Chi tiết tin tức

Nam Định: Chùa Vọng Cung tổ chức lễ Quy y Tam bảo

08:42:00 - 05/01/2015
(PGNĐ) -  Sáng 04/01, chùa Vọng Cung tổ chức lễ Quy y Tam bảo cho khoảng 500 thiện nam, tín nữ có duyên với ngôi Tam bảo.

Đại đức Thích Thanh Phúc, thay mặt chư Tăng bản tự đã lên giảng về ý nghĩa Quy y và truyền trao Tam quy cho các thiện nam, tín nữ.

 

Đại đức Thích Thanh Phúc truyền thụ Tam quy

 

"Biển khổ mênh mông, nếu quay đầu trở lại sẽ đến được bến bờ."

Do đó, quy y chính là bước chân đầu tiên đưa mọi người có thiện duyên với ngôi Tam bảo vào đạo.

 

Các thiện nam, tín nữ trong lễ Quy y

 

Theo Thượng tọa Bodhi, người nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy, cho rằng: “Lời Phật dạy có thể khái quát như các loại kiến trúc của căn hộ bao gồm móng, nền, cầu thang và mái che. Cũng như kiến trúc khác nhau của tòa nhà, Phật pháp cũng có một cánh cửa, và để bước vào trong căn nhà chúng ta bắt buộc phải đi qua cánh cửa này. Cửa ngõ bước vào ngôi nhà Phật pháp chính là quay về nương tựa ba ngôi quý báu, bao gồm  Phật là vị thầy đã giác ngộ viên mãn, Pháp là chân lý do đức Phật dạy, và Tăng là cộng đồng sống phạm hạnh theo lời Phật dạy. 

 

 

Trong sách Con Đường Thiền Tông Thiền sư Robert Aitken đã viết: “Quay về nương tựa Tam Bảo là lời phát nguyện mạnh mẽ hơn là sự cầu nguyện. Gốc tiếng Pali của ba dòng quay về nương tựa, dịch sang nghĩa đen, đọc là: “Tôi cam đoan sẽ tìm thấy ngôi nhà của chính mình trong đức Phật, trong Phật pháp và trong Tăng thân. Mối tương quan gắn kết ngôi nhà của tôi trong Phật, Pháp, Tăng có thể giúp tôi thoát khỏi những hành xử vô minh và nhận ra chân tâm của chính mình. 

 

 

Quy y Tam bảo là chúng ta quay trở về nương tựa vào ba ngôi Tam bảo, đây không phải là sự khẩn cầu một đấng siêu nhiên đến và cứu rỗi chúng ta. Sức mạnh của lời phát nguyện phát xuất từ sự chân thành và thành kính. Robert Thurman một Phật tử Tây Tạng đồng thời là giáo sư hiện đang giảng dạy về khoa Phật giáo Tây Tạng tại trường Đại Học Columbia cũng phát biểu: 

“Nên nhớ rằng sự tỉnh thức, giải thoát khỏi khổ đau, sự cứu vớt linh hồn. Dù là sự giải thoát, chứng ngộ viên mãn, Phật tính, tất cả đều đến từ sự hiểu biết chân chính của bạn, sự thấu triệt bản chất của mọi sự vật cũng xuất phát từ bạn mà ra. Nó không đến từ sự ban phúc của người khác, hay phép mầu của đấng siêu nhiên nào, hoặc từ sự tuyên truyền, hay từ hội viên của một tổ chức.” 

 

 

Hòa thượng Thánh Nghiêm cũng nói: “Ý nghĩa xác thực của Tam Bảo, điều cốt yếu là không phải đến bên ngoài mà đó chính là sự giác ngộ tính Phật vốn có sẵn bên trong con người của bạn”.

“Quy y Phật, chúng ta chuyển hóa sự sân hận thành từ bi; quy y Pháp chúng ta học chuyển hóa vô minh thành trí tuệ, quy y Tăng chúng ta học chuyển hóa sự tham lam thành sự rộng lượng.” 

 

Phát Điệp Quy y Tam bảo cho các Phật tử

 

 Được biết, một năm tại chùa Vọng Cung tổ chức hai đợt quy y, một đợt vào đầu năm và một đợt vào cuối năm. Mỗi năm có khoảng trên dưới 1000 thiện nam, tín nữ quy y và hàng trăm Phật tử thụ Ngũ giới, Bồ tát giới.

 

Tin và ảnh: Điều Ngự Tử

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin