Chi tiết tin tức TP. HCM: TT. Chân Quang giảng tại chùa Phật học Xá Lợi, Q.3 20:55:00 - 16/06/2014
(PGNĐ) - Vừa qua, chiều ngày 07/06/2014, tại Giảng đường chùa Xá Lợi đã diễn ra buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng do Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ban Phật học chùa Xá Lợi (89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.HCM tổ chức.
Với đề tài SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHI PHẦN BÁT CHÁNH ĐẠO, TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN – một vị thầy có nhiều năm thực hành chánh pháp và hướng dẫn nhiều đạo tràng tu tập trong cả nước, đã giúp quý phật tử nhận thức rõ hơn về Bát Chánh Đạo, nhất là sự hỗ tương giữa 8 chi phần từ Chánh kiến đến Chánh định. Đến chứng minh và tham dự với sự hiện diện của : TT Thích Đồng Bổn - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học Việt Nam - quyền Trụ trì chùa Phật học Xá Lợi; ĐĐ Thích Tuệ Nhật cùng đông đảo sự hiện diện của những cư sĩ trí thức Phật giáo, Phật tử từ các tỉnh và thành phố HCM. Đúng 15h00”, buổi nói chuyện bắt đầu. ĐĐ Thích Tuệ Nhật đã giới thiệu duyên khởi và ý nghĩa khái quát đề tài của buổi Pháp thoại. Vào đề tài Thượng tọa Giảng sư nhấn mạnh “Bát Chánh Đạo” là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Cho nên Thượng tọa yêu cầu các Phật tử khi đến với Phật Phápthì phải nắm được Bát Chánh Đạo ở mức độ cơ bản nhất (tức liệt kê được các chi phần Bát Chánh Đạo). Còn để hiểu được từng chi phần của Bát Chánh Đạo thì chúng ta phải tu tầm một ngàn kiếp, và người trí tuệ tới đâu thì sẽ hiểu Bát Chánh Đạo tới đó.Ví dụ khi được hỏi Chánh kiến là gì? – Là hiểu đúng, trả lời như vậy cũng không sai nhưng đối với một vị Bồ tát, khi được hỏi Chánh kiến là gì thì Ngài sẽ trả lời cho ta mười năm cũng không hết, chỉ vì cái nhìn của Ngài về Bát Chánh Đạo thấu đáo và vô tận. Tuy nhiên, việc liệt kê Bát Chánh Đạo không thì đơn giản quá, ai cũng biết rồi lần lần quên lãng và cũng ít khi được mọi người nhắc tới, làm mọi người cứ nghĩ Bát Chánh Đạo là cơ bản, là đơn giản và thấp. Nhưng nếu trí tuệ của ta đơn giản và thấp thì ta sẽ thấy Bát Chánh Đạo đơn giản và thấp còn nếu trí tuệ của ta cao siêu thì ta sẽ thấy được Bát Chánh Đạo cao siêu và vô tận.Cho nên để hiểu được Bát Chánh Đạo ta nói muôn vàn bài Pháp cũng không hết. Mở đầu, để giúp mọi người hiểu rõ về Bát Chánh Đạo, Thượng tọa đã định nghĩa và phân tích từng chi phần một đi kèm với nhiều ví dụminh họa cụ thể. Chánh kiến: Hiểu đúng về giáo lý của Đạo Phật cũng tức là hiểu đúng về Tam tạng Kinh điển. Ngay từ chi phần đầu tiên này, tất cả chúng ta đây không ai có thể đạt được. Nhưng do chúng ta đều là những người đang tu, đang trên con đường tu nên chỉ yêu cầu những gì ta đã học phải hiểu cho đúng thì cũng được gọi là Chánh kiến trong Đạo Phật. Vậy những điều ngoài Đạo Phật có được gọi là chánh kiến không – xin thưa là có, vì “Tất cả Pháp đều là Phật Pháp”.Cho nên khi ta nhìn một sự việc ở đời – không phải trong Đạo thì quan điểm của ta về việc đó như thế nào cho đúng cũng được gọi là chánh Kiến.Vậy, Chánh kiến là quan điểm, là sự nhận thức đối với mọi việc trong cuộc đời, trong vũ trụ này và đối với mọi việc ta có cái nhìn chuẩn xác, ta xử lý đúng đều thuộc về Chánh kiến, vì tất cả đều liên quan tới Nghiệp báo.Do đó, chi phần Chánh kiến đầu tiên là lớn chứ không phải nhỏ. Chánh tư duy: Dùng những suy nghĩ chủ động để thiết lập lại tâm hồn cho đẹp, cho tốt và trong đó có cả thiết lập lại tình cảm của mình. Ví dụ khi gặp một người sống tham lam ích kỷ, thay vì nói ghét người đó thì ta lại nói rằng “Tôi ghét sự tham lam ích kỷ nhưng tôi không ghét con người đó, tôi phải yêu thương họ và giúp họ từ bỏ sự tham lam ích kỷ trong tâm” thì chính điều này đã tác động lên tư duy của mình, giúp thiết lập lại tâm tư tình cảm là vậy. Vì con người dù đúng hay sai đều rất cần được yêu thương và mình muốn yêu thương mọi người. Mà để có thể yêu thương được mọi người thì ta muốn mọi người đừng xấu nữa.Một suy nghĩ phức tạp hơn như vậy lại là một tác ý đúng với đạo lývà tội phước cũng bắt đầu từ đó mà ra.Như vậy, một tác ý đúng với đạo lý (Chánh kiến) sẽ thiết lập lại tâm hồn của ta theo một hướng mới, đó gọi là Chánh tư duy. Tuy nhiên, để gọi là một người có Chánh kiến thì giữa một ngàn người, thật ra chỉ có một người có Chánh kiến. Và một ngàn người có Chánh kiến đó thì chỉ có 10 – 20 người thiết lập được Chánh tư duy, vì ta bị cái hiểu một đường mà sống một nẻo - nói mà không làm được, tiếp tục sống theo bản năng, theo thói quen, tức không ứng dụng được lời Phật dạy trong tư duy của mình. Chỉ người nào chứng Tu Đà Hoàn thì mới bắt đầu có Chánh kiến. Nếu những ai từng giờ từng phút trong cuộc sống, mọi suy nghĩ khởi lên đều ăn khớp với đạo lý của Phật thì bắt đầu người đó sẽ đạt Chánh ngữ, vì tâm làm chủ các Pháp. Nơi Chánh tư duy thì tội phước được thành lập mặc dù ta chưa có tác động tới ai. Bằng kinh nghiệm của mình Thượng tọa đã giải thích quan điểm này theo hai chiều thuận nghịch thật sắc bén, chi li, dễ hiểu. Cảng đi sâu vào đề tài, các Phật tử tham dự như bị cuốn vào từng lời nói của Người… tất cả như xóa nhòa khoảng cách thời gian, không gian, ngôn ngữ. Một Hội chúng trên nghìn người ngồi san sát nơi Giảng đường, ngoài hàng langvà khắp khuôn viên chùa, thậm chí nhiều người phải đứng nghe nhưng ánh mắt mọi người đều dán chặt trên màn hình để theo dõi, cả không gian nơi thuyết Pháp không một tiếng động nhỏ. Ai cũng chú tâm để nghe một bài Pháp quan trọng được xem là giáo lý cốt lõi trong đạo Phật. Theo Thượng tọa, tới Chánh ngữ bắt đầu có tính cụ thể hữu hình, tương tác giữa ta với chúng sinh, giữa ta với người nên tội phước hiện ra rõ ràng. Khi ta nói chuyện với mọi người ta thường cung cấp thông tin cho nhau; hoặc yêu cầu người khác làm điều này điều kia, tức là ta ra lệnh. Việc ra lệnh này đúng hay sai đều tạo thành tội phước. Cũng như ta cung cấp thông tin cho người khác, nếu cung cấp thông tin sai để người khác hiểu lầm về người nào đó là ta mang tội liền; hoặc những lời dạy dỗ khuyên răn hay những lời xúi giục, tức đó không phải là một mệnh lệnh, không bắt buộc phải làm, nhưng ta gợi ý, rỉ tai, mà nếu là điều đúng thì thành phước, ngược lại thì thành tội. Nên cái lời nói nó tác dụng như vậy. Còn Chánh nghiệp là thực sự ta tác động vào cuộc đời, hình thành vào cuộc đời này những điều cụ thể, không còn vô hình nữa.Nếu ta tác động mà tạo ra một điều tốt cho cuộc đời thì gọi là Chánh nghiệp, còn nếu tạo điều xấu thì gọi là tà nghiệp. Chánh ngữ chì là thông tin, tác động vào tâm hồn người ta còn còn Chánh nghiệp thì để lại kết quả rõ ràng. Chánh nghiệp như luật của vật lý tức có lực và phản lực, đồng thời Thượng tọa đã chứng minh điều này, rồiphân tích đường đi của nghiệp báo và có sự so sánh để rút ra kết luận “Tác động của nhân quả phức tạp hơn, không phải chỉ là một bài toán đơn giản.Hiện nay, chúng ta chưa có một phép tính để có thể tính được điều này mà chỉ có thể dựa vào cặp mắt của những vị Thánh, các vị đã chứng Thiên Nhãn Thông mới tính được điều này một cách chính xác. Chánh mạng là một nghề nuôi sống chân chính. Đến Chánh mạng này ta mới thấy sự vĩ đại của Đức Phât, đạo Phật là một đạo thực tế không phải ở trên mây vì có Chánh mạng này. Con người ta muốn có ăn có mặc thì phải có một cái nghề thực tế, phải có cái gì trao đổi với xã hội để có cái ăn cái mặc. Điều này rất quan trọng và đã có rất nhiều người sống trong cái xã hội mà quên mất điều này. Khi nhìn vào cuộc đời họ chỉ thấy họ hưởng và mỗi ngày vẫn còn tiền để ăn vì còn phước cũ, nhưng nếu hết ngày này tháng kia, họ không gửi vào cuộc đời một cái gì mà chỉ có hưởng thì dần dần sẽ hết phước, mất luôn cả Chánh mạng. Người biết đạo rồi, cần phải hết sức cẩn thận. Ta phải có cái gì đó trao đổi với cuộc đời để đổi lại miếng ăn miếng mặc, mặc dù phước vẫn còn đó. Có những người phước cũ để ăn đến mười đời cũng không hết nhưng đừng quên, hễ ngày nào còn bưng chén cơm ăn thì ngày đó vẫn phải có cái gì để trao đổi với cuộc đời, đó là nhân quả. Nhân đây, Thượng tọa phân tích cái hay của Bát Chánh Đạo mà Phật nêu ra là ta có một cái nghề gì đó để nuôi sống mà nó đủ để cho ta thoải mái về tinh thần và thời gian, chuẩn bị bước vào sự tu tập kế tiếp là Chánh tinh tấn.Đồng thời nêu ra một số dấu hiệu để nhận biết một người đạt được chi phần Chánh mạng là thế nào cũng như sự hỗ tương giữa Chánh nghiệp và Chánh mạng trong việc tạo phước ra sao. Qua đó lý giải tại sao một người hoàn toàn tự do được quyền lựa chọn cái nghề mình thích,còn có người lại không. Tiếp theo, Thượng tọa phân tích thế nào là Chánh tinh tấn khi bước vào tu tập tâm linh thiền định. Và nêubật vài dấu hiệu để nhận biết một người tu thiền phước đã đủ là thế nào.Đồng thời giải thích về sự xuất hiện và công dụng của pháp môn Tịnh độ cũng như sự tương quan giữa Thiền và Tịnh. Tương tự, Thượng tọa phân tích tiếp những trạng thái vi diệu cùng tính chất của Chánh niệm và Chánh định. Sau đó giải thích sự tương quan theo thứ tự, tức là Chánh trước nảy sinh ra Chánh sau như thế nào, thế là mọi ngườidễ dàng bắt gặp và nhận ra một chuỗi liên kết qua lại của các Chánh. Hoặc Bát Chánh Đạo còn có sự tương quan chéo, tức là Chánh này ảnh hưởng chéo qua Chánh kia ra sao. Và tương quan ngược lại là thế nào…Bằng nhiều ví dụ giàu hình ảnh, dễ hiểu Thượng tọa đã khéo dẫn dắt người nghe tự soi rọi lạitâm mình, nghiệm trở lại cách thức tu hành của mình, tự đánh giá sự học hiểu và áp dụng lời Phật dạy ra sao, kết quả như thế nào để rồi họ có sự lựa chọn, định hướng đúng đắn con đườngtu hành cho mình. Cái hay của một bậc Đạo sư là như vậy. Sau cùng là lời nhắc nhở quan trọng của Thượng tọa khi đề cập đến sự tự mãn của mỗi chi phần Bát Chánh Đạo, tức có người họ thực hành được chi phần nào lại tự mãn ngang đó.Vì vậy, họ không viên mãn được tất cả chi phần của Bát Chánh Đạo.Ví dụ một người thực hành Chánh kiến, đó mới là học hiểu thôi mà đã tưởng mình là duy tuệ thị nghiệp (tưởng mình trí tuệ)thành ra tự mãn nơi Chánh kiến.Hoặc có người đạt được Chánh tư duy, suy nghĩ rất hay liền tưởng mình là Thánh thì đây là tự mãn nơi Chánh tư duy, v.v…Trong khi Bát Chánh Đạo là vô hạn và từng chi phần có sự hỗ tương lẫn nhau, đồng thời trong từng chi phần đó đều phải gắn chặt với lòng tôn kính Phật. Ví dụ trong Chánh kiến ta phải hiểu một điều tôn kính Phật là nền tảng ban đầu của sự tu hành và cũng là đỉnh cao của trí tuệ. Trong Chánh tư duy thường phải khởi lên lòng tôn kính thật sự mỗi khi lạy Phật… Cứ thế Thượng tọa từng bước lý giải, giúp cho người Phật tử áp dụng sao cho mỗi ngày qua, mỗi thời khắc họ làm chủ và nếm được pháp vị, sống được với chính mình, thực hiện niết bàn ngay trong hiện đời. Tu được như vậy họ sẽ không bao giờ dừng bước thoái lui, cũng không để phí phạm chút thời gian nào mà ngược lại còn có một đời sống tu hành tích cực hơn. Dưới đây là những hình ảnh được ghi nhận tại buổi nói chuyện chuyên đề SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHI PHẦN BÁT CHÁNH ĐẠOdo Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ban Phật học chùa Xá Lợi (89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.HCM) tổ chức:
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |