Chi tiết tin tức Âm hưởng vang vọng hội thảo khoa học về " Quốc thái dân an Phật đài" 16:07:00 - 27/05/2015
(PGNĐ) - Sáng ngày 20/05/2015 (tức ngày 03 tháng Tư, Ất Mùi) là ngày đặt dấu ấn lịch sử phát triển Di Tích Tôn Giáo tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chúng khi có sự hội tụ hy hữu của hàng lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam, Hội Đồng Điều Hành Chùa Trúc Lâm Tây Thiên, lãnh đạo chính quyền các cấp, cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực khác nhau, tham dự Hội Thảo Khoa Học về Quốc Thái Dân An Phật Đài, tượng Phật Thích Ca một khi hoàn thành sẽ trở thành một trong những bức tượng kỳ vĩ, vào hàng kỷ lục Việt Nam.
Hôm nay Tam Đảo núi Tây Thiên Tâm hồn Phật Việt hội đủ duyên Vân tập về đây cho Hội Thảo Gương sáng Trúc Lâm, bậc Thánh Hiền Rừng núi Tây Thiên vốn tĩnh mịch trầm lắng, không gian tâm linh phù hợp cho Thiền Hành quán tưởng của các hành giả nơi đây hôm nay bỗng trở nên tưng bừng hoan hỷ. Quang lâm tham dự Hội Thảo gồm có : HT. Thích Minh Thiện - Ủy viên HĐTS - Phó Ban Hoằng pháp Trung ương GH, Trưởng Ban trị sự Tỉnh hội PG Long An,TT Thích Tấn Đạt –UV thường trực HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký Ban hoằng pháp trung ương, Phó Văn phòng II TƯ GHPGVN, TT. Thích Thanh Điện – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I T.Ư GHPGVN, đại diện của Ban Trị Sự Phật Giáo nhiều tỉnh thành phía Bắc Việt Nam cùng, TT. Thích Giải Hiền Thích Đồng Trí, Tiến Sỹ, Giảng Sư Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội, cùng các tự viện thuộc Thiền Phái Trúc Lâm,… Về phía chính quyền có sự hiện diện của Phạm Quý Tỵ, Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp, Ông Nguyễn Xuân Hà, Chánh Văn Phòng Tổng Cục THADS, Viên Trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo chính phủ, Ông Bùi Hữu Dược, Vụ Trưởng Vụ Phật Giáo, Ban Tôn Giáo Chính Phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với nhiều nhà nghiên cứu khoa học các chuyên ngành : Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo, Giáo Sư, Tiến Sỹ Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ Tịch Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam, Tiến Sỹ, Kiến Trúc Sư Vũ Anh Tuấn, Giám Đốc Trung Tâm UIA, Thùy Linh, Họa Sỹ, Giám Đốc Từ Tâm Hương, TS. Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo, Ông Nguyễn Quốc Sinh, Thạc Sỹ Viện Sử Học, TS. Vũ Thế Ngọc – Giám Đốc Trung Tâm UNESCO Hà Nội, Ông Đàm Đức Vượng, nhà thơ, Viện Trưởng Viện Khoa Học Nhân Tài, Nhân Lực Việt Nam, Bà Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và nhiều nhân sỹ trí thức khác cùng tham dự.
Đầu tiên là phần nghi lễ tại phần nền đang thi công Quốc Thái Dân An Phật Đài. Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý vị đại biểu có dịp chứng kiến không gian và tầm vóc xây dựng Tượng Đài. Tất cả đều chắp tay thành kính nguyện cầu cho Quốc Thái Dân An, cho công trình sớm hoàn thành và hòa bình thế giới. Phút giây ấy lặng lẽ nhưng hùng tráng, kết nối Tâm với Tâm một cách thiêng liêng mầu nhiệm, cảm ứng đạo giao và năng lực không thể nghĩ bàn, Đức Phật và Long Thần Hộ Pháp chứng minh và hộ trì cho dải đồng tâm tốt đẹp này. Sau khi Niệm Phật Cầu Gia Bị xong, TT. Thích Kiến Nguyệt, Trụ Trì Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên đọc diễn văn khai mạc, chào đón chư vị đại biểu và giới thiệu về ý nghĩa và cách thức xây dựng Phật Đài : Quốc thái dân an Phật đài được tiến hành xây dựng theo công nghệ 3D điều chỉnh kỷ thuật cho hoàn hảo. Đó sẽ là một bảo vật quốc gia, là sợi dây nối kết tâm linh, là bến đỗ hạnh phúc, là bài pháp không lời khuyên các thế hệ mai sau phải tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy, làm điều thiện. Đây là một công trình được xây dựng bằng nhiều loại đá quý lấy từ các mỏ đá trên cao trên 1000 mét của tỉnh Yên Bái, loại đá quý, đá hoa cương không mua đá từ nước ngoài nên mang hồn thiêng sông nước Việt Nam, và còn được nghệ nhân Việt Nam tác chế. Hội thảo hôm nay sẽ bàn bạc, thảo luận về kĩ thuật, các biện pháp thi công trước khi thi công để tránh sai sót. Đây là pho tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, do vậy chúng ta không thể học hỏi kinh nghiệm được từ đâu được cho nên phải tổ chức hội thảo này để cho công trình tránh được những sai sót có thể xảy ra. Hình thành Phật Đài là nhờ trùng trùng duyên khởi, hội tụ trí tuệ toàn dân, vô ngã vị tha, không vì danh lợi, vì kỷ lục, thể hiện lòng tri ân, khát vọng hòa bình, … Đây cũng là điểm kết nối thế hệ con cháu mai sau… Trong Lời Dẫn cho Cuộc Hội Thảo, Ông Nguyễn Quốc Tuấn trong Chủ Tọa Đoàn – Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo nhấn mạnh về vị thế đặc biệt của vùng Tam Đảo, vai trò xã hội rất lớn của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, nhu cầu học hỏi tư tưởng của Phật Giáo Trúc Lâm và các cách tiến hành xây dựng Quốc Thái Dân An Phật Đài : hôm nay, chúng ta gặp mặt nhau trong cuộc Hội Thảo này để đóng góp ý kiến xây dựng Quốc Thái Dân An Phật Đài. Tam Đảo là nơi đặt ra những vấn đề Phật giáo, lịch sử Phật giáo từ rất sớm. Người ta thường nghĩ đến nơi thâm nhập Phật giáo ViệtNam đầu tiên là cửa bể Đồ Sơn. Nê lê thành. Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch Vĩnh Phúc 2006 tiêu đề : “Một số vấn đề về di tích tôn giáo Tây Thiên”. Nhưng với sự xuất hiện của chùa Địa Ngục – Tam Đảo, đây là tên gọi thuần túy Phật giáo, đến Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên như là những minh chứng cụ thể cho nơi thâm nhập Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên đã trở thành địa chỉ tâm linh thân quen với phần đông các tầng lớp, thực hiện được nhiều điều tốt đẹp, đã tạo ra được nếp sống phù hợp để hoán cải nội tâm của mình. Thiền viện trở thành điểm sáng của Phật giáo Việt Nam tại Vĩnh Phúc. Nhu cầu phát triển di tích Tôn giáo tâm linh là cần thiết thời kinh tế thị trường, con người thường hay lôi cuốn bởi dục vọng. Bằng ý hướng trong sáng đến niềm tin Tôn Giáo, dục vọng sẽ giảm đi. Ý tưởng xây dựng Quốc thái dân an Phật đài là một ý tưởng táo bạo, nhưng cần phải được nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng cho phù hợp để không phá vỡ tự nhiên, tính hài hòa thiên nhiên vốn có, tổng thể phối hợp, quy trình. Do vậy việc xuất hiện rất nhiều kiến trúc sư trong hội thảo để phác thảo kế hoạch xây dựng Phật Đài đạt đến chỗ hoàn hảo. Xin đề nghị chúng ta không gọi là Thiền phái Trúc Lâm mà nên gọi là Phật Giáo Trúc Lâm, Phật Giáo Việt Nam, đây là nền Phật giáo của Việt Nam. Phật Hoàng Trần Nhân Tông vẫn được coi là một bậc Phật. Đây là kết quả phát triển trong nhiều thế kỷ tiền nhân xây dựng và để lại. Chúng tôi nhận được khá nhiều bài tham luận gởi đến, nhưng những đại diện lựa chọn trình bày hôm nay được xếp theo 3 chủ đề: Chủ đề 1: Ý nghĩa, lịch sử, tưởng của Phật Giáo Trúc Lâm Chủ đề 2: Bàn luận giải trình, giải pháp quy hoạch kiến trúc và giải pháp công nghệ Chủ đề 3: Xem xét tầm ảnh hưởng của Phật giáo nói chung, phương pháp tu của hệ thống Thiền viện Trúc Lâm nói riêng đã có sự thẩm thấu như thế nào trong đời sống mọi người trong xã hội hiện đại nói chung… Diễn giả đầu tiên trình bày trong cuộc Hội Thảo là TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam đặt ra 3 khía cạnh cần quan tâm về Phật Đài : Thầy Thích Kiến Nguyệt đặt ra câu hỏi có nên làm tượng Phật to như thế không trong thời buổi kinh tế khó khăn? – quy mô có lớn quá không? Cần phải có những công trình như thế cho đất nước ta, xây dựng tượng đài như thế là để chuyển giao cho thế hệ mai sau. Trong tương lai quang cảnh Tượng Đài sẽ là một điểm văn hóa rất đẹp. Khi xây dựng chúng ta quan tâm đến chất lượng nghệ thuật, nó có bền vững hay không, và rồi có nghi thức nội dung hoạt động để tạo thành lực hấp cho các Phật tử khắp nơi không, sau khi chiêm ngưỡng về thì có mang theo được về lịch sử văn hóa không? Di tích văn hóa tôn giáo giúp cho môi trường xã hội tốt đẹp hơn, giúp nước nhà phát triển bền vững, xây dựng xã hội.Thứ nữa, đây hoàn toàn do kinh phí từ nguồn lực xã hội, không phải là từ ngân sách nhà nước. Đây là công trình vĩ đại ở thời điểm hiện đại thì nên thổi hồn văn hóa vào đó, để cho thế giới thấy Việt Nam luôn hướng về hòa bình. Do đó, nhiều sinh hoạt mang tính văn hóa, tâm linh sẽ diễn ra trong không gian này để nối tiếp dòng chảy Phật Giáo, giúp cho tư tưởng độc lập cha ông, hào khí Đông A được lan toả lâu dài. Một khi đã có công sức xây dựng rồi, sau đó, phải nên tổ chức sự kiện, cầu cho thế giới hòa bình. Ý nghĩa và ảnh hưởng Phật Đài sau này sẽ vượt qua biên giới Việt Nam, du khách đến thăm không chỉ là người Việt Nam, mà còn là người Đông Nam Á, Châu Á, và thế giới. Chúng ta nêu cao tinh thần học hỏi tiếp thu tư tưởng Phật Giáo Trúc Lâm khoan dung, hòa hiếu, hòa bình,.. Xin tán thán sáng kiến xây dựng Phật Đài, mong mọi người đồng tham gia, góp phần công đức vào để chúng ta sớm chiêm ngưỡng một Phật Đài uy nghi tầm vóc tại nơi này. Đây là công trình văn hóa chuyển giao đến thế hệ mai sau như nét văn hóa mỹ thuật Ai cập – Kim Tự Tháp… Tiếp theo là phần trình bày của Ông Nguyễn Xuân Hà, Chánh Văn Phòng Tổng Cục THADS, Viên Trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo chính phủ, Ông cũng là người nhiều lần viếng thăm Hoa Kỳ và trao đổi trước Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình sinh hoạt Tôn Giáo tại Việt Nam. Phật Giáo đóng góp rất lớn vào xã hội thời Trần, nay nên phát huy tinh thần ấy. Có 3 ý nghĩa đặc sắc gắn liền với việc xây dựng Phật Đài tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên : Thời Trần, quân dân Đại Việt đã ba lần thắng Nguyên Mông hào hùng, Phật Giáo góp phần rất lớn cho sự hung thịnh của nhà Trần cũng như việc đánh đuổi giặc xâm lược. Trong điều kiện kinh tế đất nước như bây giờ thì nên xây dựng những Phật Đài như vậy. Tượng đài như thế nào cho phù hợp?Quốc Thái Dân An Phật Đài là công trình mang ý nghĩa thời đại.. Tượng đài đặt tại Thiền viện này có ý nghĩa cả về tâm linh và vật thểm vì mục đích hòa bình cho dân tộc. Việc làm này hàm chứa 3 ý nghĩa: - Khẳng định phái thiền đặc sắc - Điểm kết nối tâm linh, nhiều du khách chiêm ngưỡng - Thể hiện thông điệp hòa bình trong xu thế toàn cầu hóa Thay mặt cho Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng vụ Phật giáo đã ca ngợi về Đức Phật là bậc xứng đáng để được tôn vinh Việc xây tượng sẽ tạo nên dấu ấn mới cho thời đại. khắp thế giới tri ân vĩ nhân của nhân loại. Đúc tượng tri ân Đức Như Lai, đấng giáo chủ tôn kính. Cả thế giới đang ủng hộ, Liên Hợp Quốc tôn Phật giáo là một tôn giáo lớn của nhân loại, tôn Đức Thế Tôn là danh nhân văn hóa thế giới. Tôn kính Đức Phật giúp thế giới hướng tới các giá trị văn hóa, cuộc sống an lạc. Đây là việc làm tầm vóc mà ở Việt Nam từ trước tới nay chưa có, đây là việc làm đáng kính. Quan điểm Phật Giáo riêng, Việt Nam nói chung hướng đến cái Đẹp, cái Thiện. Pho tượng lớn được dựng lên không phải là sự đóng góp của 1 nhà chùa mà cần nhờ đến hàng vạn người góp công, góp sức, góp công góp của và trí tuệ để cùng thực hiện. Sự hiện hữu của Phật Đài mang giá trị lớn văn hóa xã hội. Dựng 1 pho tượng lớn trên 1 chùa lớn nơi vùng đất linh thiêng có rất nhiều ý nghĩa. Ông cha ta cũng muốn xây dựng như thế nhưng điều kiện chưa cho phép, nay làm được, đáng trân trọng, đáng quý Nay làm được chứng tỏ kinh tế ta mạnh, khẳng định kinh tế phát triển thời đại mới. Cảm ơn sáng kiến của Thầy Kiến Nguyệt, kết nối tất cả để công trình thành tựu. Pho tượng lớn có ý nghĩa : không chỉ tri ân mà còn thể hiện nét văn hóa đẹp, không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới loài người. 1 pho tượng dựng lên muốn tuyên bố với khắp thế giới thong điệp hòa bình của VN, tỏa ra 1 nguồn từ trường, năng lượng. Mặt khác, nó còn thể hiện giá trị khẳng định về mặt kinh tế vững mạnh, cũng là giúp cho quê hương phát triển về kinh tế, văn hóa. Bức tượng thay cho lời tuyên bổ khắp thế giới : Việt Nam xu hướng đến hòa bình, phát triển từ trường tốt tâm linh. Nơi đây có sức thu hút mọi người đến vừa chiêm bái, học tập, rèn luyện và giúp phát triển kinh tế văn hóa. Xây dựng pho tượng lớn mang đầy đủ ý nghĩa về mọi khía cạnh. Việc xây tượng Phật khẳng định giá trị của đạo Phật đã tích lũy trong lịch sử và trong thời đại mới. Chúng ta không những chỉ biết xây dựng mà còn lo tiếp tục phát huy chỉ có giá trị thiết thực cho nên việc đầu tư không hề lãng phí. Tượng lớn khẳng định giá trị Phật Giáo cao được mọi người trân trọng và ủng hộ. Tu tâm, thuyết pháp tụng kinh, xây chùa, đúc tượng Phật, làm việc gì cũng là tu theo như lời Khai Thị của ĐLHT Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ nói về nhiều cách tu khác nhau trong Phật Giáo. Mong sao qua cuộc Hội Thảo, các nhà Khoa học nêu được phương pháp xây dựng hiệu quả, các nhà xã hội chỉ ra phương pháp kết nối tâm mọi người, các nhà quản lý quan tâm ủng hộ Phật giáo cũng chính là ủng hộ chính mình trong việc quản lý Văn Hóa – Xã Hội. Mỗi người bằng tâm đức, công sức góp phần xây dựng công trình. Chúng tôi xin tán thán công đức của Chư Tôn đức giáo phẩm, Tăng ni Phật tử đã ủng hộ vô cùng nhiệt tình cho sự phát triển của Phật giáo, của đất nước, đúng như lời Phật hoàng Trân Nhân Tông đã dạy “ lấy Đạo tạo Đời”. Một triển vọng tươi sáng đang mở ra : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên đà phát triển tốt đẹp hơn trong xu thế phát triển của dân tộc. Nhà văn Hoàng Quốc Hải- Một trong những nhà văn Việt Nam viết về phật giáo nhiều nhất, về truyền thống sinh hoạt tôn giáo, có sách cỡ 6000 – 7000 trang Sử Phật Giáo đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến đạo đức xã hội xuống cấp và có thể tìm thấy liệu pháp cho tình trạng trên trong tinh hoa Phật Giáo. Theo Ông, về vấn đề đạo đức : Không chỉ chính quyền lo mà các tôn giáo lo nhiều hơn. Đạo đức xã hội xuống cấp, chùa, pho tượng mọc lên, hoằng dương chánh pháp. Đó là nguồn sống tâm linh, giáo hóa con người. Gương sáng với hai thời đại huy hoàng nhất của Việt Nam là thời Lý, thời Trần, tôi có đóng góp 2 bộ tiểu thuyết góp vào nền văn học Việt Nam. Ảnh hưởng của ngôi tượng Phật sắp tôn dựng là rất cần cho sự phục hưng đạo đức, không thể chỉ hi vọng ở chính quyền, các vị thầy giáo, mà là sự gánh vác của các Tôn giáo. Với tấm lòng của 1 nhà văn, tôi kêu gọi tấm lòng của các vị tăng ni có đạo, có đức vào công việc giáo hóa, phổ cập cho dân chúng để vực dậy nền đạo đức dân tộc đang bị xuống cấp hiện nay. Là một người thuộc Thiền Phái Trúc Lâm, tu học, quán chiếu, giảng dạy, thâm nhập tư tưởng Phật Học lâu năm, Thầy Thích Thông Phổ Trụ Trì Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Pháp Tuyên Quang đọc bài tham luận có ý nghĩa sâu sắc, mang tên : “Phật Đài Quốc Thái Dân An – Công trình hiển thị cho Chân lý muôn đời”. Thầy mở đề bằng việc nhắc lại một yếu tố quan trọng trong “Bảy Pháp Bất Thối”, 7 phương pháp giữ gìn chánh pháp hưng thịnh, Đức Phật đã dạy để củng cố Tăng Đoàn là thường xuyên hội họp, trao đổi, bàn luận, giải tán trong đoàn kết vui vẻ. Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận Đại Lễ Phật Đản (Vesak) là Lễ Hội Văn Hóa Thế Giới vào ngày 15/12/1999 nhằm tôn vinh giá trị đạo đức, hòa bình, bình đẳng, bất bạo động, hòa hảo của Phật. Tổ tiên chúng ta sớm đón nhận giá trị Đạo Phật. Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tự như vậy chứng tỏ lúc đó đã có sinh hoạt Phật Giáo tại Lạc Việt rồi. Truyền thống lịch sử, Phật Giáo hòa hợp dân tộc, trở thành tôn giáo của dân tộc, hun đúc người Phật tử yêu nước, quê hương đồng bào, gìn giữ và xây dựng đất nước. Trần Nhân Tông là vị vua anh minh tài đức, khéo léo đoàn kết một lòng ý chí toàn dân, bao phen đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Phật Giáo Trúc Lâm cần được phát huy làm nền tảng đạo đức xã hội. HT Thích Thanh Từ 1971 tại Chơn Không Vũng Tàu tổ chức khóa tu Thiền. Đến năm 1994, hình thành nên: Trúc Lâm Đà Lạt, 2002 : Trúc Lâm Yên Tử. Đến nay nhiều tỉnh thành đã có các Thiền Viện của Phật Giáo Trúc Lâm. Thiền Trúc Lâm là di sản quý giá tổ tiên, phù hợp tâm tư nguyện vọng Việt Nam. Đàn hậu lai chúng ta phát huy tu học, ủng hộ, đóng góp đất nước giàu đẹp văn minh. Công trình Phật Đài thành tựu sẽ là quốc bảo, kỳ công nước nhà, kỳ quan thế giới, hiển thị chân lý bất diệt Nhiều người trong chúng ta quên hẳn Đức Phật thành Đạo nhờ tu thiền. Chủ trương tu hành Sơ Tổ Trúc Lâm tấm gương sáng ngời, khuyến nhủ chúng ta quay về, thực thể bất sinh bất diệt, quay về sống được với thực thể ấy và giải thoát Đức Phật đã bỏ tất cả quay lại chính mình, khám phá xong đi giảng dạy quần sanh. Cốt yếu của Đạo ở chỗ phản quang tự kỷ, thành thật với chính mình. Dù là cư sỹ tại gia thế sự đa đoan, với chí tiến tu cầu Đạo, Vua Trần Nhân Tông khi sơn hà lâm ngu, y xông pha chiến trận,khi yên việc nước, xả bỏ tất cả, xuất gia tu hành, danh thơm sống mãi muôn đời. Tất cả công việc lớn lao đều xuất phát từ cái tâm bản lai vô nhất vật, không hình bóng, nhiễm ô ấy. Khi nào tâm an hòa thì tạo nên quốc thái dân an. Công trình xây dựng Phật Đài hôm nay không vì danh lợi, hay vì bất cứ lý do gì khác mà là lòng thành, đóng góp phát huy kho tàng văn hóa dân tộc,, tri ơn tiền nhân. Cho dù phải trải qua vất vả bao nhiêu, mình làm được hưởng, phát nguyện không rời xa ta bà, không rời xa Phật Đài cho đến khi thành tựu viên mãn. Nhờ đó, thế hệ con cháu, đệ tử chúng ta không để các Ngài chìm trong quên lãng. Nếu tất cả chúng ta đoàn kết một lòng, chắc chắn sẽ thành công… Bước sang phần ý tưởng và công nghệ xây dựng Phật Đài, Tiến Sỹ Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ Tịch Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam phác họa tổng quan về kiến trúc, mỹ thuật, kỷ thuật của Phật Đài : Đây là công trình để tôn vinh tri ân, công trình văn hóa tâm linh, nguyện cầu cho Quốc Thái Dân An, sự thể hiện độc đáo của khả năng vận dụng khoa học, nghệ thuật, điêu khắc, xây dựng một cách sáng tạo hình thành nên một kỳ công mang nét đặc trưng văn hóa, nghệ thuật, xứng đáng là kỳ quan để hàng vạn, hàng vạn người thường xuyên đến chiêm ngưỡng. Đây là một di sản tôn giáo, tín ngưỡng quý giá, thế hệ chúng ta có đủ tâm và sức làm việc đó. Phật Đài mang giá trị nghệ thuật, bên trong Phật Đài sẽ được chưng bày bảo tàng, có hệ thống lịch sử Phật Giáo Việt Nam, di vật, tác phẩm nghệ thuật, hiện đại chưa có. Phật Đài sẽ được phối trí hòa hợp khung cảnh chung của Thiền Viện, kích thước lớn cần thiết để phù hợp không gian, thiên nhiên, dựa vào thế đất. Cần phải đảm bảo chất lượng nghệ thuật đủ khả năng thuyết phục lòng người, chuyển tải tư tưởng. Về kiến trúc, có lập trình chi tiết về hệ thống bê tông, sắt thép, xi măng, bên trong và lớp đá hoa cương bên ngoài. Pho tượng được nhìn từ các phía đều toát lên vẻ đẹp toàn hảo. Phật Đài sau này sẽ rở thành kỳ công, kỳ quan, kỳ tích … Phần cuối của chương trình Hội Thảo buổi sáng dành cho nhóm họa sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, TT. Trụ Trì, Tiến sỹ người Ý về khai thác đá Giacomo Porro và kỷ sư Lưu Văn Khương, mô phỏng lại bản thiết kế tượng Phật bằng công nghệ 3D bao gồm cả khả năng chống sét, chống trượt, tổng thể cấu trúc của đại tượng Phật. Bản vẽ phác thảo ra với dùng công nghệ 3D, cái kết cấu chắc chắn với nhau nhằm phô diễn tính vĩnh cửu của chân lý của Đức Phật và Đạo Phật. Công trình cần khối lượng nguyên vật liệu gồm 33 ngàn tấn đá, 100 ngàn m3, được chia làm 10 tầng có cả viện bảo tàng bên trong và một hội trường rộng rãi dưới chân Phật Đài. Theo Tiến sỹ Giacomo Porro Đá đã đi cùng nhân loại chúng ta từ hơn 2000 năm. Chúng ta bắt đầu từ thời đại đồ đá, rồi mới đến đồ đồng… Đá bền vững, giúp chúng ta bảo tồn,lưu truyền những tư tưởng văn hóa. Những mẩu đá được khai quật cũng giải mã được rất nhiều về các di tích lịch sử. Đá là phương tiện là đường đi, bảo vệ và là ngôi nhà của con người. Chúng tôi sẽ cố gắng tham gia cùng các bạn hợp tác về mặt kỹ thuật để khai thác đá cho công trình này. Mọi người được thưởng lãm sơ đồ cấu trúc chi tiết của Phật Đài và giải trình kết cấu từ các góc cạnh. Mong sao các công ty xí nghiệp khai thác đá Hoa Cương và nguyên vật liệu cũng như chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho Ban Quản Lý dự án sớm có đủ khối lượng và chất lượng đá như đã tính toán để bảo đảm tiến độ và sự thành tựu của công trình. Buổi làm việc buổi sáng được kết thúc bằng Đạo Từ và Ý Kiến chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Tấn Đạt TT Thích Tấn Đạt –UV thường trực HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký Ban hoằng pháp trung ương, Phó Văn phòng II TƯ GHPGVN : Cách hơn 10 năm tôi nghe Thầy Kiến Nguyệt bàn về công trình xây dựng Trúc Lâm Tây Thiên, bàn thảo hơn 2 giờ khi Thầy đến TPHCM thăm tôi và chờ đợi làm giấy tờ. Chúng tôi rất là cảm kích tấm lòng, tâm huyết của TT Thích Kiến Nguyệt về việc xây dựng thiền viện và tượng Phật. Hôm nay đến nơi đây chúng tôi rất an lòng. Chúng tôi được nghe từ các vị lãnh đạo chuyên trách, học giả, giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học chuyên ngành đóng góp phát biểu về công trình này với những phát biểu rất là khoa học. Chúng tôi xin được bày tỏ tấm lòng cảm kích, cảm ơn tất cả Chư Tôn Đức, TT. Kiến Nguyệt, các nhà khoa học chuyên ngành, các vị tham gia vào công trình xây dựng này.Thời đại ngày nay cần có những công trình gì đó biểu trưng tính sáng tạo thời đại chúng ta, đáp ứng tâm tư nguyện vọng Phật tử quần chúng trong và ngoài nước. Chúng tôi quả thật không ngờ quý vị cho chúng tôi những ý kiến rất sâu sắc về Phật và chư Tổ của chúng tôi. Một ngàn lời nói hay không bằng 1 hình ảnh đẹp, nếu ai có duyên với nó khi chiêm ngưỡng nó sẽ cảm nhận được sự an lạc. Mong rằng với ý nghĩa cao quý như thế, Chư Tôn Đức Tăng Ni và đồng bảo Phật Tử đã thấy được sự đóng góp các học giả, khoa học chuyên ngành rồi hãy cố gắng bằng khả năng của mình ít nhiều đóng góp công sức cho công trình này sớm hoàn thành. Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả quý vị và công trình của chúng ta. Trong giờ nghỉ trưa, nhiều nhà báo đã tranh thủ phỏng vấn chủ tọa đoàn về hạch toán kinh tế, quỹ tài chính, tìm kiếm vật liệu xây dựng, thời gian cho việc xây dựng và hoàn thành, những dự án chi tiết hơn về cấu trúc 10 tầng bên trong Phật Đài,… Sau giờ nghỉ buổi trưa, chương trình hội thảo buổi chiều được khởi đầu với bài hát Trúc Lâm một dải do TN. Như Hạnh sáng tác và trình bày ca ngợi về đất nước non sông, hành trạng của Sơ Tổ Trúc Lâm,… Thầy Đồng Trí mở màn trình bày trong buổi chiều với đề tài : “Mạch sống của Thiền Phái Trúc Lâm trong lòng dân tộc Việt Nam”. Sau khi giới thiệu cho hội chúng một cái nhìn tổng quan về “Phật Giáo hiện diện và phát triển tại Việt Nam trước triều đại nhà Trần”, diễn giả đi sâu khai thác : “Sự hình thành và nét đặc trưng của dòng Thiền Việt Nam - Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử” và chỉ ra : “Những đóng góp vô cùng ý nghĩa và lớn lao của Thiền Phái Trúc Lâm đối với Phật Giáo và đất nước Việt Nam” bao gồm : 1. Đặt trọng tâm ở chỗ : xoay vào mình, nhận ra nơi mình 2. Xây dựng nên một niềm tự tin lớn lao và cần thiết 3. Tinh thần vô ngã vị tha – dấn thân phục vụ 4. Dung hợp và tạo nên một hệ tư tưởng chủ đạo, thống nhất, nối kết tạo nên một sức mạnh bất khuất 5. Hình thành nên một Giáo Hội Phật Giáo với mô hình tổ chức quy mô và hoạt động hiệu quả 6. Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam 7. Xây dựng nếp sống an lành, hạnh phúc cho người dân 8. Phật giáo liên hệ với chính trị Từ đó diễn giả cho thấy nhu cầu cần thiết phải phục hưng dòng Thiền này và thực tế thì Thiền Sư Thích Thanh Từ đã tha thiết dấn thân làm từ 30 năm qua. Tính đến này các cơ sở Thiền Phái Trúc Lâm được thành lập khắp các tỉnh thành Việt Nam như Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Lạt, Huế, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Quốc, Tiền Giang, Cần Thơ, Hà Nội, Sa Pa, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Ngoài ra còn nhiều thiền viện nhỏ khác. Ở nước ngoài, đã có thiền viện Trúc Lâm ở Mỹ, Úc, Canada Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, trong hồ sơ Mộc bản, thì trong số 23 nước trên thế giới đã có tới 650 ngôi chùa thiền viện mang màu sắc Thiền phái Trúc Lâm đã xuất hiện và đang hoạt động hiệu quả, riêng nước Mỹ đã có tới 371 và các nước Châu Á (ngoài Việt Nam) cũng có 13 chùa thiền viện được tạo dựng. Con số thống kê nói trên cho thấy, tư tưởng và triết lý nhân văn của Thiền phái Trúc Lâm (biểu hiện cụ thể trong nội dung Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm) đang có ảnh hưởng sâu rộng không những ở Việt Nam mà còn lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới.. Ngay nơi Đại Học danh tiếng Hoa Kỳ, Đại Học Harvard đã có Viện Trần Nhân Tông, ngày 21/09/2012, Trần Nhân Tông Academy đã trang trọng tổ chức Hội nghị và Lễ trao giải thưởng Trần Nhân Tông về Hoà giải tại Harvard University, trao giải thưởng đầu tiên của tổ chức cho bà Aung San Suu Kyi và Tổng Thống Thein Sein. Lần đầu tiên trường Đại học Harvard tổ chức một giải thưởng mang tầm vóc quốc tế, giải thưởng Trần Nhân Tông về hòa giải với nhiều giáo sư, những nhân vật uy tín của nước Mỹ tham dự. Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Ky được trao tặng huân chương của Trần Nhân Tông Academy. Phần cuối của bài phát biểu, Thầy Đồng Trí nêu ra những ý nghĩa và giá trị,, những tác động tích cực của Quốc Thái Dân An Phật Đài tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên : Hình ảnh Đức Phật gắn liền với hòa bình. Ngài với tư thế ngồi thiền để nhắc nhở về vai trò của Thiền Định trong tu tập và giải thoát. Khi tâm bình thì thế giới bình. Quần chúng và hành giả cần nương Tam bảo bên ngoài để thể nhập được Tam bảo bên trong. Chiều cao 49m nhắc nhở hành trình tu 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề của Đức Phật. Phật Đài có 10 tầng biểu thị Thập Như Thị và Thập Lực Như Lai. Đây là việc kiến tạo nên một di tích lịch sử, hình thành một điểm đến lý tưởng cho Du Lịch, Hành Hương, hội tụ Văn Hóa, Kết nối với nhau. Nay trong thời đại giao lưu văn hóa toàn cầu, chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan, vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Đây là một kết cấu tổng quan hài hòa – Thiên Địa Nhân – phù hợp với không gian thiên nhiên, thế núi và Thiền Viện, khiến cho linh địa càng thêm huyền diệu, có giá trị vật thể, phi vật thể, văn hóa có tác động lớn lao đến giáo dục, cảm hóa và giáo dục hướng đến Chân Thiện Mỹ. Những sinh hoạt và viện bảo tàng nơi quang cảnh xúc tác cho việc kế thừam phát huy những giá trị cao quý của Đức Phật và Phật Giáo Trúc Lâm, ứng dụng phù hợp trong thời hiện đại. Một công trình quy mô được đầu tư và thiết kế với tổng quan hài hòa sẽ tạo nên kỳ quan, kỳ vĩ, kỷ lục mang tầm vóc quốc gia, quốc tế bao gồm cả hình thức và nội dung, giá trị bảo tồn lịch sử của viện bảo tàng và không gian tâm linh ttu tập. Công trình bày tỏ sự tôn kính và Tưởng niệm Tứ Trọng Ân, chư Phật Tổ và tiền nhân. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng, góp phần mở ra triển vọng tốt đẹp cho Phật Giáo Việt Nam. Tiếp theo phần phát biểu của Thầy Đồng Trí là phần đọc tham luận của SC Thích Nữ Hòa Hạnh, một Thiền Sinh thuộc Thiền Phái Trúc Lâm với đề tài : “ Phật đài Quốc Thái Dân An và phương pháp giáo dục thời đại” Diễn giả trình bày Giáo dục là nền tảng thiết yếu trong quá tình dựng nước, giữ nước, thế nhưng nền giáo dục nước nhà đang rơi vào thực trạng khó khăn. Những bài học từ Phật Hoàng Trần Nhân Tông : - Tư tưởng đạo đức thấm sâu vào lòng dân. - Lấy tư tưởng nhập thế ứng dụng cuộc đời, sự tu tập giác ngộ giáo lý của Vua quan nhà Trần. - Khơi dậy truyền thống yêu nước bảo vệ và xây dựng đất nước - Giáo dục đời sống tri túc: sống trong sự biết đủ, ko để sự tham ái làm đắm nhiễm, tang trưởng trí tuệ, đóng góp nhiều hơn sự phát triển đất nước. Xây dựng xã hội không tranh chấp, không ghanh đua, bon chen, bất an, người người thương yêu nhau, quốc gia thái bình - Thiết lập sự bất biến trong tinh thần tùy duyên: diệu dụng đem Phật pháp rộng độ quần sanh. - Quay về với Phật bên trong chính mình Những tinh thần của Phật Giáo giúp cho nền Giáo Dục xây dựng được những con người Việt Nam hoàn thiện cả về thể chất lần tinh thần. Một nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn thuộc thế hệ con cháu Đức Sơ Tổ Trúc Lâm, mang họ Trần, ông Trần Văn Quân trình bày đề tài rất quan hệ đến công trình này ; “Dưới bóng Phật đài, nghĩ về Thiền viện và con đường Phật Hoàng”, diễn giả nêu bật các điểm chính : - Cần phân biệt khái niệm đạo gốc và không lầm lẫn với Tôn giáo, gây ra những quyết sách sai lầm của dân tộc. - Gương Phật Tổ sáng ngời là vậy nhưng tại sao thế hệ chúng ta rất ít khi chúng ta đề cao giá trị của Thân giáo, có bao nhiêu đệ tử Phật dám đem mình ra làm gương, giáo hóa chúng sinh như hành trạng dấn thân khổ hạnh của Tổ Sư? - Chúng ta ko nên gọi là Thiền phái mà là Phật giáo Trần Nhân Tông- Phật Giáo Việt Nam để nhìn rõ những giá trịthuần việt, và cốt lõi tư tưởng. - Khơi sáng dậy giá trị truyền thừa, tái hiện sức sống của dòng thiền Trúc lâm yên tử. - Mẫu hình của xã hội hoàn thiện, mẫu mực nhất được xây dựng trên cơ sở văn hóa Phật Giáo tuyệt đối: toàn thiện, toàn giác, toàn tịnh, toàn thịnh, vô cùng chuẩn mực cho xã hội muôn đời, vấn đề là có thấu hiểu được không, áp dụng được không? Nhà văn- nhà báo Vũ Tất Tiến trình bày cảm tưởng trong bài viết “Chiêm bái Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên”, diễn giả cảm kích vì vốn là nhà báo hơn 20 năm, nay 76 tuổi nghỉ hưu hơn 15 năm, có cả 2 bài viết đều được đăng trong kỷ yếu và còn được hân hạnh mời chia sẻ mặc dù lĩnh vực Phật học là không phải sở trường của cuộc đời diễn giả. Diễn giả chỉ ra lỗ hổng lớn của tình trạng giáo dục hiện tại : nhà trường dạy chữ quá nhiều, dạy người thì ít, học sinh phải học ngày 2 buổi, bùng nổ thông tin và nhồi nhét qua sách vở, internet, tivi, ipad, …nhưng mỗi tuần có được bao nhiêu thời gian dạy và huấn luyện về cách sống, đạo làm người? Năm ngoái tôi đưa 2 cháu, tiếp xúc Ban Điều Hành Thiền Viện và khóa tu và hiểu hơn về chủ trương và đường lối khóa tu trong sứ mệnh “trồng người” Mỗi kỳ nghỉ hè là điểm đến hàng trăm Thanh Thiếu Niên Học Sinh “Tầm Sư Học…Thiền”. Thiền Viện không chỉ là nơi tu tập của tu sỹ mà là một trường học cho Thanh Thiếu Niên, dạy người, dạy họ tư cách, đạo đức, kỷ năng sống, tôi trực tiếp nghe dự thính các Thầy giảng. Ở đây, ăn uống, đi đứng, ngủ nghỉ, gặp nhau chào nhau, cái gì cũng phải học, để sống cho trọn phút giây hiện tại, lễ nghĩa hơn,… Thái Lan họ đưa Thiền vào trường học còn chúng ta đang có 1 phong trào tốt : Khóa Tu Mùa Hè cho Thanh Thiếu Niên, xem đó là phần bổ sung cần thiết cho giáo dục học đường. Phần kết thúc Hội Thảo, Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo, chủ tọa đoàn đã đúc kết nhấn mạnh lại những điểm chính mà Hội Thảo trải qua : - Chiều kích lịch sử cho đến xây dựng Phật Đài, những ảnh hưởng khác nhau - Tiếp tục đường lối, lối sống Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử, đạt được nhiêu vị thế - Sự cần thiết nên xây dựng Phật đài Thích Ca Mâu Ni có taamff vóc quy mô lâu dài tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. - Giải pháp công nghệ khi xây dựng công trình tượng Phật kể cả chất liệu cho đến công nghệ, kỷ thuật, những tính toán rất chi li, khoa học, đảm bảo công trình vừa quy mô, vừa thẩm mỹ, vừa bền lâu. Hội thảo dừng lại khi đạt được mục tiêu chính yếu, xin phép thay mặt Ban Tổ Chức tuyên bố Hội Thảo thành công viên mãn và bế mạc. Cuối cùng, TT. Thích Kiến Nguyệt nói lời tri ân đến mọi người, chúc tất cả thân tâm thường lạc, công việc thành tựu. Ngày Hội Thảo Khoa Học đã kết thúc, mọi người ra về trong niềm hoan hỷ và tin tưởng. Hoan hỷ là vì cùng thống nhất ý chí trong việc nhận định, đánh giá, thưởng thức những chân giá trị của Đức Phật và chư Tổ Sư Trúc Lâm để lại, những kiến thức bổ sung cho nhau vừa tiếp thu được. Tin tưởng là dựa trên những lòng tha thiết quan tâm đã bày tỏ, những khả năng chuyên môn đã thể hiện, những quyết nghị, chương trinh và hướng đi đã được xác đinh, mọi người cùng chung tay góp sức và cổ động cho nhiều người khác cùng tham gia, ủng họ trợ duyên cho Phật Đài Quốc Thái Dân An sớm thành tựu viên mãn. Mỗi người ra về một hướng và trở lại những nhịp điệu sống riêng của mình nhưng từ nay mỗi người đều có thêm một công việc thiêng liêng nữa để quan tâm : hướng đến Trúc Lâm Tây Thiên và Phật Đài đang xây dựng, chung một chí hướng : bảo tồn và phát huy giá trị cao quý của Đức Phật và chư vị Tổ Sư khiến thêm lung linh tỏa sáng, tác động xã hội, soi đường thế giới thêm Chân Thiện Mỹ. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong các tiến trình thi công xây dựng và trong ngày Đại Lễ Khánh Thành Phật Đài, trong những lần hành hương chiêm ngưỡng và trong những Lễ Hội Văn Hóa, những khóa tu tập diễn ra xung quanh Phật Đài. Đó là sứ mệnh thiêng liêng chúng ta thực hiện để thăng hoa chính mình và làm tốt Đạo, đẹp Đời :
Ta gặp nhau bàn dựng xây tượng Phật Chính ngay nơi vùng Tam Đảo Tây Thiên Mang cho Đời nhiều nội dung Phật chất Điểm tâm linh chờ đón khách hữu duyên.
Trúc vi vu chuyển đưa lời Pháp Ngữ Đá hiên ngang là chứng tích muôn đời Hồn Việt Nam ta nâng niu gìn giữ Ánh Từ Quang lan tỏa khắp nơi nơi Xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về buổi hội thảo:
Trúc Lâm Tây Thiên, Mùa Phật Đản PL 2558 Thích Đồng Trí
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |