Viện Elijah Interfaith theo khẩu hiệu “Chia sẻ trí tuệ, bồi dưỡng hòa bình”, thúc đẩy sự thống nhất trong đa dạng, tạo ra một thế giới hài hòa. Thông qua các hoạt động khác nhau, Viện Elijah Interfaith làm sâu sắc thêm sự hiểu biết giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo và các học giả, truyền bá tầm nhìn của mình đến các cộng đồng khác nhau. 

 

Vào năm 2016, Hội đồng lãnh đạo tôn giáo thế giới Elijah Interfaith đã nêu rõ Thông điệp của Viện Elijah Interfaith: “Các tôn giáo lớn trên thế giới cùng tỏa sáng trí tuệ có thể chữa lành thế giới. Tinh thần của nhà tiên tri Ê-li là trí tuệ, cảm hứng, tình hữu nghị và hy vọng qua các truyền thống tôn giáo”.

 

Có trụ sở tại Jerusalem, Viện Elijah Interfaith có văn phòng và đại diện ở các quốc gia khác nhau và tổ chức các hoạt động của mình trong nhiều môi trường quốc tế.

 

Ngoài quỹ Carnegie, Viện Elijah Interfaith, nhiều tổ chức và quốc gia khác đều muốn tham gia vào cộng đồng này. Nếu tất cả diễn ra theo kế hoạch, đây sẽ là Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo hội ngộ trong bối cảnh lịch sử và quan trọng với mục đích ký kết một Hiệp ước Hữu nghị.

 

Theo De Baedts, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh là một cam kết lớn, nhưng nó mới chỉ là dự thảo của Hiệp ước và cần một quá trình phức tạp để hoàn thiện, sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia từ Viện Elijah Interfaith, Đại học VU, Quỹ Carnegie và những tổ chức khác. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ các cộng đồng tôn giáo trên khắp thế giới như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hindu, Do Thái, Hồi giáo và Đạo Sikh đã phản ứng tích cực với sáng kiến và mở rộng sự hỗ trợ của họ.

 

Ý tưởng tổ chức Hiệp ước hữu nghị đến từ lời kêu gọi của ông Mark Woerde, người sáng lập Havas Lemz và LetsHeal.org, người đoạt huy chương vàng hòa bình và kinh doanh toàn cầu, khởi xướng sáng kiến tình hữu nghị: “Hãy kết nối tình hữu nghị tôn giáo trên toàn cầu”. Là một phần của sáng kiến này, ông Mark Woerde đã đưa ra một thông điệp video từ 22 người đại diện đến từ các tôn giáo khác nhau: Garand Mufti của Ai Cập, Giáo sĩ Chính thống Anh Jonathan Sacks, Trưởng Rabbi Hội thánh Liêp hiệp Do Thái Liên bang Do Thái,  Đạt Lai Lạt Ma - nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma - Khôi nguyên giải Nobel Hoà bình và ông Sri Sri Ravi Shankar - nhà lãnh đạo tinh thần Ấn Độ giáo, người sáng lập Tổ chức Nghệ thuật sống, đại sứ giả hòa bình.

 

Với những đóng góp của mình, ông đã nhận được Huân chương Hòa bình của Liên Hợp Quốc từ Tổng Thư ký Ban Ki-moon tại Hàn Quốc vào tháng 3 năm ngoái.

 

Ông Mark Woerde rất biết ơn sáng kiến này thông qua bởi Quỹ Carnegie và Viện Elijah Interfaith và đang hướng tới giai đoạn tiếp theo: “Chúng tôi rất vinh dự được truyền ngọn lửa đam mê ngày hôm nay cho Quỹ Carnegie sở hữu Cung điện Hòa bình và Viện Elijah Interfaith đưa sáng kiến này lên cấp độ tiếp theo. 

 

Ước mơ của tôi là tất cả chúng ta có thể cùng chung sống như một gia đình và hy vọng tên ngôi nhà chung của chúng ta sẽ là Từ bi và mong ước mơ này trở thành sự thật”. (The Peace Palace)

 

Ngoài Hội nghị Thượng đỉnh và Hiệp ước Hữu nghị, sáng kiến này cũng bao gồm một chiến dịch toàn cầu nhằm thúc đẩy hỗ trợ Tuyên bố Hữu nghị và Hội nghị Thượng đỉnh, thiết lập mạng lưới dài hạn tại các thành phố trọng điểm để thực hiện tầm nhìn của tuyên bố.

 

Vân Tuyền (Nguồn: The Elijah Interfaith)

 

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin