Chi tiết tin tức Mỹ: Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với cựu Tổng thống George W Bush và Đại học Southern Methodist 10:14:00 - 04/07/2015
(PGNĐ) - Dallas, Texas, Hoa Kỳ, 01/07/2015 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến Thành phố Dallas vào tối hôm 30/07 của một chuyên bay dài từ Vương quốc Anh.
Hôm nay mặc dù dự báo thời tiết cảnh báo mưa, nhưng ánh dương quang tỏa sáng trên bầu trời xanh thẳm, giữa áng mây trắng bãng lãng cuốn hút theo chiều gió, và không khí ấm áp cùng anh tài xế lái xe đến George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ. Đức Đạt Lai Lạt Ma với cựu Tổng thống George W. Bush cùng chia sẻ vơid Sinh viên Myanmar, những bạn trẻ cùng lãnh đạo tham gia vào diễn đàn Liberty. Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng thế hệ trẻ là những lãnh đạo tương lai. Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tâm linh của Phật Giáo Tây Tạng và là một nhà hoạt động không mệt mõi cho tự do và dân chủ của nhân loại cùng cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush chia sẻ với họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Thật là một vinh hạnh lớn để đáp ứng lời mời để được gặp gỡ cựu Tổng thống George W. Bush, Phu nhân và viếng thăm Thư viện, Bảo tàng, George W. Bush Presidential Center, và các chương trình đang được thực hiện nơi đây để phát huy Dân chủ và Tự do. Tôi không nhất thiết phải ngưỡng mộ sức mạnh quân sự Mỹ. Tôi chỉ ngưỡng mộ việc gìn giữ các nguyên tắc Dân chủ và Tự do. Mỹ dẫn đầu thế giới về Tự do và Dân chủ. Mặc dù cựu Tổng thống Buh đã nghỉ hưu, tôi rất vui khi thấy cựu tổng Thống Bush vẫn tiếp tục dành riêng cho sự Tự do và Dân chủ. Hiện nay, chúng ta những người Tây Tạng và Myanmar đều có nguồn gốc, ngôn ngữ học nói chung và như Tây Tạng, Myanmar là một quốc gia Phật giáo. Trong Phật giáo chúng ta đều có truyền thống ngôn ngữ Pali và Sanskrit (Phạn ngữ). Các truyền thống Pali là truyền thống cơ bản, trong khi truyền thống Sanskrit (Phạn ngữ) với sự kết tập công phu hơn nữa, ví dụ lý thuyết vô ngã. Chúng ta có những giới luật và Tu viện chung, và tôi đã nhận thấy rằng các tổ chức Tăng đoàn trong các Tu viện chủ yếu trong nguyên tắc Dân chủ. Đối với việc thực hiện nhân quyền của mình, họ cần được giáo dục. Kể từ khi Chính phủ Myanmar vẫn còn độc tài toàn trị, các bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để nghiên cứu, học hỏi, và không nên quá phân tâm bởi những hấp dẫn thu hút hưởng thụ vật chất. Hãy chú ý đến các nguyên tắc Tự do và Dân chủ. Nghiên cứu thế nào để kết hợp ý tưởng hiện đại hài hòa với những giá trị truyền thống. Cuộc đấu tranh của chúng ta là giữa sức mạnh của sự thật và sức mạnh của vũ lực súng đạn. Khẩu súng có vẻ cương quyết hơn trong nhất thời, nhưng về lâu dài thì sức mạnh của sự thật mãnh liệt hơn. Quan trọng là phải tự tin về điều này. Những người có quyền lực hiện nay đang phụ thuộc vào việc sử dụng vũ lực, nhưng họ không thể giữ được mãi mãi. Về lâu dài, Sự thật sẽ chiến thắng. Một người Tây Tạng nói rằng: “Nếu bạn thất bại chín lần, trãi qua thất bại chín lần thì bạn nên thử một lần nữa”. Ngài tiếp tục trả lời các câu hỏi. – Làm thế nào để đoàn kết các dân tộc đa dạng theo các biểu ngữ phổ biến của Tự do? Ngài trả lời: “Chúng ta cần phải có một cảm giác trong sự hợp nhất của toàn thể nhân loại. Ở một quốc gia như Myanmar sẽ có khác biệt về Tôn giáo và Dân tộc, nhưng quan trọng hơn vẫn là vì sự lợi ích chung của đất nước Myanmar. - Làm thế nào để dung hòa, thỏa hiệp với sự Tự do như vậy? Ngài trả lời: “Liên minh châu Âu là một ví dụ về các loại tư duy thực tế. Theo lịch sử Tây Tạng nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng, ngôn ngữ và địa lý riêng biệt. Vào thế kỷ thứ 8-9, trước khi bị chiếm bởi đế chế Mông cổ. Giai đoạn từ khi đế chế Mông Cổ sụp đổ cho đến khi bị chinh phục bởi đế chế Mãn Châu (triều đại Nhà Thanh). Tiếp đến khi đế chế Mãn Châu sụp đổ năm 1912, và đến khi bị sát nhập vào Trung Quốc năm 1952. Trong lúc các giai đoạn bị đô hộ bởi các đế chế Mông Cổ và Mãn Châu, Tây Tạng vẫn là vùng tự quản rộng lớn. Như trên đã nói, Chính phủ Tây Tạng lưu vong chúng tôi xem sự cai trị của bành trướng Bắc Kinh là một sự đô hộ và bất hợp pháp, bởi động cơ thúc đẩy là các Tài nguyên tự nhiên và giá trị chiến lược của Tây Tạng, và phạm vi thô bạo cả địa vị lịch sử của Tây Tạng như là một quốc gia độc lập, và vi phạm quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng. Chúng tôi luôn gây ý thức cho nhân dân Tây Tạng biết sự chuyên quyền và chính sách chia để trị được đặt ra bởi nhà Cầm quyền Bắc kinh, cũng như chính sách đồng hóa của họ. Đây là một chủ trương điển hình của chủ nghĩa đế quốc, bành trướng Bắc Kinh bá quyền thống trị và tiêu hủy các giá trị Đạo đức, Văn hóa và sự đồng nhất của Tây Tạng, nhằm mục đích gắn chặt đất nước này như là một phần không thể chia cắt của họ”. Cựu Tổng thống George W. Bush bày tỏ sự đau lòng và chia sẻ rằng: “Thật đáng buồn thay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nhiều quan ngại rằng đất nước họ sẽ chia tay, nhưng tôi nói với họ đây là chàng trai tốt nhất cho bạn để giải quyết, nhưng họ không nghe”. Đức Đạt Lai Lạt Ma phản ứng tích cực khi cựu Tổng thống Bush mở rộng thêm một lời mời đến thăm Myanmar, châm biếm bởi chủ đầu tiên của mình sẽ phải xin phép Trung Quốc. Ngài cũng đề cập đến các cơ sở Nghiên cứu Pali đã được thiết lập trong các Tu viện Tây Tạng và các Trung tâm học tập và các sinh viên Myanmar sẽ đón nhận để cùng tham gia. Giám mục Michael McKee dâng lời cầu nguyện trước bữa ăn. Sau đó Bà Laura Lane Welch Bush, Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ (2001-2009) nhắc đến Kỷ niệm ngày Sinh nhật lần thứ 80 của đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 06/07 tới, một ngày Sinh nhật mà cựu Tổng thống Bush và Phu nhân đượcc chia sẻ với đức Đạt Lai Lạt Ma trong niềm hạnh phúc vô biên. Một chiếc bánh Sinh nhật được mang ra, và cùng thắp nến, mọi người cùng hát “Happy Birthday” và hai người cùng nhau thổi nến. Trong sự ngẫu hứng của mình, cựu Tổng thống Bush nói rằng: “Cám ơn chiếc bánh và cảm ơn tất cả quý vị. Quý vị biết không, đôi khi trong Chính trị quý vị gặp một ai đó nói với quý vị điều gì đó, thực sự có ý nghĩa. Đức Đạt Lai Lạt Ma trông mắt quý vị và có nghĩa là những gì Ngài nói. Trung Quốc gây khó khăn cho Ngài, nhưng Ngài vẫn mỉm cười vui vẻ, bởi vì trái tim Ngài thật ngọt ngào và tràn đầy tình yêu. Tôi là Tổng thống Mỹ duy nhất mạnh dạng tiếp đãi Ngài nơi công cộng. Ngài đang đối phó với lực lượng tìm cách phá hoại ý nghĩa cơ bản của mình, và rằng tất cả mọi người phải được Tự do. Đó là một vinh dự để có sự hiện diện của Ngài ở đây”. Đức Đạt Li Lạt Ma đáp từ rằng: “Cựu Tổng thống Mr & Mrs Bush và các bạn thân mến kính trọng của tôi! Đây là một cuộc hội ngộ vui vẻ đối với tôi, những người đã được sinh ra tại một vùng xa xôi của miền đông bắc Tây Tạng, cùng với những người bạn sống ở phía đối diện của thế giới. Tôi lớn lên trong một quốc gia Phật giáo và quý bạn lớn lên trong Kitô hữu, là loài người chúng ta đều giống nhau. Điều này rất quan trọng, bởi vì hầu hết các cuộc xung đột, chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay là kết quả bởi quá chú ý vào sự khác biệt, như Tôn giáo hay chủng tộc, trong khi về cơ bản chúng ta đều là con người với nhau. Chúng ta sinh ra và chết đi cùng một cách. Chúng ta đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, và nếu chúng ta ý thức hơn về những gì chúng ta chia sẻ là con người với nhau, sẽ không có xảy ra sự xung đột, bắt nạt, giết chết hoặc khai thác giữa chúng ta. Bất cứ nơi nào tôi gặp gỡ mọi người và nói chuyện với họ, làm như vậy tức là một con người đồng nghiệp. Lần đầu tiên khi tôi gặp người đàn ông này tại Tòa Bạch ốc, Ông cư xử với tôi như một con người khác, không phải là Tổng thống của quốc gia hùng cường nhất thế giới. Tôi thường nói trước công chúng rằng: “Tôi yêu George Bush, mặc dù một số Chính sách của Ông có liên quan đến tôi. Tình bạn hữu của chúng ta thật chân thành, sẽ bền chặt như chúng ta đang sống, do đó khi tôi nhận được lời mời này, tôi cảm thấy hoan hỷ và đến đây”. Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ rằng: “Cựu Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ đã cam kết với ý tưởng về Dân chủ. Nhưng tại sao Ông nghỉ hưu từ trách nhiệm Chính trị trong năm 2011. Cũng vậy, tôi đặt dấu chấm hết cho truyền thống của tổ chức Đạt Lai Lạt Ma chịu trách nhiệm về các vấn đề Chính trị cũng như lãnh đạo tinh thần. Một số các tổ chức Tôn giáo của Tây Tạng thuộc hệ thống phong kiến và đó là thời gian để cải tổ”. Về Cựu Tổng thống Mr & Mrs Bush, đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi ngưỡng mộ cuộc đời Ông về Tự do và Dân chủ. Đối với nước Mỹ không chỉ có trách nhiệm cho 350 triệu người Mỹ, mà là nhà lãnh đạo cho cả thế giới Tự do rộng lớn hơn. Ước mơ của tôi rằng thế kỷ 21 sẽ dẫn đến một thế giới tốt hơn, một thế giới Từ bi hơn, Hòa bình hơn dựa trên một cảm giác trong sự hợp nhất của nhân loại”. Trước khi rời khỏi George W. Bush Presidential Center, đức Đạt Lai Lạt Ma được phút giây ngắn để chia sẻ riêng với Dân biểu John Radcliffe, Dân biểu Peter Session, và các thành viên trong gia đình của họ. Tiếp theo tại Hội trường Coliseum Moody của Đại học Southern Methodist (Southern Methodist University), Dallas, TX, Hoa Kỳ. Bà Margaret Spellings, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, (Bà là bạn thân của tổng thống, người đã cố vấn cho Ông khi Ông vẫn là Thống đốc bang Texas), bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đức Đạt Lai Lạt Ma. Học sinh Tây Tạng tại Trường Booker T. Washington trình bày với một chuỗi các lá cờ cầu nguyện do họ thiết kế và in ấn. Nữ Ký giả Cokie Roberts, Phóng viên Chính trị, của hệ thống truyền hình ABC News, người điều hợp các sự kiện, được tổ chức bởi Trung tâm Tổng thống George W. Bush và Viện Đại học Southern Methodist University cùng kết hợp với Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth và mời đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại. Ngài bắt đầu nói làm thế nào để được hạnh phúc và cảm ơn các nhà tổ chức cho những nỗ lực của cựu Tổng thống Bush và lời mời của Ông và Phu nhân. Ngài nói rằng mọi người đều bình đẳng như nhau về quyền của họ để sống một cuộc sống hạnh phúc. "Bộ não độc đáo của chúng ta có khả năng chứa nhiều điều tốt đẹp: lòng Từ bi, Khoan dung, Tha thứ, và Tình yêu," Ngài nói. "Đồng thời, (tâm trí của chúng ta) là một nguồn của sự giận dữ, sợ hãi và hận thù. Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta là (phả) đối mặt với những vấn đề do chính chúng ta tạo ra." Ngài cũng nói về tầm quan trọng của việc giảng dạy về các giá trị khác như lòng Từ bi, Tình yêu và sự Tha thứ dù có sự khác biệt. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết của giáo dục hiện đại kết hợp các nguyên rắc Đạo đức dựa trên giá trị đơn giản là ấm lòng Từ bi. Trong cuộc sống chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, mong muốn của chúng ta để được hạnh phúc, đòi hỏi chúng ta mối quan tâm đến dành cho nhau bởi sự tu luyện. Nếu chúng ta làm điều đó sẽ có sự tin tưởng giữa chúng ta và nơi có niềm tin, trong tình bạn, một cái gì đó rất cần thiết đối với động vật xã hội chúng ta. Nói về việc thay đổi thế giới, Ngài chia sẻ rằng: “Hãy làm cho nó một nơi bình yên hơn, chỉ có bắt đầu khởi niệm Từ bi trên một mức độ cá nhân. Đó không phải là một cái gì đó để chúng ta có thể làm phiền đến Chính phủ hoặc của Liên Hợp Quốc”. Ngài kết thúc với một lời kêu gọi rằng: “Nếu những gì tôi đã nói và khi muốn thực hành, mọi người nên suy nghĩ kỹ, thảo luận về nó và đưa nó vào hiệu lực. Mặc khác, nếu những gì tôi nói không có ý nghĩa, đề nghị mọi người chỉ cần để nó trong Hội trường”. Khi trả lời câu hỏi từ khán giả đặt ra cho Ngài bởi Nhà báo Cokie Roberts của ABC, Ngài nhắc lại lời cam kết của mình để khuyến khích sự hòa hợp giữa các Tôn giáo. Ngài cũng gợi ý thêm rằng nếu phụ nữ, người đã có mối quan hệ tự nhiên để thể hiện lòng Từ bi, thì vị trí lãnh đạo sẽ nhiều hơn, một người nữ chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các vị trí lãnh đạo, có lẽ thế giới này sẽ hòa bình hơn. Ngài kêu gọi phụ nữ hãy mưu tìm nhiều vai trò lãnh đạo hơn, và khả năng Từ bi nhiều hơn. Cuối cùng các thành viên của khán giả được mời chúc mừng Kỷ niệm Sinh nhật Khánh tuế chúc thọ bát tuần đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi họ hát "Happy birthday to you," bong bóng màu trắng từ trần nhà tung bay phất phới, cùng với những gương mặt tươi cười tràn đầy hạnh phúc. Ngài vẫy tay chào và cảm ơn tất cả. Cựu Tổng thống Bush ôm hôn và kính tiển Ngài về Texas. Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng khăn trắng truyền thống và chúc Phúc cát tường cho TT. George W. Bush và phu nhân tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Cựu Tổng thống Bush và Phu nhân trân trọng tiếp đãi đức Đạt Lai Lạt Ma tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ. 01/07/2015.Hinh 4: Tổng thống Bush và cựu Tổng thống Bush thưởng lãm tại Bảo tàng Bush Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
: Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
: Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vỗ tay cười thật hoan hỷ khi chiếc bánh được trình bày bởi cựu Tổng thống Bush và Phu nhân vinh danh mừng Sinh nhật lần thứ 80 của Ngài trước buổi ăn trưa tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phòng hội nghị Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngắm nhìn bức tranh chân dung do chính Tổng thống Bush vẽ tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp ảnh lưu niệm với các thành viên của cộng đồng Tây Tạng, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Các thành viên của Câu lạc bộ Tây Tạng Trường Booker T. Washington trình bày chuỗi cờ Cầu nguyện với đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi buổi chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm Moody, Đại học Southern Methodist, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tại Trung tâm Moody, Đại học Southern Methodist, Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
toàn cảnh buổi chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm Moody, Đại học Southern Methodist, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi của khán giả trong suốt buổi chia sẻ Pháp thoại tại Trung tâm Moody, Đại học Southern Methodist, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Tổng thống G. W. Bush cười rất thoải mái khi nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp hình chung với TT. G. W. Bush và phu nhân tại trước George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Cư sĩ Thupten Jimpa, thông dịch cho đức Đạt Lai Lạt Ma tại George W. Bush Presidential Center, Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong ) (Ảnh: Bush Center- Sonam Zoksang)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |