Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Chủ Tịch Nước Tập Cận Bình Kêu Gọi Giữ Gìn Tôn Giáo Truyền Thống

20:41:00 - 03/10/2013
(PGNĐ) -  Ông Tập Cận bình nhấn mạnh đến chiến dịch chống tham nhũng khi ông trở thành lãnh đạo đảng cũng như quân sự vào hôm tháng 11. 

Bắc Kinh, Trung Hoa - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bịnh tin rằng Trung Hoa đang đánh mất đạo đức của chính mình và mong muốn đảng cộng sản lãnh đạo nên khoan dung hơn với các truyền thống tôn giáo nhằm lấp đầy khoảng trống gây ra do sự phát triển đất nước vội vàng để làm giàu nhanh chóng.

Ông Tập Cận Bình lớn lên trong thời Mao Trạch Đông cầm quyền cảm thấy có nhiều rắc rối vì ông thấy rằng nền đạo đức của đất nước bị suy đồi vì nổi ám ảnh, đam mê tiền bạc.

Ông hy vọng "văn hóa và các niềm tin truyền thống" như Nho giáo, Phật giáo và Lão Giáo sẽ giúp lấp đầy khoảng trống đã tạo cơ hội cho tham nhũng leo thang.

Những người hoài nghi nhìn nhận đây như là một động thái nhằm duy trì sự bất ổn của xã hội do một đảng lãnh đạo.

 

Trong những năm đầu của chế độ cộng sản, tỷ lệ tội phạm rất thấp và tham nhũng là rất hiếm. Ngược lại, từ giữa những năm 2008 và 2012, có khoảng 143,000 quan chức chính phủ, trung bình là 78 người một ngày bị kết tội tham nhũng hoặc thiếu trách nhiệm công việc theo báo cáo của tòa án tối cao gởi cho quốc hội vào hồi tháng ba.

Ông Tập Cận bình nhấn mạnh đến chiến dịch chống tham nhũng khi ông trở thành lãnh đạo đảng cũng như quân sự vào hôm tháng 11. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chỉ có sự cải cách chính trị sâu rộng mới có thể tạo ra sự thay đổi.

Trong khi đó, hiếm có ngày nào trôi qua mà trên mạng internet không có các câu chuyện mất nhân tính đầy thương tâm mà mọi người cho là sự vô cảm hay cạn khô đạo đức ở Trung Hoa - liệu đó là về một ca ghép nội tạng, việc bán hàng hóa pha trộn hay sự việc khi một người phụ nữ móc mắt cháu trai sáu tuổi tháng này không hiểu vì sao

"Ông Tập Cận Bình hiểu rằng việc chống lại tham nhũng chỉ có thể chữa các triệu chứng của căn bệnh mà thôi" Một nguồn tin cho Reuters biết và yêu cầu dấu tông tích để tránh những cuộc đàn áp về chính trị.

Các cơ quan chính phủ muốn có chính sách vừa phải đối với Nho Giáo, Phật Giáo và Lão Giáo nhằm mong muốn nhứng niềm tin này có thể giúp xoa dịu những bất mãn của những người không có nhà cửa, giáo dục hay chữa bệnh.

"Sự ảnh hưởng của tôn giáo sẽ mở rộng mặc dù rất tinh tế" Nguồn tin thứ hai cho biết và cũng yêu cầu được dấu danh tính.

Các nhà hoài nghi mô tả những chiến thuật này như là một mưu đồ nhằm chuyển hướng đổ lỗi không phải do đảng gây ra vì nhiều vấn đề làm cho những người dân Trung Hoa giận dữ từ tham nhũng cho đến chiếm đất.

"Phật giáo chấp nhận số mệnh và đổ lỗi tiền kiếp đã gieo những hạt mầm bất thiện." Hu Jia, một nhà hoạt động vì bệnh AIDS và cũng là một phật tử liên tục bị quản thúc tại gia từ khi bị thả ra vào năm 2011 sau 42 tháng tù vì tội lật đổ chính quyền.

Tự do tôn giáo chân thật?

Tự do tôn giáo được được quy định trong hiến pháp của nhà nước Trung Quốc nhưng những ai thử thách họ sẽ bị trừng trị. Chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục hoang tưởng và tiếp tục cảnh giác chống lại các tà đạo hay mê tín dị đoan.

Trung Hoa đã cấm pháp Luân Công và bỏ tù hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người từ năm 1999. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân cũng đã bắt buộc cậu bé sáu tuổi hoàn tục và quản chế khi được xem như là Đức Dalai Latma thứ hai của Phật giáo Tây Tạng vào năm 1995.

"Thư giản và đàn áp đi cùng với nhau" Nicholas Bequelin của tổ chức Nhân Quyền có trụ sở ở New York cho biết.

"Ở Trung Hoa, tôn giáo phải phục vụ cho đất nước. Có sự tự do tôn giáo nhiều hơn ở Trung Hoa nhưng ở mức độ nào thì đảng sẽ cho phép sự tự do tôn giáo đích thực?"

Washington cũng cần thuyết phục

Trong bản báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2012, bộ ngoại giao Mỹ cho biết các quan chức Trung Hoa và các cơ quan an ninh đã xem xét kỹ lưỡng và hạn chết các hoạt động của các tổ chức tôn giáo đăng ký và không đăng ký.

Chính quyền sách nhiễu, bắt giữ, kết án và bỏ tù rất nhiều các nhà hoạt động vì tôn giáo.

Sự bảo thủ trong đảng vẫn mỉm cười trên cái họ gọi là "sự xâm nhập tôn giáo." Zhu Weigun, phó chủ tịch của một cơ quan cao cấp quốc hội đã cảnh báo trong một lần phỏng vấn với tuần báo Trung Hoa vào tháng sáu rằng nhiều đảng viên được khuyên không nên tu tập bất cứ tôn giáo nào. Những người khác nghĩ rằng sự thay đổi là ở trong không khí.

"Đây là sự thật" Lin Chong-Pin, một nhà cựu lập pháp ở Taipei cho biết "Để cứu đảng và tình trạng khủng hoảng hiện tại của quốc gia, ông Tập Cận Bình phải lấp đầy khoảng trống tâm linh."

Một "Văn minh tinh thần"

Trong một dấu hiệu của sự thay đổi mà ông Cận Bình muốn, Zhang lebin, phó cục trưởng cục tôn giáo đã viết trong bài bình luận của tờ báo Nhân Dân cho biết "đối sử với tôn giáo tốt nên trở thành một sự đồng thuận và quyền để tu tập theo tôn giáo nên được bảo vệ."

Một tháng sau đó, ông Cận Bình đã kêu gọi xây dựng "văn minh vật chất và tâm linh"

Vào tháng hai, ông Cận Bình đã gặp nhà sư lãnh đạo tối cao của Đài Loan là Hòa Thượng Tinh Vân ở Bắc Kinh cùng với phái đoàn của quốc đảo tự trị này.

Cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo và đất nước Trung Hoa là rất hiếm.

Hòa Thượng Tinh Vân bị cấm ở Trung Hoa từ đầu năm 1990s vì đã cho một quan chức cấp cao trú ẩn tại tu viện của Ngài ở Hòa Kỳ sau vụ đàn áp ở Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989. Thầy hiện nay là tác giả của những quyển sách bán chạy nhất ở Trung Hoa.

"Chủ tịch Cận Bình và gia đình ông có thiện cảm với Phật Giáo" Xiao Wunan, phó chủ tịch của hội điều hành hợp tác Châu Á Thái Bình Dương, một tổ chức phi chnsh phủ ở Bắc Kinh cho biết.

Và một dấu hiện khác, ông Du Chí Thanh, xếp hàng thứ tư trong hành ngũ lãnh đạo Đảng đã đến thăm năm ngôi chùa ở Tây Tạng vào tháng bảy và tháng tám và một ngôi thánh đường hồi giáo ở tỉnh Tân Cương vào tháng năm, rất hiếm nhà lãnh đạo cao cấp nào làm điều này.

Mao Trạch Đông đã thanh trừng Khổng Giáo

Ước tính Trung Hoa có khoảng 21 triệu người Hồi giáo, 5.5 triệu người Thiên Chúa Giáo và khoảng 100-300 triệu người tu tập theo Phật giáo và Lão Giáo.

Các hoàng đế Trung Quốc tôn sùng Nho Giáo trong nhiều thế kỷ, khuyến khích những giáo lý về hiếu đạo, kính thầy và chính quyền. Mao Trạch Đông sau đó đã thanh trừng Nho giáo vào đầu những năm 1970. Nho Giáo sau đó đã trở lại mặc dù không mấy suông sẻ

Một tượng Khổng Tử cao 9.5 mét, nặng 17 tấn đã được phục dựng vào năm 2011 bên ngoài một bảo tàng ở Bắc Kinh tiếp giáp với quảng trường Thiên An Môn, không xa khu vực có chân dung của Mao Trạch Đông. Tượng ấy đã bị biến mất vài tuần sau đó mà không một lời lý giải chính đáng. Những kẻ bảo thủ vui mừng vì sự bỏ nó làm dấy lên sự tranh cãi trên mạng về bị trí của bức tượng.

Phật Giáo đã bị quét sạch vào giữa những năm 1966-1976 trong cuộc cách mạng văn hóa khi chùa chiền bị đóng cửa và các pho tượng Phật bị đập nát.

Phật giáo đã bắt đầu len lỏi trở lại dù Trung Hoa vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ Tây Tạng nơi các nam nữ tu sĩ bị bỏ tù vì sự trung thành của họ đối với Đức Dalai Latma, người đã lưu vong đến Ấn Độ vào năm 1959 sau khi thất bại trong cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Trung Hoa.

Khoảng 120 người Tây Tạng đã tự thiêu chống lại sự đàn áp của Trung Hoa từ năm 2009. Hầu hết đều bị chết

Lão Giáo, một học thuyết biến thành tôn giáo thuyết giảng sự chung sống hài hòa với thiên nhiên và đơn giản.

Tuy nhiên, bất chấp sự nhấn mạnh trong việc cởi mở hơn với các tôn giáo truyền thống, một điều vẫn tiếp tục tồn tại trong đất nước có nền kinh tế lớn hàng thứ hai thế giới này

"Phát triển kinh tế vẫn tiếp tục là ưu tiên số 1. Phát triển đạo đức vẫn là hàng thứ hai" Nguồn tin thứ ba cho biết

Ngọc Hằng dịch

Theo Reuters

 
 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin