Chi tiết tin tức Nam Định: Lễ ký kết thực hiện chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu 19:38:00 - 23/10/2016
(PGNĐ) - Ngày 21.10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định đã ký kết về thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2016-2020), tại trụ sở của UBMTTQVN tỉnh Nam Định.
Các đại biểu tham gia buổi lễ ký kết
Tham dự buổi ký kết có ông Lương Hùng Tiến, PCT TT UBMTTQVN tỉnh; ông Đặng Phúc Giao, PCT UBMTTQVN tỉnh; ông Phan Văn Phong, PGĐ Sở Tài nguyên-Môi trường. Về phía Ban Trị sự GHPGVN tỉnh có TT. Thích Quảng Hà, PCT HĐTS GHPGVN, Phó ban TT BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Tâm Thiệu, UV HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh; chư tôn đức trong ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh: TT. Thích Thanh Thịnh, Đại đức Thích Giác Vũ, Mật Duy. Về phía Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh có ông Trần Huỳnh Tấn, PCT TT UBĐKCG; Linh mục Lê Ngọc Hoàn, Hoàng Văn Tuấn, PCT UBĐKCG và đại diện các sở, ban, ngành.
Ông Đặng Phúc Giao phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc, ông Đặng Phúc Giao đã trình bày khái quát kết quả thực hiện chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời thông qua dự thảo Chương trình phối hợp giữa UBMTTQVN tỉnh, Sở Tài nguyên-Môi trường, BTS GHPGVN tỉnh, UBĐKCG tỉnh về việc thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2016-2020).
Ông Phan Văn Long nêu lên những vấn đề cấp bách trong việc bảo vệ môi trường
Đại diện Sở Tài nguyên-Môi trường, ông Phan Văn Phong đã quán triệt mục đích, yêu cầu, ý nghĩa về việc thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2016-2020). Qua đây ông cũng nêu lên một số vấn đề nổi cộm về môi trường trong tỉnh. Ông cho biết, trong 3 KCN Bảo Minh, Hòa Xá và Mỹ Trung của tỉnh thì chỉ có KCN Bảo Minh và Hòa Xá là có khu xử lý nước thải nhưng riêng khu xử lý nước thải của KCN Hòa Xá đã vượt mức thiết ban đầu; trong 20 cụm công nghiệp trong tỉnh thì chỉ có 3 cụm công nghiệp xây dựng được khu xử lý nước thải là Xuân Tiến, An Xá và Yên Xá; công tác thu gom rác thải của thành phố đạt trên 90%, khu vực nông thôn đạt khoảng 80%. Nhưng khu vực chôn lấp rác thải đã gần kết thiết kế ban đầu, do đó rất cần phương pháp xử lý mới để bảo đảm an ninh về quỹ đất, an ninh lương thực. Hàng năm UBND tỉnh chi 100 tỷ cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó phân bổ mỗi xã 50 triệu, mỗi huyện 1 tỷ, còn lại 50 tỷ tỉnh chi cho các công tác đảm bảo môi trường. Đặc biệt về công tác thanh, kiểm tra về môi trường đối với các nhà máy, KCN, cụm CN… sẽ không báo trước; chú trọng công tác thông tin truyền thông.
TT.Thích Quảng Hà chia sẻ về bảo vệ môi trường theo quan điểm nhà Phật
Đại diện BTS GHPGVN tỉnh, TT. Thích Quảng Hà chia sẻ rằng từ thời đức Phật cũng đã gắn bó với môi trường. Đức Phật sinh ra ở vườn Lâm Tỳ Ni, thành đạo dưới cội bồ Đề, chuyển pháp luân ở vườn Nai và nhập Niết bàn dưới cây Sa La song thụ. Thượng tọa cho rằng công tác bảo vệ môi trường trong tỉnh còn có nhiều vấn đề trong công tác thanh tra và kiểm tra gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Có những lợi ích nhóm trong công tác xử lý về môi trường, coi thường pháp luật của một số tổ chức… Tình trạng đổ trộm rác thải, phế liệu… rồi chăn, màn, giường, chiếu… của người chết vứt bừa bãi ở nghĩa trang. Nhận thức chung của Phật giáo là nhận thức trên nền tảng duyên khởi, tức là vạn vật trong vũ trụ, từ thiên nhiên cho đến con người đều có sự tương quan tương duyên, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại và phát triển theo quy luật thành-trụ-hoại-không, sinh-lão-bệnh-tử. Người nhà Phật coi trọng luật nhân quả, coi trọng sinh mạng sống của mỗi loài, đồng thời cũng coi trọng môi trường sống của mỗi loài. Môi trường thiên nhiên là nguồn sống của con người, của muôn loài và con người có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên để duy trì sự sống cho chính mình và những loài sinh vật khác.
Các đại biểu nghiên cứu tài liệu và thảo luận về những vấn đề bức thiết hiện nay
Tiếp theo là các ý kiến thảo luận của các mô hình điểm về công tác bảo vệ môi trường.
Các đại biểu đại diện các tổ chức đã ký kết vào bản dự thảo Chương trình phối hợp
Sau đó đại diện UBMTTQVN tỉnh, Sở Tài nguyên-Môi trường, BTS GHPGVN tỉnh, UBĐKCG tỉnh đã ký kết vào bản dự thảo Chương trình phối hợp về việc thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2016-2020).
Nội dung phối hợp gồm có 6 điểm: 1. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu và thực trạng về ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đời sống nhân dân. Những tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phương và trên địa bàn dân cư. 2. Cung cấp cho cộng đồng tôn giáo và dân cư các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng những quy định trong giáo luật, giáo lý của tôn giáo và kế hoạch hành động của tổ chức tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua đó để mỗi tín đồ và người dân tự giác chấp hành các quy định vể bảo vệ môi trường. 3. Phối hợp hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ các tôn giáo tập huấn nghiệp vụ công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và kỹ năng tự ứng cứu và giúp nhau xử lý tại chỗ những rủi ro bất thường do bão, lụt, hạn hán, sóng thần, nước biển dâng... xảy ra trước khi các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức giải quyết; chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo, trường hợp khó khăn, rủi ro thiên tai, dịch bệnh nagy trong khu dân cư và tại cộng đồng. 4. Hướng dẫn các tôn giáo triển khai và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và thân thiện với môi trường trong các quy trình sản xuất, tổ chức cuộc sống sinh hoạt tại gia đình và cộng đồng dân cư: Sử dụng năng lượng tái tạo; ăn uống hợp vệ sinh; xây dựng các công trình như: nhà vệ sinh, nhà tắm, nước sạch; trồng và bảo vệ cây xanh nơi ở và nơi công cộng, cơ sở tôn giáo. Không sử dụng những vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại, hay thực hiện quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tăng cường độ của biến đổi khí hậu (sử dụng chất cấm, chất kích thích và chất bảo vệ thực vật không đúng quy định trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến, dịch vụ gây hại cho con người và môi trường...). 5. Phối hợp hướng dẫn xây dựng các mô hình điểm của các tôn giáo trong cộng đồng dân cư hoặc các cơ sở tôn giáo về công tác bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. 6. Phối hợp giám sát các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
Ông Lương Hùng Tiến phát biểu kết luận và bế mạc buổi lễ
Buổi ký kết hôm nay đã cung cấp thông tin về những vấn đề cấp bách của tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu của nước ta và tỉnh nhà hiện nay. Phổ biến các chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biếu đổi khí hậu ở nước ta. Đặc biệt mục đích của buổi ký kết đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc (Trong đó có chức sắc và tín đồ các tôn giáo) cùng với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thông qua việc phối hợp giữa các tôn giáo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu để tăng cường xây dựng tình đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết lương-giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin: Giác Vũ - Ảnh: CTV
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |