Chi tiết tin tức Tiểu sử Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện 18:05:00 - 25/08/2015
(PGNĐ) - Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện, húy thượng Trừng hạ Hoằng, tự Thiện Hóa, dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 42. Thế danh Huỳnh Phát, sinh quán tại làng Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, con của cụ ông Huỳnh Kỷ và cụ bà Lê Thị Lắm, trong gia đình kính tin Tam Bảo .
Ngài là con thứ hai trong gia đình gồm ba chị em: Chị đầu là mẹ của Sư cô Thích Nữ Diệu Quang và em kế là Hòa thượng Thích Nhơn Duệ khai sơn chùa Thiên Quang, thôn Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh. Cả ba anh chị em ngài đều là con nuôi của Tổ sư Ngộ Thủ, hiệu Phổ Xứ, tại thảo am xứ Đồng Nẩy, Ninh Hòa. Khi tổ sư về chùa Kim Long,. Cả anh chị em cùng theo về rồi được ngài Phổ Xứ cho quy y với Tổ Sư Thích Phước Tường tại chùa Kim Long, Phú Hòa, một danh tăng đương thời tại Khánh Hòa, làm Bổn Sư thế phát từ đó cơ duyên tu tập và đạo hạnh vun bồi ... Lúc thì theo bổn sư vào chùa Hội Phước, Nha Trang, khi thì bổn sư về kế thế Tổ đình chùa Thiên Bửu, Điềm Tịnh và hành đạo các nơi ... Sau đó được thỉnh về trụ trì chùa Phước Thọ, thôn Đại Cát, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa. Mặc dù nhiều Phật sự nhưng ngài đã cùng với chư huynh đệ đồng môn như ngài Nhơn Sơn, Chùa Lỗ mây; ngài Nhơn Hoằng, Chùa Hang, Hòn Hèo; ngài Nhơn Tri, Chùa Thiên Ân vv… thường phát nguyện tu khổ hạnh trên non; từ Núi Beo (Vạn Ninh), Hòn Hèo, (Ninh Hòa); Hòn Chuông, (Nha Trang), Hòn Dung (Diên Khánh) … Năm Bính Ngọ 1906. Quan Tuần Vũ Khánh Hòa lập chùa Linh Quang, trên núi Đại An, cạnh Am Chúa, do cảm mến đạo đức tu hành của ngài nên đã thỉnh về ở chùa Linh Quang. Ngôi chùa Linh Quang vốn là chốn núi rừng nhưng lại một ngôi am miếu thờ Thiên Y Thánh Mẫu nên hằng tháng hoặc đến tiết xuân kỳ thu tế thì Hoàng gia, quan lại, dân chúng thường lui tới chiêm bái tấp nập… Vậy nên mặc dù nể tình lúc thiếu thời tâm giao nhưng bây giờ giữa người quan chức đạo tâm là một sa môn khổ hạnh dẫu thân thiết bao nhiêu ngày nay chúng ta vẫn có thể hiểu là chút gì xa xôi ngăn cách! Năm Ất mão (1915), trong kỳ chủ tế của các hàng Quan chức địa phương. Tùng theo duyên ấy ngài được thỉnh chính thức làm thủ tọa chùa Linh Quang, và hưởng trợ cấp theo bậc ngạch Quan Tăng. Rồi không rõ thời gian bao lâu thì ngài thành “ Tự trưởng ” để tương xứng với ngôi chùa “ Quan Tự ” một trong những danh lam của tỉnh Khánh Hòa. Năm Bính Thìn (1916) ngài trùng tu chùa Linh Quang, kiên cố bằng móng đá, tường vôi, mái ngói … khang trang. Nay còn nền móng bên cạnh Am Chúa, núi Đại An. Năm Canh Thân (1920) được sự đề bạt của bà Từ Cung, Đoan Huy Hoàng Hậu, nhân lễ Ngũ Niên của Vua Khải Định. Được Bộ Lễ Triều đình Huế ban chức: “ Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện, trụ trì Quan tự ” và cũng trong năm này theo nhu cầu của Hoàng gia, Ngài đã cùng với bổn sư Hòa thượng Thích Phước Tường, chùa Thiên Bửu,(Điềm Tịnh, Ninh Hòa); hòa thượng Thích Từ Nhãn chùa Bát Nhã, (Phú Yên), và chư tăng bản hạt lên vùng “ Hoàng Triều Cương Thổ ” tỉnh Đồng Nai thượng, chứng minh cho đệ tử Tâm Trung - Từ Lý - Minh Đạo, tức sau này là Hòa thượng Thích Nhơn Thứ sáng lập Chùa Linh Quang thành phố Đà Lạt ngày nay. Rồi từ đó, vậy là canh cánh trong lòng ước nguyện du sơn chưa thỏa, nên ngài phát nguyện nhập thất lần thứ nhất là ba năm với hạnh nguyện “ Tuyệt Cốc ” không ăn cơm, chỉ dùng rau dưa. Thảo thất nằm bên ngôi " Quan Tự Linh Quang "sớm khuya tiếng niệm Phật, lời kinh Pháp Hoa, Kim Cang …. vang vọng bên triền đồi Qua Sơn, thúc dục lòng Đạo của người dân tứ thôn Đại Điền, thuộc tổng Trung Châu ngày ấy. Trong số đông đảo tín đồ đó ngày nay còn nhớ biết thì quá nhiều song đáng kể thì có các gia đình của ông Ngô Tương; Lê Thị Lai; Nguyễn Chân… đem lòng tinh tấn hộ trì. Đặc biệc hơn nữa có hai vị phát tâm xuất gia sau này là Hòa thượng Thích Nhơn Thứ và Hòa thượng Thích Nhơn Hưng thành danh. Năm Giáp Tý (1924) nhằm năm đầu can chi, nên các đình, đền, am, tự…và trong bá tánh nhân dân nơi nơi đều có nhiều lễ hội. Ở Miền Nam, phủ Tân An, huyện Tân Thạnh, tổng Thạnh Hội Thượng, xã Bình Lập, có đệ tử là bà Hồ Thị Tử pháp danh Tâm Quảng phát tâm đúc Đại Hồng Chung cúng dường chùa Linh Quang, và được Hòa thượng trụ trì hiệu Nhơn Nguyện chứng minh, để cầu siêu cho Hồ Văn Cương. Sau khi chứng minh đúc Đại Hồng Chung, Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện trỡ lại nhập thất lần thứ hai, lúc này tăng thêm lời nguyện trước là chỉ dùng rau rừng ăn sống, uống nước lạnh và một đại nguyện “ Xả Thân ”. Công việc Phật sự của chùa Linh Quang lúc này đã có hai vị đệ tử lo liệu Do công hạnh tu hành và hàng Quan chức quý trọng, bá tánh suy tôn, nên sau khi Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện hỏa thiêu viên tịch tôn kính làm tổ sư Khai Sơn Chùa Linh Quang Ngày 12 tháng 7 năm Đinh Mão (1927) Bổn tự tăng chúng, tín đồ dự kiến mở Đại Trai Đàn nhân sắp đến Lễ Vu Lan và chuẩn bị ngày khai thất của tôn sư, thì vào giữa đêm ngài đã phát nguyện thiêu thân tại trong thảo thất chùa Linh Quang, trên lưng đồi Qua Sơn, núi Đại An Am Chúa, (Diên Khánh) bảo tháp tôn trí tại dưới chân núi Đại An, nay là khu vườn tháp chùa Linh Quang, Diên Điền, Diên Khánh (Khánh Hòa).
Trí Bửu: Thành kính đảnh lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 88 Tổ Khai sơn chùa Linh Quang (12-7-Đinh Mão/1927-12-7-Ất Mùi/2015)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |