Chi tiết tin tức Ninh Bình: Hoa Lư khai mạc lễ hội, cầu siêu các vị tiền bối hữu công 00:32:00 - 27/04/2015
(PGNĐ) - Chiều và tối 26/04/2015 (nhằm ngày 8-3-Ất mùi) tại xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình), BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng với UBND tỉnh, Ban Thường vụ huyện ủy Hoa Lư tổ chức lễ dâng hương và cầu siêu các vị hữu công, đồng bào tử nạn, chiến sĩ trận vong tại đền vua Đinh – vua Lê, mở màn khai hội truyền thống cố đô Hoa Lư năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 1047 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế.
Đúng 14h chiều ngày 26/4,Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, cùng với các tăng ni, phật tử đã tiến hành Đại lễ cầu siêu và lễ hội Hoa Đăng“thành kính tri ân chư vị Hoàng đế - chư vị tiền bối hữu công - chư vị văn quan võ tướng - chiến sỹ tử trận - anh hùng liệt sỹ”. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính hướng về cửu huyền thất tổ, tình yêu nước, sự tri ân hướng về các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền non sông. Đây cũng là sự thể hiện lòng trắc ẩn đối với vong linh những người đã hi sinh vì đất nước. Đại lễ cầu siêu bắt đầu từ 14h và kết thúc vào 23h tối cùng ngày.
Ôn lại lịch sử hào hùng và công lao to lớn của triều đại nhà Đinh, Tiền Lê với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm với 3 triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý đã gắn liền với tên tuổi của 3 vị Hoàng đế anh minh là: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành, Vua Lý Thái Tổ.
Lễ hội Cố đô Hoa Lư đã được bắt đầu ngay khi nhà Lý dời đô về Thăng Long – Và trên nền móng của cung điện Hoa Lư, hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê được tạo dựng. Để có được một hình thức lễ hội như hiện nay là cả một quá trình mà trong đó hoà quyện những sự kiện lịch sử và truyền thuyết dân gian. Hình thức của lễ hội gồm có: Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Tập trận cờ lau, Tế nữ quan, Kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm thi và những tiết mục biểu diễn, thi đấu quen thuộc đối với nhiều lễ hội truyền thống dân gian khác.
Đã ngót một nghìn năm, kể từ khi kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, phong sương, hoài niệm, những âm thanh của trống hội Thăng Long vẫn luôn cộng hưởng, hùng tráng, khoan nhặt cùng tiếng trống rước nước ở Hoa Lư để hướng về cội nguồn, thêm đậm đà bản sắc dân tộc. Trong Phật giáo còn có lễ truyền đăng, có nghĩa là truyền cho nhau niềm tin, truyên cho nhau chân lý. Thắp sang một ngọn đèn trên tay, thắp sáng tâm niệm lành, thắp sáng lên tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản. Hy vọng mỗi ngọn đèn trên tay chúng ta được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng từ bi xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lwoif cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc Trong ý nghĩa đó, việc tổ chức lễ hội Hoa đăng cũng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau. Người dâng đèn có được phúc báo trí tuệ sáng suốt và hưởng nhiều ích lợi.
Tin, ảnh: Thập Bát Công
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |