Chi tiết tin tức Indonesia: Trại hè Phật giáo thu hút thanh thiếu niên phật tử 15:55:00 - 19/07/2016
(PGNĐ) - Khóa sinh hoạt mùa hè từ ngày 01 đến ngày 04/07/2016 dành cho 500 thanh thiếu niên phật tử tại tại Tu viện Saddha Giri, làng Jrahi, huyện Gunungwungkal, tỉnh Trung Java, Indonesia.
Đây là các hoạt động thường niên, để các em thanh thiếu niên phật tử tỉnh Trung Java có cơ hội giao lưu, vun bồi đạo đức tâm linh, phát triển từ bi, trí tuệ.
Các Đoàn thanh thiếu niên phật tử khác nhau từ thành phố Semarang, thành phố Jepara, huyện Patria, huyện huyện Kabupaten Pati, huyện Kudus, huyện Rembang và huyện Grobogan. Đại đức Bhikkhu Cattamano chia sẻ rằng: “Các thế hệ trẻ thanh thiếu niên là những chồi non Bồ đề đang vươn lên, các thế hệ phụ huynh tiền nhân chúng ta, có trách nhiệm phải vun quén cho chúng trưởng thành, để trở thành những nhân tố tương lai hộ quốc an dân, làm tốt đạo đẹp đời. Hy vọng cho sự phát triển tương lai của Đạo pháp Dân tộc Indonesia. Thông qua các hoạt động này, các thế hệ trẻ không chỉ phát triển giá trị Đạo đức Tâm linh, lòng Từ bi, vun bồi Phúc, đức Trí tuệ, còn nâng cao giá trị tốt đẹp cho tha nhân nữa”. Cư sĩ Lawrence, một trong giảng sư cư sĩ chuyên chia sẻ Pháp thoại với các thế hệ trẻ thanh thiếu niên phật tử. Cư sĩ sĩ Lawrence chia sẻ rằng: “Đối với đạo Phật không phải tin suông, phải trải qua quá trình nghiên cứu, tư duy, hiểu rõ tính chất của Tam bảo (Ba ngôi quý báu Phật, Pháp, Tăng), Lý-Sự Quy Y, thụ trì Giới luật. Đây là mấu chốt quan trọng của Phật giáo. Chúng ta không nên tin một cách mù quáng, Mê tín, Tà kiến, Phật giáo dạy người Chánh tín Chánh kiến. Phật tử trước hết phải học giáo lý để hiểu Phật dạy tu như thế nào, hiểu rồi phải thực hành mới được lợi lạc. Học mà không hành, chỉ hiểu suông nói suông thì không được lợi lạc, giống như người ăn bánh vẽ, ăn mà không no. Học hiểu mà không thực hành thì sự hiểu biết không thể cứu chúng ta hết khổ. Học như đôi mắt sáng, hành như hai chân đi. Có mắt sáng mà hai chân què thì đi không được, có hai chân khỏe mà mắt mù thì không thấy đường đi. Nếu có đôi mắt sáng, có hai chân khỏe thì chỗ nào chúng ta cũng đến được. Cũng thế, học Phật thì phải hành theo Phật. Có hành theo Phật và hành đúng thì mới thành Phật. Phật là thầy dẫn đường, Ngài dẫn mà chúng ta không chịu đi thì không bao giờ đến đích. Có đi và có đi đúng đường thì chắc chắn sẽ đến đích. Ðó là lẽ thật hết sức rõ ràng. Thái tử Sĩ Đạt Ta ngồi dưới cội Bồ đề tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”. Suốt 49 ngày đêm tĩnh tọa dưới cội Bồ đề, lúc ánh sao Mai tỏa sáng, Thái tử Sĩ Đạt Ta thể nhập Bản thể tuyệt đối, chứng đắc quả vị vô thượng chính giác hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, khi thành tựu được sự Giác ngộ, thì Ngài nói rằng : “Lạ thay! Tất cả chúng sinh đều có bản chất Giác ngộ bình đẳng như nhau. Không có giai cấp cùng dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn. Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ngược dòng lịch sử nhân loại thế giới hơn 25 thế kỷ, Ngài kêu gọi: “Xóa bỏ giai cấp, đem lại sự Tự do Bình đẳng cho loài người”. Câu nói Tự do Bình đẳng này trước tiên là từ kim ngôn khẩu ngọc Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ Tự do Bình đẳng nhưng ngày nay đã bị người ta quên mất, lại cho Ngài là một vị thần hoặc chúa tể, là một quái vật mê tín chẳng thể hiểu. Thật là ngu dại và quên cội nguồn biết bao! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng; vì những câu: “Tất cả chúng sinh đều có bản chất Giác ngộ bình đẳng như nhau. Không có giai cấp cùng dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn” và “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Đã có những sự bình đẳng về thể tính, nhưng chúng sinh chậm tiến, không bằng đức Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chứ không phải họ không tiến hóa ngang bằng với chư Phật. Nếu trong cõi nhân gian này còn có chúng sinh tiền tiến áp bức chúng sinh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những Giáo Lý chơn chánh. Ngày nay, trình độ tiến hóa của nhân loại đã tiến bộ khả quan, với tiến bộ về khoa học thì chúng ta có thể thực hành Giáo lý ấy để hoàn thiện một xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh”.
Khóa sinh hoạt mùa Hè của Thanh thiếu niên Phật tử tỉnh Trung Java, Indonesia với những hoạt động khác nhau, ngoài việc học, tu Phật pháp, các cuộc thi văn hóa nghệ thuật, thể thao, trồng cây xanh, phát động bảo vệ môi trường, hiến máu nhân đạo... Vân Tuyền (Nguồn: Buddhazine)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |