Chi tiết tin tức

Hà Nội: Giao lưu tọa đàm về An toàn giao thông

20:58:00 - 12/11/2015
(PGNĐ) -  Hưởng ứng chương trình “Thập kỷ hành động  vì an toàn đường bộ giai đoạn 2011 - 2020” theo tinh thần Nghị quyết A/64/L.44 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thực hiện chương trình công tác Năm an toàn giao thông 2015, hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giaothông” tại Việt Nam năm 2015, chiều nay (12/11), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, đã tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm với chủ đề: “Tưởng nhớ người đi vì người ở lại” tại trụ sở của Đài số 3-5, Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tham gia chương trình có ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng UBATGT Quốc gia; ông Lưu Xuân Bình, Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT thành phố Hà Nội; Đại đức Thích Giác Vũ, Chánh Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Nam Định; Ban Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; các sinh viên trường Đại học GTVT và đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, các hoạt động hưởng ứng Ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông bắt đầu được thực hiện từ năm 2012. Năm nay, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố phát động và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về sự kiện tưởng nhớ nạn nhân tai nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc từ ngày 15/10 đến 15/11. 

 

MC Trọng Hùng và các khách mời của chương trình


Buổi giao lưu tọa hôm nay xoay quanh chủ đề: “Tưởng nhớ người đi vì người ở lại”. Thông qua chương trình cũng để gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh mọi giai tầng trong xã hội biết về hậu quả to lớn, lâu dài của tai nạn giao thông; chỉ ra các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn giao thông tại Việt Nam; nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; góp phần thực hiện mục tiêu tiếp tục kéo giảm số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông; kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng về những tổn thất, khó khăn của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông.
Theo ông Nguyễn Trọng Thái cho biết, trong 10 tháng đầu năm (tính từ 16/12/2014 đến 15/8/2015), tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí. Theo đó, toàn quốc xảy ra 18.437 vụ, làm chết 7.185 người, làm bị thương 16.755 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.364 vụ (-11,36%), giảm 290 người chết (-3,88%), giảm 3.218 người bị thương (-16,11%).
Tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 8.396 vụ, làm chết 7.185 người, bị thương 4.798 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 301 vụ (-3,46%), giảm 290 người chết (-3,88%), giảm 266 người bị thương (-5,25%). Va chạm giao thông xảy ra 10.041 vụ, làm bị thương nhẹ 11.957 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.063 vụ (-17,04%), giảm 2.952 người bị thương (-19,80%).

 

Các vị khách mời tham gia chương trình


Ông Lưu Xuân Bình cho rằng ngành giáo dục và đào tạo  hiện đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao ý thức thế hệ học sinh,sinh viên đối với an toàn giao thông. Việc giáo dục các thế hệ trẻ  luôn được coi là giải pháp tối ưu để hình thành một thói quen, một nếp sống an toàn. Một số giải pháp được đưa ra là các chương trình an toàn giao thông với những quy định cụ thể về luật giao thông đường bộ  được giảng dạy tại các trường học như một môn học bắt buộc.

 

Đại đức Thích Giác Vũ chia sẻ tại buổi giao lưu tọa đàm


Tại giao lưu, Đại đức Thích Giác Vũ cũng cho biết, tại Nam Định năm 2014 có 149 vụ tai nạn giao thông, làm 64 người chết, 148 người bị thương, nhưng 10 tháng đầu năm 2015 đã có 129 vụ tai nạn giao thông, làm 64 người chết và 118 người bị thương. So với tình hình chung của cả nước thì có tăng nhẹ. 
Đại đức cũng chia sẻ thêm về sự kiện Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông tại Nam Định vào ngày 8.11.2015, với số lượng người tham dự khoảng hơn 7000 người. Chương trình tổ chức năm nay được đánh giá là quy mô, mang tính nhân văn sâu sâu sắc, tạo được sức ảnh hưởng và truyền tải những thông điệp về luật giao thông. Ngoài mặt ý nghĩa về phần tâm linh cho người đã mất thì đây chính là sự kết nối với những người ở lại khi họ biết về nguyên nhân và hậu quả do TNGT mang lại như thế nào để có những việc làm và hành động thiết thực giảm thiểu TNGT trên mọi tiêu chí. Góp phần nâng cao ý thức của mọi người khi tham gia giao thông. Đây là dịp kêu gọi mọi người hành động tưởng nhớ nạn nhân, cùng chia sẻ nỗi đau và sự mất mát người thân của họ. Đồng thời là cơ hội để mỗi người nhắc nhở bản thân, người thân về sự trân trọng cuộc sống và có những hành động cụ thể góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cộng đồng. Vì ngoài tổn thất về về con người, vật chất, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người ở lại, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của các địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.

 

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN Thích Thiện Nhơn tặng quà cho các gia đình nạn nhân bị TNGT


Đồng thời Đại đức cũng cho biết, ngoài những nguyên nhân chủ quan, còn có những nguyên nhân khách quan. Đó là các lực lượng làm công tác về trật tự an toàn giao thông như CSGT, TTGT… cũng phải xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, sự liêm chính trong công tác, tạo sự tin tưởng, gần gũi và tâm lý thoải mái cho những người tham gia giao thông. Tuy nhỏ nhưng hiệu quả do nó đem lại rất lớn. CSGT Đà Nẵng là một điển hình trong cả nước về vần đề này.
Hiện trung bình mỗi năm hàng chục nghìn người chết vì tai nạn thông. Hệ lụy của tai nạn giao thông tới cuộc sống của mọi gia đình và xã hội là vô cùng lớn. Vì vậy, thông chương trình giao lưu “Tưởng nhớ người đi vì người ở lại” ngày hôm nay mong muốn được cộng đồng cùng suy ngẫm và hành động vì một tương lai an toàn, một xã hội phát triển bền vững. Hãy cùng tuân thủ nghiêm các quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ để không còn những cái chết vô nghĩa và đầy thương tâm, không còn những người mới trẻ tuổi đã mất đi khả năng lao động hay những đứa trẻ vừa chào đời đã mất đi một phần cơ thể, hay mồ côi cha mẹ.


 Tin: Giác Vũ - Ảnh: CTV

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin