Chi tiết tin tức

"Không thể phủ nhận những giá trị chân chính của Phật giáo đối với xã hội"

00:00:00 - 17/01/2021
(PGNĐ) -  Phỏng vấn Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban TTTT Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước thềm Hội nghị Tổng kết công tác truyền thông năm 2020 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

PV: Hòa thượng nhận xét về tình hình truyền thông Phật giáo năm 2020 như thế nào?

- Phật giáo là một tôn giáo có tín đồ đông nhất tại Việt Nam và đặc biệt có chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc, với tinh thần Hộ Quốc, An Dân. Góp phần tích cực hình thành nên rất nhiều những giá trị đạo đức tốt đẹp trong văn hóa dân tộc, vì thế, những giá trị đạo đức cốt lõi và chân chính của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội là không thể phủ nhận.

Trong năm qua, công tác truyền thông Phật giáo không chỉ phản ánh nhanh chóng và kịp thời những hoạt động của các cấp giáo hội mà còn giúp lan tỏa Chánh pháp, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đến với nhân sinh, cộng đồng Phật tử, Tăng Ni và những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài nước. Song, trong xã hội có những bộ phận lợi dụng uy tín của Phật giáo để làm những điều phi Phật giáo, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh chân chính của Đạo Phật, những vấn đề xã hội này luôn tồn tại bởi lòng tham và tâm không trong sáng nơi con người, để trục lợi cá nhân.

Điều này toàn xã hội cần có trách nhiệm cùng chung tay loại bỏ những điều tiêu cực, để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ xiển dương những điều thiện điều lành, góp phần làm cho xã hội được tịnh hóa, phát triển tốt đẹp.

Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban TTTT Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban TTTT Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong năm 2020 có xảy ra một số vụ việc khủng hoảng liên quan đến Phật giáo, một bộ phận kẻ xấu lạm dụng các nền tảng truyền thông để truyền và đăng tải thông tin thiếu tính chân thật, khách quan nhằm làm tổn hại uy tín và niềm tin của người dân đối với đạo Phật. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo... mỗi cá nhân đều có cơ hội đăng tải tin tức một cách thuận lợi và nhanh chóng, mang đến nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống Tăng Ni, Phật tử và cũng có nhiều người thực hiện việc ấy với ý đồ riêng

Một số kẻ xấu lợi dụng truyền thông mạng dễ dàng đăng tải nhiều thông tin thiếu tính chân thật và khách quan, mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của Tăng đoàn, Giáo hội và Đạo Phật để người dân, Phật tử và những người mến mộ đạo Phật mất niềm tin và không còn thiện cảm; dẫn đến việc từ bỏ, xa rời đạo Phật. Họ cố ý biến từ chuyện không thành có, chuyện nhỏ xé ra to, tạo ra nhiều vụ việc đáng tiếc, tạo ra những khủng hoảng truyền thông không đáng có liên quan đến Phật giáo.

Nhiều tổ chức, cá nhân còn lợi dụng danh nghĩa Phật giáo và tu sĩ thực hiện ý đồ xuyên tạc và trục lợi bằng việc lập lên những website, trang mạng xã hội nhằm mục đích xuyên tạc, rao giảng giáo lý trái với tư tưởng, kinh điển Phật giáo. Không chỉ thế, có nhiều cá nhân còn lợi dụng danh nghĩa, lợi dụng lòng từ bi của Phật giáo thực hiện việc kêu gọi quyên góp ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn song thực chất là tư lợi cá nhân, gây mất niềm tin của tín đồ Phật tử, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh Phật giáo....

Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong định hướng dư luận xã hội và góp phần hình thành những trào lưu xã hội, công tác truyền thông Phật giáo đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, giúp phân biệt những giá trị quan trọng cốt lõi có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển xã hội và những hiện tượng do con người lợi dụng niềm tin của quần chúng đối với Đạo Phật. Đồng thời chúng ta cũng phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển tích cực và bền vững; việc phê phán cần phải cụ thể, đúng người, đúng việc và quan trọng là đúng cách, mang tính xây dựng và có cân nhắc.

Thời đại công dân mạng, truyền thông số, ai ai cũng có thể làm truyền thông nhưng để truyền thông có hiệu quả, cần sự chung tay góp sức của cộng đồng, và hơn ai hết cần một sự liên kết thực sự hiệu quả, có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp mới là điều mà cộng đồng Phật tử mong chờ.

Công tác truyền thông Phật giáo không chỉ phản ánh nhanh chóng và kịp thời những hoạt động của các cấp giáo hội mà còn giúp lan tỏa Chánh pháp, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đến với nhân sinh, cộng đồng Phật tử, Tăng Ni và những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài nước.

Công tác truyền thông Phật giáo không chỉ phản ánh nhanh chóng và kịp thời những hoạt động của các cấp giáo hội mà còn giúp lan tỏa Chánh pháp, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đến với nhân sinh, cộng đồng Phật tử, Tăng Ni và những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài nước.

PV: Những sự việc, cá nhân gây ảnh hưởng xấu tới Giáo hội, mất uy tín đối với Phật giáo thì hướng xử lý ra sao, thưa Hòa thượng?

- Nhà nước Việt Nam ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác, gây ảnh hưởng và làm mất đi giá trị tôn nghiêm của Phật giáo và hình ảnh Giáo hội. Sinh hoạt của Phật giáo gần đây đã nhiều phen đảo lộn, ảnh hưởng đến niềm tin của tín đồ khi những thông tin Phật giáo chưa chuẩn xác, không đúng sự thật xuất hiện trên các mặt báo chính thống và truyền thông phi chính thống. Trong đó, có những vụ việc được giới truyền thông tiếp cận một cách nghiêm túc và đưa tin chuẩn xác đến người đọc, giúp vấn đề được sáng tỏ nhưng không hiếm các trường hợp là nạn nhân của những con chữ vô cảm, phiến diện, có yếu tố giật gân câu khách và ác ý của người cầm bút. 

Hiện nay Giáo hội PGVN đã có quy chế phát ngôn, có bộ phận tham mưu giúp việc về truyền thông. Hiện Giáo hội đã có đội ngũ phát ngôn chuẩn mực, có hiểu biết, có trình độ Phật học cao và được đào tạo bài bản để có thể ứng biến trong những trường hợp nhất định. Cho nên Tăng Ni và các Phật tử cần cần thiết nắm rõ nội dung quy chế Giáo hội PGVN đã đề ra để thực hiện việc lấy ý kiến và nhận diện đúng, đánh giá đúng các sự việc nào gây ảnh hưởng xấu tới Giáo hội, sự việc nào là chân thực, khách quan để có cái nhìn đúng đắn về Phật giáo, về Đức Phật nói chung và Giáo hội PGVN cũng như Tăng Ni nói riêng.

Trong bối cảnh thông tin hiện đại này, trước các sự vụ liên quan đến Phật giáo, đến Tăng Ni, Phật tử, tiếng nói và sự hướng dẫn của Giáo hội PGVN là rất cần thiết, để qua đó có thể định hướng dư luận, giảm thiểu những tổn thương cho niềm tin của người có tín ngưỡng đạo Phật, tiếp tục xây dựng và bồi đắp hình ảnh đạo Phật - tôn giáo của Từ bi và Trí tuệ trong lòng mọi người.

Trân trọng cảm ơn Hòa thượng!

Thiện Minh (Thực hiện)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin