Chi tiết tin tức

Bế mạc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông PG toàn quốc

17:29:00 - 13/06/2015
(PGNĐ) -  Như chúng ta đã được biết kháo “Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc” được diễn ra 2 ngày chính 12 và 13 /06/2015 tạo chùa Ba Vàng TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Sáng hôm nay, ngày 13 /06/ 2015 bế mạc khóa “Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc”.

Chứng minh buổi lễ có HT.Thích Gia Quang - Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban TTTT T.Ư GHPGVN- Trưởng Ban tổ chức; ĐĐ.Thích Trúc Thái Minh- Phó trưởng Ban Ban TTTT T.Ư GHPGVN; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; cùng các Ủy viên Ban TTTT T.Ư và địa phương, quý Chư tôn đức Tăng, Ni, cư sĩ, Phật tử các cộng tác viên đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước đã tham dự buổi lễ.

 

Mở đầu buổi bế mạc với sự chia sẻ của ông Bùi Hữu Dược về chủ đề: “Truyền thông và những đặc thù trong truyền thông Phật giáo”

Ông Bùi Hữu Dược chia sẻ: “ Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau nhằm chia sẻ thông qua các quy tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp, thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận

Phát triển truyền thông là phát triển những kỹ năng, điều kiện, quá trình tạo khả năng từ người gửi thông tin đến người nhận thông tin, giúp người nhận hiểu những gì người gửi chuyển tải đến với hiệu quả cao nhất ”.

Nội dung truyền thông là cái cần được đưa tới người nhận, bao gồm: thông tin sự kiện, kinh nghiệm hiểu biết, lời khuyên, mệnh lệnh, hoặc câu hỏi,…

Hình thức là cách thức để chuyển tải cái cần chuyển tới người nhận: ngôn ngữ nói viết, hình ảnh, ký hiệu, biểu cảm…

Mục đích là mong muốn truyền thông hướng tới nhằm làm gì với đối tượng là cá nhân hay tổ chức, cộng đồng,… vì mục đích gì, tốt hay xấu…,

Nội dung truyền thông, luôn là vấn đề được người tiếp nhận quan tâm bởi thông tin có đáp ứng nhu cầu, có mới, có hấp dẫn, có ích , có phù hợp với người tiếp nhận không. Nội dung truyền thông có phong phú và đa dạng tùy vào mục đích và phương thức mà lựa chọn nội dung cần truyền thông, trong sự đa dạng ấy với truyền thông Phật giáo, ngoài ra truyền thông Phật giáo còn cần phải “gạn đục khơi trong .

Đặc thù truyền thông Phật giáo: Mỗi đối tượng trong xã hội có một đắc thù riêng, truyền thông đến các đối tượng khác nhau, tôn trọng tính đặc thù truyền thông mới có hiệu quả: trẻ em nhí nhảnh, nhanh, vô tư, vui tươi; Tuổi già trang nghiêm, chậm rãi, chuẩn mực…Truyền thông Phật giáo cho xã hội và cho người có đạo, tính trung thực và tính khoa học của truyền thông Phật giáo, tính khoan dung, đoàn kết và xây dựng của truyền thông Phật giáo…

 

Tại buổi lễ HT.Thích Gia Quang đã phát biểu bế mạc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông phật giáo toàn quốc.

 

Ban tổ chức đánh giá cao sự cố gắng của quý vị học viên và trân trọng cảm ơn các giảng viên: Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn - Nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân - Nguyên Phó trưởng Ban TTTT Ban Tôn giáo Chính phủ và Tiến sĩ Bùi Hữu Dược -Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính phủ đã giảng dạy các chuyên đề quan trọng về truyền thông Phật giáo.

Tại khóa bồi dưỡng với ba chuyên đề học tập các học viên đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thông, cùng nhau bàn luận, đào sâu thêm suy nghĩ, phát huy ý tưởng đóng góp thiết thực cho công tác hoằng dương chính pháp lợi lạc quần sinh.

Sau hai ngày học tập, lớp học đã đạt được những kết quả khá tốt như việc thực hiện nghiêm túc giờ giấc, đảm bảo nội dung vừa cung cấp những kiến thức cơ bản, vừa bổ sung những kiến thức mới hết sức bổ ích.

Thập Bát Công

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin