Chi tiết tin tức

Thái Nguyên: Lễ Công Bố QĐ Bổ Nhiệm Trụ Trì Chùa Linh Thông

10:29:00 - 26/04/2015
(PGNĐ) -  Sáng ngày 26 tháng 04 năm 2015 ( Nhằm ngày 8 tháng 3 năm Ất mùi) Lễ công bố QĐ Bổ nhiệm trụ trì chùa Linh Thông, thôn Thông Hạc, xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chứng minh và tham dự có: TT Thích Thanh Hiện UV HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên, Nghiệp sư của Đ Đ Tân Trụ trì; Đ Đ Thích Nguyên Thành UV HĐTS TWGHPGN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Đạo Quảng phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ thích Thanh Thắng phó BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Chúc Tiếp, phó Thư ký kiêm Chánh VP BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Thanh Tuấn UV TT, Chánh VP, Trưởng Ban Văn hóa BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương.

Chính quyền có bà Nguyễn Thị Mạnh Anh, phó GĐ Sở NV, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên; ông Lương Văn Thành, Trưởng phong ANXH Công an tỉnh Thái Nguyên; Trần Anh Tuấn, phó Bí thư TT, Chủ tịch UBND xã Nam Tiến; ông Nguyễn Văn Dương phong NV huyện Phổ Yên.

Về tham dự và chúc mừng buổi lễ còn có chư Tôn đức Tăng ni và hang ngàn quý Nam nữ Phật tử địa phương cũng như thập phương đồng tham dự.

Ngôi chùa sở dĩ trở thành một nét văn hóa đặc thù, trở thành ngôi nhà tâm linh thiêng liêng giữa cuộc đời bụi bặm khổ lụy này là do vị trụ trì. Nếu như ngôi chùa là linh hồn của dân tộc thì vị trụ trì là linh hồn ngôi chùa. Ngôi chùa có mang tính nhập thế và hưng thịnh hay không là do đạo hạnh và tài năng lãnh đạo của vị trụ trì.

Đ Đ Thích Đạo Quảng khai mạc buổi lễ

 

- “Chùa” còn gọi là “Tự viện”, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường.

- “Chùa” là thuật ngữ chung cho tất cả những cơ sở Phật giáo, là nơi có thờ Phật, Bồ tát…, nơi cư ngụ, sinh hoạt lễ bái của Tăng chúng, nơi diễn ra tất cả hoạt động phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng tu học của Tăng ni và tín đồ Phật giáo.

- Trong thuật ngữ Phật học ta thường gặp từ Pháp vương gia tức là nhà của Pháp vương (ám chỉ Phật), chùa được xem như nhà của Phật, người giữ nhà của Phật là trụ trì.

- Một vài thuật ngữ tương đương với “Chùa” là Già lam (Đại Già lam, Trung Già lam, Tiểu Già lam), Tăng già lam

“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng

Ra đi ai cũng nhớ chùa chung,

Mái chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.

 

  Khi phật giáo mới truyền vào Trung Quốc, các nhà truyền giáo thường dùng hình thức truyền đạo từ người thầy trực tiếp truyền cho đệ tử, hoặc ở nơi hang đá tu hành v.v…chưa có chức danh trụ trì. Mãi đến đời Đường Trung Quốc, Phật giáo Thiền tông hưng thịnh, người học thiền ngày một đông nên tổ Bách Trượng mới đặt ra chức “trụ trì” để điều hành các Phật sự của Thiền viện mà Pháp sư Nghiêm Truyền phụng mạng tổ Bách Trượng làm trụ trì với ý nghĩa là người có đầy đủ quyền năng để điều hành tất cả các phật sự ở Thiền viện. Như vậy chức danh trụ trì có từ đó. Đến đời Tống thì chức vị “trụ trì” được áp dụng rộng rãi tại các tự viện cho đến ngày nay.

Chữ “trụ trì” mang ý nghĩa “ trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng”.

Đ Đ Thích Nguyên Thành thay mặt GH Ban bố đạo từ tới toàn thể đạo tràng

 

-          Thế nào là “ trụ pháp vương gia”? Câu này nhằm nhắc nhở hành giả với vấn đề giáo pháp đã cảm nhận nơi tự thân thể hiện, ngôn hạnh tương ưng, các pháp thế và xuất thế ứng dụng trong đời sống hàng ngày qua thân khẩu ý xuất phát từ “trí tuệ hành” nên tự tại các pháp  và có thể an nhiên với vấn đề ưu bi khổ não. Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân được xuất phát từ Như Lai tâm, ứng dụng từ Như Lai hạnh nên được gọi là “ trụ pháp vương gia”

-          Thế nào là “trì Như Lai tạng”? Như ta đã biết với việc làm tâm và hạnh xuất phát từ bản thể Như Lai, mà thể Như Lai là không từ đâu đến không đi về đâu, chính là bản thể chơn như thường trú, ta và Phật giống nhau thường tồn bất diệt. “Trì Như Lai tạng” là giữ gìn cái chân tánh Như Lai sẵn có nơi mình là nói về thể, còn về ứng dụng thì “trì Như Lai tạng” mang ý nghĩa giữ gìn và truyền bá ba tạng kinh – luật - luận của Như Lai. 

Một đất nước mà không có lãnh đạo, nước đó sẽ rối loạn, một gia đình mà không có người chủ chốt thì gia đình đó không nề nếp. Cũng như thế, một ngôi chùa mà không có vị trụ trì, ngôi chùa đó sẽ đứng yên không thể thực hiện nổi vai trò hoằng dương chánh pháp. Chính vì vậy, ngôi chùa cần có vị trụ trì lãnh đạo điều hành mọi công việc thì ngôi chùa mới hưng thịnh, thực hành sứ mạng hoằng dương chánh pháp.

Trách nhiệm lớn lao của vị trụ trì là “truyền trì mạng mạch Phật pháp”, nhưng nếu không có người tiếp nối thì lấy ai để giữ gìn Phật pháp ? Thế nên việc xây dựng tầng lớp Tăng sĩ tài đức để sau này có thể tiếp nối những bậc Tôn túc hoằng dương chánh pháp là trách nhiệm quan trọng của người trụ trì.

Trụ trì là linh hồn ngôi chùa, là người giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền trì mạng mạch phật pháp, là người chịu trách nhiệm trước giáo hội về việc  hướng dẫn Tăng ni Phật tử tại trú xứ tu học đúng pháp, đúng luật. Cho nên, hơn ai hết vị trụ trì phải là người có giới hạnh trang nghiêm, vì dù vị trụ trì có tài cao nhưng đức không trọng thì sẽ khó mà nhiếp hóa lòng người. Nên, người trụ trì phải toát lên được “oai đáng kính, nghi đáng sợ”, là người “đức trọng quỷ thần kinh”. Có như vậy mới xứng đáng làm bậc thầy của thiên hạ, mới có thể nhiếp hóa đồ chúng và quần chúng tu tập.

Xin chia sẻ một số hình ảnh được ghi nhận từ buổi lễ:

 

Lê Quang Hạnh, phó Bí thư chi bộ, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Linh Thông giới thiệu sơ qua lịch sử chùa.

Đ Đ Thích Chúc Tiếp Chánh VP đọc QĐ BNTT

 

Đ Đ Tân Trụ trì lắng lòng nghe công bố QĐ BNTT

 

Đ Đ Trưởng BTS Trao QĐ BNTT 

 

 
Trần Anh Tuấn phó Bí thư TT, Chủ tịch UBND xã Nam Tiến nên phát biểu chúc mừng.

 

Phật tử Vũ Thị Thanh dâng lời thỉnh nguyện và tri ân tới chư Tôn Thiền đức.

 

Lời huấn từ của Thầy nghiệp sư tới Đại đức tân trụ trì và toàn thể đạo tràng

 

Đ Đ Tân Trụ trì dâng lời phát nguyện

 

 

 

 

Tin, ảnh:Thập Bát Công

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin