Chi tiết tin tức

Nam Định: Lễ Hằng thuận quy y Tam bảo tại chùa Vọng Cung

10:18:00 - 22/10/2016
(PGNĐ) -  Ngày 20.10, chư Tăng Ni chùa Vọng Cung đã tổ chức lễ Hằng thuận quy y Tam bảo cho đôi bạn trẻ Phạm Ngọc Nghị tự phúc Sang và Trần Thị Lan Hương hiệu diệu Hoa.

Ban Nghi lễ cung rước chư Tăng Ni lên chính điện làm lễ Hằng thuận

 

Buổi lễ được đặt dưới sự chứng minh của Đại đức Thích Giác Vũ, Thích Thanh Phúc, Phó trụ trì chùa Vọng Cung; Ni sư Thích Đàm Hân, Thích Đàm Hảo… và họ hàng nội ngoại hai bên cùng đông đảo các Phật tử trụ xứ.

 

Hai bạn trẻ làm lễ Hằng thuận quy y Tam bảo

 

Bắt đầu buổi lễ Hằng thuận đôi bạn trẻ đã đỉnh lễ chư Phật, quy y Tam bảo, chư Tăng Ni đứng ra chứng minh hôn sự trong bầu không khí thiêng liêng ngay chính điện, đồng thời được nghe Đại đức Thích Giác Vũ giảng về đạo lý vợ chồng trong đời sống hôn nhân như lời đức Phật dạy trong Kinh Thiện Sanh hay Kinh Ca Thi La Việt...

 

Đại đức Thích Giác Vũ chia sẻ về ý nghĩa lễ Hằng thuận quy y Tam bảo

 

Trọng tâm thời pháp mà Đại đức chia sẻ với đôi bạn trẻ trong lễ Hằng thuận xoay quanh nội dung bản Kinh Thi Ca La Việt. Đức Phật dạy bổn phận và trách nhiệm vợ chồng, liên hệ đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình, bảo đảm đời sống gia đình Phật tử hạnh phúc bền vững. Đức Phật ân cần chỉ dạy năm bổn phận chồng phải đối với vợ:

1/ Phải biết tôn trọng vợ.

2/ Không đối xử tệ bạc với vợ.

3/ Phải chung thủy với vợ.

4/ Phải giao tiền bạc cho vợ quản lý.

5/ Phải sắm đồ nữ trang cho vợ khi có điều kiện.

Đồng thời đức Phật cũng dạy người vợ phải làm tròn năm bổn phận đối với chồng:

1/ Phải luôn làm tròn bổn phận trong nhà.

2/ Phải tử tế với quyến thuộc bên chồng.

3/ Phải luôn chung thủy với chồng.

4/ Giữ gìn tài sản gia đình.

5/ Luôn siêng năng trong mọi việc.

 

 

Đức Phật lại nhìn rất tinh tường, sâu sắc, cảm thông, chia sẻ với đời sống thế gian đến như vậy. Cách đây trên 2.500 năm, trong xã hội phân chia giai cấp, thân phận phụ nữ không khác nô lệ phục vụ đàn ông, đức Phật đưa ra năm nguyên tắc sống bình đẳng, thậm chí có phần ưu ái dành cho phụ nữ vì Ngài nhận thấy họ chịu nhiều hy sinh, đau khổ.

 

Đại đức Thích Thanh Phúc trao nhẫn cưới cho tân lang và tân nương

 

Mục đích chính của lễ Hằng thuận là làm thế nào để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức, tâm linh trong đời sống gia đình, từ đó hướng đến đời sống hôn nhân thật sự an lạc, hạnh phúc. Thực hiện được điều này, vợ chồng phải hết lòng yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quý kính lẫn nhau, luôn luôn hòa thuận, cùng hướng đến những điều thánh thiện và cao thượng trong cuộc sống.

 

Thả bóng bay kèm theo lời chúc phúc cho tân lang và tân nương

 

Giáo dục con người sống tốt đời đẹp đạo là một trong những tôn chỉ của nhà Phật.  Những buổi Lễ Hằng Thuận như thế này là dịp để các đôi vợ chồng trẻ được chư tăng truyền trao những lời dạy quý báu của đức Phật về đạo vợ chồng. Một gia đình yên ấm, hạnh phúc thì mới tạo nền tảng vững chắc cho xã hội và cho việc phát triển Phật giáo.

 

Tin: Điều Ngự Tử - Ảnh: Phúc Nghiêm

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin