Chi tiết tin tức

Trung Quốc Phật môn tinh phẩm: Tạo tượng Bồ tát Văn Thù được đánh giá cao

06:34:00 - 27/12/2014
(PGNĐ) -  Vị Bồ tát trí tuệ tuyệt vời, Văn Thù Sư Lợi (文殊師利-sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm Hán Việt, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (妙德), Diệu Cát Tường (妙吉祥), cũng có danh hiệu là Diệu Âm (妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí huệ vô ngại biện tài, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo.

Vào thế kỷ thứ tư, lần đầu tiên người ta nhắc đến Bồ tát Đại Trí Văn Thù trong tác phẩm Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh (大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經-sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa).

Nghệ nhân mỹ thuật vẽ tranh, tạc tượng Bồ tát Đại Trí Văn Thù với thanh kiếm ngang đầu và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經- Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra- Heart of Perfect Wisdom Sutra). Đây là biểu tượng Trí Tuệ tuyệt vời chiếu phá vô minh. Có nơi người ta tạc tượng Ngài ngồi trên lưng Sư Tử.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam và các Quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa, Bồ tát Đại Trí Văn Thù được Phật Thích Ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn Thanh Lương sơn), tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là Đạo tràng hoằng pháp của Ngài.

Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát".

Tượng Bồ tát Đại Trí Văn Thù chùa Phụng Tiên,Long Môn Thạch Quật, Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Triều Đường 675),” Hoa Nghiêm tam Thánh” bên tả Phật Lô Xá Na. Đứng trên tòa sen, đầu đội vương miện, khuôn mặt mỉm cười tươi. Vai ba ngấn đường cong, vòng cổ đeo chuổi ngọc châu Anh lạc. . . .(Nhà xuất bản thế giới ngữ, Trung Quốc 1987)

 

Bồ tát Đại Trí Văn Thù, tượng khắc đá, Trùng Khánh Đại túc thạch, Bắc sơn số 136, triều Nam Tống. (Đại túc đồ phiến xã xuất bản 1986)

 

Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Cam túc An Tây Du Lâm Thạch Quật đệ tam (Tây hạ). Bức họa nghệ thuật được vẽ trên tường này là một phần quan trọng của nghệ thuật trong những hang động Đôn Hoàng, bức tranh hoành tráng, đường nét mềm mại tỉ mĩ. (Nhà xuất bản Thanh niên hải nhân dân 2000)

 

Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Phi Lai Phong thạch khắc văn, Hàng Châu (Nguyên), đầu đội mũ Ngũ Phật Quán, ngồi duỗi chân, tay trái cầm hoa sen, bức tượng theo phong cách này rất phổ biến ở các Tu viện Phật giáo Tây Tạng. (Nhà xuất bản Nhân dân, Chiết Giang 1970)

 

Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Sơn Tây, Ngũ Đài Sơn. (Cục xuất bản Sơn Tây 1987)

 

Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Hiển Thông Tự, Sơn Tây, Ngũ Đài Sơn. (Cục xuất bản Sơn Tây 1987)

 

Bồ tát Đại Trí Văn Thù, trưng bày tại Bác Vật quán, tượng đồng mạ vàng. (Nhà Xuất bản Trí Thức 2001)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin