Chi tiết tin tức

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh Tự), phường Nam Phong

20:23:00 - 17/12/2024
(PGNĐ) -  Sáng ngày 15/12/2024, Đảng ủy- HĐND- UBND - UBMTTQ phường Nam Phong long trọng tổ chức buổi lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Vạn Diệp, phường Nam Phong.
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Một số hình ảnh của nghi lễ rước bằng di tích lịch sử văn hóa từ UBND phường Nam Phong về chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh Tự)

anh tin bai

Một số tiết mục văn nghệ tại buổi lễ

Dự buổi lễ có đồng ông Vũ Đức Thọ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh. Đại biểu thành phố có ông Nguyễn Tiến Dũng - Ủy viên BCH Đảng bộ Tỉnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; bà Nguyễn Thị Như - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; các vị trong Thường trực Thành ủy –HĐND- UBND  thành phố; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của thành phố. Đại biểu Phật giáo Tỉnh và thành phố Nam Định có: Thượng tọa Thích Giác Vũ – Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nam Định, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Nam Định; Thượng tọa Thích Thanh Phúc – Trụ trì chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh Tự). Đại biểu phường có ông Đoàn Xuân Thanh – Bí thư Đảng ủy phường; ông Nguyễn Văn Dân – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường; các vị trong Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban ngành, đoàn thể của phường; các ông Bí thư chi bộ, tổ trưởng TDP cùng đông đảo quý khách thập phương và nhân dân đã về dự buổi lễ. 

anh tin bai

Các đại biểu tham dự buổi lễ

anh tin bai

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Ủy viên BCH Đảng bộ Tỉnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cho chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh Tự)

Chùa Vạn Diệp có tên là Trùng Khánh Tự được xây từ thời Trần, dưới triều vua Trần Minh Tông (1314-1329). Ông được ca ngợi là vị hiền tài, làm rạng danh cơ nghiệp tổ tiên. Trong 15 năm làm vua (1314-1329) và 28 năm làm Thượng Hoàng (1329-1357), vua Trần Minh Tông đã ban hành nhiều chính sách nhằm củng cố thêm cơ nghiệp nhà Trần. Sau khi vua Minh Tông nhường ngôi cho thái tử Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên làm Thái Thượng Hoàng vào năm 1329, ông rời kinh đô Thăng Long về ngự ở hành cung Thiên Trường. Tại đây, bên cạnh việc triều chính, ông đã cho xây dựng nhiều công trình đền đài, trong đó có cung Bảo Nguyên. Qua đó, đã nâng tầm vị thế của hành cung Thiên Trường, xứng danh là kinh đô thứ hai của Đại Việt. Đặc biệt, Hoàng đế Trần Minh Tông còn cho xây dựng chùa Trùng Khánh bên cung Bảo Nguyên để làm nơi tham thiền và tu hành. Ngày 19/02 năm Đinh Dậu (tức ngày 10 tháng 03 năm 1357), Thượng Hoàng Trần Minh Tông băng hà tại cung Bảo Nguyên, hưởng thọ 58 tuổi. Ghi nhớ công lao vị vua anh minh hết lòng vì dân vì nước, làm rạng danh cơ nghiệp nhà Trần, người dân Tức Mặc đã tạc tượng Thượng Hoàng thờ ở chùa Trùng Khánh, dựng đình thờ tôn ông làm phúc thần.

anh tin bai

Ông Vũ Đức Thọ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ

anh tin bai

Đại tá Phan Văn Lý – Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ


Ngày nay, tại mảnh đất quê hương nơi phát tích của vương triều Trần (vùng đất Tức Mặc Thiên Trường xưa - Nam Định nay), Hoàng đế Trần Minh Tông được nhân dân thờ phụng tại khu di tích đền Trần, chùa Phổ Minh và chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh tự) phường Nam Phong. Việc thờ tự Hoàng đế Trần Minh Tông tại chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh tự) không những làm sáng tỏ mối liên quan mật thiết của nhà vua với ngôi cổ tự Trùng Khánh mà còn cho thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo với đời sống xã hội Việt Nam thời Trần. Đồng thời, góp phần khẳng định Thiên Trường Nam Định là vùng đất mang nhiều dấu ấn của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập.

anh tin bai

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Ủy viên BCH Đảng bộ Tỉnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố và bà Nguyễn Thị Như - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ


Chùa Vạn Diệp không chỉ là nơi thờ tự, tri ân công đức đối với tiền nhân, mà còn là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử của nhân dân địa phương trong phong trào cách mạng và kháng chiến. Chùa Vạn Diệp là công trình tôn giáo tiêu biểu của địa phương. Trải qua các thời kỳ lịch sử, ngôi chùa đã bị xuống cấp, không gian thờ tự đã dần trở nên nhỏ hẹp nên không đủ đáp ứng nhu cầu tâm linh cho đông đảo nhân dân địa phương. Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, chùa Vạn Diệp ngày càng khang trang, bề thế với nhiều hạng mục kiến trúc và trở thành một trung tâm diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian cũng như duy trì các phong tục, lễ nghi tôn giáo đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho nhân dân phường Nam Phong nói riêng và nhân dân thành phố Nam Định nói chung.

anh tin bai

Thượng tọa Thích Giác Vũ – Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nam Định, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Nam Định tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ


Tại buổi lễ đã Công bố Quyết định số 1535/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định ngày 23/07/2024 về việc xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh tự), thôn Vạn Diệp, phường Nam Phong, thành phố Nam Định. 

anh tin bai

Thượng tá Nguyễn Nam Trung – Trưởng Công an Thành phố cùng lãnh đạo Công an thành phố tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ

Việc đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với chùa Vạn Diệp (Trùng Khánh Tự), phường Nam Phong là một sự kiện vô cùng ý nghĩa, khẳng định giá trị của di tích trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa của người Việt. Đồng thời, ghi nhận những công lao to lớn của nhân dân qua nhiều triều đại đã có công xây dựng và gìn giữ các di sản văn hóa tiêu biểu của người Việt./.

 

Thu Phương – Trung tâm Văn hóa TT&TT thành phố

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin