Chi tiết tin tức

Giáo hội cần quản lý phát ngôn thống nhất

21:48:00 - 13/11/2019
(PGNĐ) -  "Cùng một sự việc, cùng một hiện tượng nhưng quan điểm của Phật giáo, của một số cá nhân chư vị tôn túc cũng phát biểu không thống nhất. Tôi nói ví dụ sự việc chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, sự việc ‘oan gia trái chủ’, ngay trong Giáo hội đăng đàn trên các phương tiện internet, các mạng xã hội cũng nhiều quan điểm khác nhau. Có vị cho rằng đây là đúng với giáo lý Phật giáo. Cũng có vị cho rằng rằng đây là trái với đạo lý, đạo đức Phật giáo. Không định hướng được dư luận quần chúng, không định hướng được tính chính thống về vấn đề này. Cho nên trong quản lý, trong phát ngôn phải có sự quản lý thống nhất”.

Ông Vũ Chiến Thắng phát biểu tại khoá tập huấn truyền thông Phật giáo tại Long An

 

Đó là nhận định của ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, một trong những nội dung đáng chú ý về thực trạng truyền thông Phật giáo thuộc GHPGVN, phát biểu tại lễ khai mạc khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý thông tin-truyền thông Phật giáo, do Ban Thông tin-Truyền thông T.Ư phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An tổ chức tại TP.Tân An, ngày 1 và 2-11 vừa qua. Nội dung này đã được các kênh truyền thông của Văn phòng Trung ương Giáo hội, Văn phòng II Trung ương Giáo hội, Phật giáo Long An, Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN chuyển tải trực tiếp qua việc livestreams trên các mạng xã hội.

Người đứng đầu cơ quan quản lý về tôn giáo của Chính phủ đã có cái nhìn thẳng thắn, những mặt tích cực, cơ hội của công nghệ số đã cho phép tín đồ Phật giáo có thể tương tác, đàm đạo Phật pháp, xóa nhòa đi khoảng cách về thời gian, không gian, góp phần đưa văn hóa Phật giáo đến với xã hội, truyền tải và lan tỏa những tư tưởng văn hóa tốt đẹp, giáo lý Phật-đà, những tinh hoa của Phật pháp đến với đông đảo quần chúng, thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực tế cũng đã được vị lãnh đạo cao nhất của Ban Tôn giáo Chính phủ nêu ra, đó là “trong thời gian qua, tần suất đăng tải các thông tin tiêu cực liên quan đến Tăng, Ni Phật giáo trên mạng xã hội tăng nhanh, những hình ảnh tự viện Phật giáo sinh hoạt tôn giáo không đúng với Chính pháp, đi ngược lại với truyền thống dân tộc như chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh, hay sự việc Tăng, Ni vi phạm đạo hạnh, giới luật, đặc biệt là giới dâm như sự việc sư Thích Thanh Toàn ở chùa Nga Hoàng, tỉnh Vĩnh Phúc,… đã tạo nên khủng hoảng truyền thông, ảnh hưởng đến Tăng đoàn, ảnh hưởng đến hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. “Nhiều phần tử cực đoan hoặc định kiến với Phật giáo đã khai thác tiêu cực để làm suy giảm giá trị của Phật giáo mà Tăng, Ni Phật giáo ít có bài viết phản biện trở lại”.

Ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cũng nhấn mạnh những bất cập dẫn tới tình trạng nhiễu loạn thông tin, liên quan tới công việc cần khắc phục là quản lý thông tin và phát ngôn, một trong những việc làm cần yếu không chỉ đối với Giáo hội mà với bất cứ tổ chức, cá nhân nào ở thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay.

Ông Vũ Chiến Thắng cũng đã đề nghị trong bài phát biểu của mình với sự hiện diện của HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS và chư vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, ngành thông tin-truyền thông những việc cần làm để lấy lại thực chất, hình ảnh vốn đẹp đẽ của Phật giáo.  

 

Hoàng Độ

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin