Chi tiết tin tức

Tuyên Quang: Đại lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung chùa Phật Lâm

14:55:00 - 11/01/2015
(PGNĐ) -  Ngày 21 tháng 11 năm Giáp Ngọ, nhằm ngày 11/1/2015, tại chùa Phật Lâm – thôn Trại Xoan, xã Như Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đã long trọng tổ chức Đại lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung.

Chứng minh buổi lễ có: ĐĐ Thích Đức Nguyên - Ủy viên HĐTS - kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hòa Bình, ĐĐ Thích Thanh Phúc - Ủy viên HĐTS - Phó trưởng ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang; ĐĐ Thích Thanh Trung ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, phó BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang, trụ trì chùa Phật Lâm, cùng chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh.

Về phía chính quyền có: Nguyễn Thành Dương – phó tổng giám đốc Đài truyền hình Viện Nam; Ông Nguyễn Tuyên, PGĐ Sở Nội vụ - Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang; ông Phạm Kiên Cường – phó chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, tỉnh TQ; Ông Phạm Trung Nguyên - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiệp Hòa cùng đại diện các cơ quan chức năng, ban ngành sở tại và đông đảo tín đồ Phật tử gần xa cùng về tham dự buổi lễ.


 

Đại đức Thích Thanh Trung trưởng ban tổ chức đọc khai mạc, ý nghĩa đúc Đại Hồng Chung: "Ngày nay, chuông được sử dụng một cách rộng rãi ở trong các chùa. Tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng, người ta làm ra nhiều loại mẫu chuông khác nhau, nhưng chung quy thì có ba loại căn bản: Đại hồng chung, Bảo chúng chung và Gia trì chung.
Đại hồng chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sanh tử luân hồi. Lối đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai.


 

 Âm ba của tiếng chuông như là một liều thuốc “trực chỉ nhân tâm”, xoáy sâu vào thức A Lại Da của mọi người, vượt thoát không gian và thời gian, phá tan mọi thành trì căn trần và thức, bức phá mọi gốc rễ của vô minh ngàn đời tăm tối, đưa hành giả tới chỗ hốt nhiên, vỡ oà, chạm được cửa ngõ của Bản Lai, vào sâu căn nhà của Diện Mục, “linh linh bất muội, liễu liễu thường tri”. Quả là hợp với câu:

“Hồng chung vang vọng tiếng ban đầu
Địa ngục A Tỳ thăm thẳm sâu
Thiên đường Hữu Đảnh ngân vang khắp
Trước Phật mười phương con cúi đầu”.

 


 

Thế là từ nay, trên vùng đất trung du mênh mông đồi núi này, tiếng đại hồng chung sẽ ngân vang mỗi sáng sớm cũng như lúc chiều hôm “ Đem tiếng chuông lấp cả tiếng trần – Đem tiếng giác hòa tan tiếng vọng - Tất cả tiếng là tiếng hồng chung thấu triệt - Tất cả thinh là thinh diệu pháp triều âm”. Trong sâu thẳm tâm thức dân tộc Việt Nam, tiếng chuông chùa gắn bó đến nhường nào. Bởi vì :

                         Nghe chuông phiền não tan mây khói
                        Ý lặng thân an, miệng mỉm cười
                        Hơi thở nương chuông về chánh niệm
                        Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi
  


                     

Phát biểu tại buổi Đại lễ, Đại diện chính quyền sở tại đã tán dương công đức Tăng Ni chùa Phật Lâm và các doanh nghiệp các nhà hảo tâm, Phật tử gần xa góp công sức, tịnh tài để đúc đại hồng chung hôm nay, Để chùa Phúc Lâm cảnh quan được khang trang và mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống cho xúng với tầm vóc và quá khứ đáp ứng tâm nguyện, sự mong mỏi của nhân dân và đông đảo Tăng Ni, Phật tử, và góp phần phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa địa phương, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, bà con Phật tử gần xa và là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh của Tỉnh và cả nước.
 


 

Cuối cùng, ĐĐ Thích Đức Nguyên đã có lời đạo từ khuyến tấn tới đại chúng về ý nghĩa và công đức của việc làm chùa, tô tượng, đúc chuông bởi:

                              Mái chùa che chở hồn dân tộc
                              Nếp sống muôn đời của Tổ tông

Đại Đức cũng mong rằng, dưới sự giúp đỡ tận tình của chính quyền sở tại, chư tăng và bà con Phật tử bản tự sẽ đoàn kết, hòa hợp, cùng xây dựng chốn già lam trang nghiêm, tố hảo.


 

Buổi Đại lễ diễn ra ngắn gọn, đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa. Quả đại hồng chung này có trọng lượng 1.500kg. Đường kính miệng chuông 1,20m, cao 2,15m. Chỗ dày nhất tại vành miệng là 10cm và chỗ mỏng nhất trên thân chuông là 1cm. Chuông do một hiệp thợ ở thành phố Huế chế tác.
Kết thúc buổi lễ là nghi thức niêm hương cầu nguyện của chư tôn đức chứng minh và toàn thể đại chúng tham dự.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:


 

















Hoàng Tuấn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin