Chi tiết tin tức

Tin Tức Phật Giáo Thế Giới Tuần 3 Tháng 8/2015

12:45:00 - 22/08/2015
(PGNĐ) -  NHẬT BẢN: Học sinh ngăn chặn hành vi trộm cắp bằng bản sao in 3D của những tượng Phật vô giá

 

Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các vụ trộm cắp những tượng Phật có giá trị, một số nhóm tại Nhật đang chuyển sang việc in 3D để tạo ra những bản sao của các tượng của họ.

Các học sinh tại trường Trung học Kỹ thuật Wakayama đã dùng các máy quét 3D để tạo ra bản sao một tác phẩm điêu khắc thần Aizen Myoo cho một ngôi chùa địa phương. Phải mất 6 tháng các em mới hoàn tất mô hình để chuẩn bị cho việc tạo tác bản sao được in 3D.

Các học sinh đã và đang khuyến khích các chùa khác trên khắp nước Nhật để tạo “những bản sao chép dự trữ” của các tượng Phật quý giá của họ. Các chùa đã bắt đầu nghe lời khuyên này.

Trụ trì chùa Jiangjin từng quan tâm về việc có thể xảy ra hành vi trộm cắp một pho tượng Phật A Di Đà có giá trị. Sau khi tìm hiểu về kỹ thuật in 3D, ông đã cho làm bản sao của tượng và trao pho tượng gốc cho một bảo tàng địa phương cất giữ cho an toàn.

Bảo tàng này cũng trưng bày bản sao in 3D của pho tượng nói trên để khách tham quan khiếm thị có thể sờ vào và cảm nhận được tượng, là điều không thể làm đối với tượng gốc được tôn trí trong khung kính.

(Lion’s Roar – August 17, 2015)

 Tin PGTG 3-8-15 (1)

Một tượng của Phật giáo in 3D do các học sinh trường Trung học Kỹ thuật Wakayama (Nhật Bản) tạo tác

Tin PGTG 3-8-15 (2)

Một tượng Phật được in 3D tại trường Đại học Seton Hill, PA, Hoa Kỳ

Photos: Lion’s Roar

 

ẤN ĐỘ: Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo KJ Somaiya giới thiệu các khóa học tiếng Pali

Mumbai, Ấn Độ - Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo KJ Samiaya, với mục đích trở thành một trung tâm hàng đầu về học tập và nghiên cứu Phật giáo ở Nam Á và Đông Nam Á, vừa công bố các khóa học bằng tiếng Pali.

Các khóa học có chứng chỉ được tổ chức gồm Pali Sơ cấp (thời gian 4 tháng), Nghiên cứu Nguyên bản Pali (10 tháng) và Pali Cao cấp (2 năm).

Các khóa học sẽ bắt đầu từ tuần lễ đầu tiên của tháng 9-2015.

Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo JK Somaiya thai nghén với sứ mạng thực hiện nghiên cứu đa học thuật và toàn diện về nghiên cứu Ấn Độ hoặc theo logic Ấn Độ nói chung và Nghiên cứu Phật giáo nói riêng, và cộng tác với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo.

(NewsNow _ August 17, 2015)

Tin PGTG 3-8-15 (3)

Sách Phật giáo bằng tiếng Pali

Photo: ET Bureau
 

HÀN QUỐC: Con số chính xác của các mộc bản Tam Tạng kinh điển Triều Tiên

Tam Tạng kinh điển Triều Tiên là bộ kinh Phật thế kỷ thứ 13 được khắc trên hơn 80,000 bản in bằng gỗ. Nó được xem là bộ kinh Phật giáo toàn diện nhất được tìm thấy tính đến nay.

Các mộc bản kinh được lưu giữ tại Chùa Haein, một Di sản Văn hóa UNESCO ở Hapcheon, tỉnh Nam Gyeongsang của Hàn quốc.

Số lượng của những mộc bản là một nguồn tranh luận vì không có nghiên cứu toàn diện nào được thực hiện về việc này, ngay cả sau khi nó được xem là một bảo vật quốc gia vào năm 1962.

Nhưng sau 10 năm đếm và chứng thực, Ban Di sản Văn hóa cho biết đã xác định rằng có 81,352 mộc bản của kinh này, tức là nhiều hơn 94 bản so với con số được ghi nhận vào năm 1915 khi Triều Tiên là thuộc địa của Nhật. Trong số này có 36 bản được tạo tác vào thời cai trị của thực dân Nhật từ 1910 đến 1945.

(koreatimes.co.kr – August 17, 2015)

Tin PGTG 3-8-15 (4)

Một mộc bản của Tam Tạng kinh điển Triều Tiên

Photo: Google

 

HOA KỲ: Trung tâm Getty tại Los Angeles triển lãm nghệ thuật hang động Phật giáo Đôn Hoàng

Trung tâm Getty ở Los Angeles gần đây đã công bố sẽ tổ chức một cuộc triển lãm quan trọng về Hang động Phật giáo Đôn Hoàng từ ngày 7-5 đến 4-9-2016.

Triển lãm ‘Chùa chiền Hang động của Đôn Hoàng: Nghệ thuật Phật giáo trên Con đường Tơ lụa của Trung Hoa’ sẽ trưng bày 3 bản sao đúngkích thước của các chùa của hang Mạc Cao, cũng như nhiều hiện vật như tranh vẽ và bản thảo có nguồn gốc từ hang này.

Hang động Mạc Cao của Đôn Hoàng, nằm cách thị trấn Đôn Hoàng 25km trong sa mạc Gobi ở tây bắc Trung quốc, bao gồm gần 500 chùa hang được trang trí của Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thứ 14. 

Được tổ chức bởi Học viện Bảo tồn Getty (GCI), Học viện Nghiên cứu Getty (GRI), Hàn lâm viện Đôn Hoàng và Hội Đôn Hoàng, cuộc triển lãm nói trên kỷ niệm hơn 25 năm hợp tác giữa GCI và Hàn lâm viện Đôn Hoàng để bảo tồn và bảo vệ Di sản Thế giới UNESCO này.

(NewsNow – August 18, 2015)

Tin PGTG 3-8-15 (5)

Một bích họa thời nhà Đường ở hang Mạc Cao của Đôn Hoàng

Photo: NewsNow

 

THÁI LAN: Các tu sĩ Phật giáo mở cửa lại Đền thờ Erawan sau vụ đánh bom

Sáng ngày 19-8-2015, chư tăng đã hướng dẫn một nghi lễ tại đền Erawan của Bangkok khi ngôi đền nổi tiếng này mở cửa lại cho công chúng. Các nhà sư tụng kinh tiếp dẫn vong linh của những người thiệt mạng, và nhận hoa sen và nhang hương cúng dường từ tang quyến của các nạn nhân.

Vụ đánh bom tại đền Erawan vào ngày 17- 8 đã khiến 20 người chết, trong số đó có 11 người ngoại quốc, và hơn 100 người bị thương.

Tượng thần Brahma 4-mặt của Ấn Độ giáo (ở Thái Lan gọi là Phra Phrom), là pho tượng chính của ngôi đền này, đã bị hư hại nhẹ trong vụ tấn công. Nhà chức trách nói rằng pho tượng sẽ được sửa chữa vào ngày 24-8-2015. Trong văn hóa Thái, Phra Phrom được xem là một vị phúc thần và hộ pháp và là tiêu biểu cho sự pha trộn độc đáo của các truyền thống Phật giáo và Ấn Độ giáo.

(Buddhistdoor Global – August 20, 2015) 

Tin PGTG 3-8-15 (6)

Chư tăng cúng dường tại Đền Erawan ở Bangkok

Photo: abc,net  

Tin PGTG 3-8-15 (7)

Một trong 4 mặt của tượng thần Phra Phrom (Brahma) bị hư hại

Photo: straitstimes.com

 

Theo Hoa Vô Ưu

Diệu Âm lược dịch

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin