Chi tiết tin tức

Chiến tranh và hoà bình theo quan điểm của Phật giáo (Phần 1)

09:41:00 - 20/05/2014
(PGNĐ) -  Từ quan điểm chủ quan hay khách quan, sự an lạc của con người là nhu cầu cơ bản của xã hội loài người. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các tổ chức và thể chế xã hội khác nhau đã xuất hiện với mục tiêu duy trì sự sống của nhân loại trong tinh thần hòa hợp. Nhiều đóng góp đã được thực hiện nhằm củng cố và phát triển thêm phúc lợi cho xã hội loài người. Tuy nhiên, kỷ nguyên hiện đại với sự phát triển nhanh chóng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường , các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, tăng trưởng dân số, tình trạng khan hiếm thực phẩm và nơi ăn chốn ở và đặc biệt là những vấn đề con người trực tiếp tạo ra liên quan đến hòa bình và sự cộng sinh của nhân loại.

Luận giải của Phật giáo về nguyên nhân của tranh chấp

Nguyên bản Anh ngử của bản dịch là War and Peace, chương VI trong tác phẩm An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Issues của Peter Harvey do nhà xuất bản Cambridge University Press ấn hành năm 2000, từ trang 239-285. Peter Harvey là giáo sư Phật học tại đại học Sunderland, Anh quốc. Ông là giáo sư đầu tiên chuyên trách phân khoa Phật học và là người đồng sáng lập Hiệp hội nghiên cứu Phật học của nước Anh. Ông cũng phụ trách biên tập cho hai tạp chí Journal of Buddhist Ethics và Contemporary Studies in Buddhism.

Người dịch cám ơn sự hợp tác của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải (USA) và thi sĩ Lê Cao Bằng (Canada) trong phần thuật ngữ Thiền tông. Các trích dẫn kinh điển và thư mục trong nguyên tác đuợc người dịch đưa chung vào cuối bản dịch. (Người dịch). 

Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5

Nói chung, Phật giáo được xem là gắn liền với bất bạo động và hoà bình. Trong hệ thống giá trị của Phật giáo ý niệm này đã biểu hiện rỏ nét. Dù nói như vậy không có nghiả là Phật tử luôn đưọc sống trong an lành, các quốc gia theo Phật giáo đều phải đồng gánh chịu chung cảnh chiến tranh và xung đột, khi mà hầu hết các lý do cho các cuộc chiến lại xảy đến từ nơi khác. Vấn đề là làm sao tìm ra một luận giải hợp lý về bạo lực theo quan điểm Phật giáo có thể chấp nhận được và xem Phật giáo như  có một phương tiện dồi dào đặc biệt để sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp. Nhìn chung, hầu hết tại châu Á, có người nhận ra rằng Phật giáo được coi như có tác dụng chung nhằm đem lại tính nhân bản, xoa dịu sự quá khích của bạo quyền và quân phiệt, giúp cho các đế quốc rộng lớn (thí dụ như Trung Quốc) tồn tại mà không có nội chiến hay có những cuộc chiến bị khích động nhằm chống lại những người không theo đạo Phật, dù rất hiếm. Hơn nửa, trong chiến cuộc, các tu viện Phật giáo luôn là những nơi trú ẩn an lành.    

Luận giải của Phật giáo về nguyên nhân của tranh chấp

Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người. [i] Khi đã nghĩ như vậy, người ta luôn cho rằng „tôi có quyền và muốn có quyền“, để mà ngược đải người khác. [ii] Xung đột khởi đầu từ sự ràng buộc vào vật chất: lạc thú, tài sản, đất đai, giàu sang, độc quyền kinh tế và ưu thế chính trị. Phật dạy rằng ý nghiả của lạc thú sẽ đưa ta đến chổ tìm nhiều lạc thú hơn nữa, từ đó đưa tới sự xung đột giửa con người với nhau, kể các bậc trị vì, cuối cùng là tranh chấp và gây chiến. [iii] Sư Đà La, Sàntiveda, một thi sỉ thuộc Đại Thừa khi trích kinh Phật trong tác phẩm của mình đã đề cập rằng khi tranh chấp xảy ra giửa con người thì chính lòng ham muốn chiếm hửu là nguyên nhân. [iv] Bên cạnh lòng ham muốn có thêm thì chính sự mất mát vật chất cũng là căn cơ của xung đột.     

Đức Phật thường đề cập đến những tác dụng xấu khi ta bị ràng buộc vào những định kiến hay giả kiến, những giáo điều, kể cả những quan điểm đúng đắn mà cá nhân ta không hề biết được đó là sự thật. [v] Kiểm chứng lối suy nghĩ của mình thời trước đây, Đức Phật cho rằng quan điểm luôn bị giao động như một đám rừng. Cố bám giử quan điểm có thể coi như dể đưa tới chiến tranh tôn giáo hay ý thức hệ (dù là phòng vệ hay tấn công), thánh chiến, cách mạng đẩm máu và phòng hơi nghạt. Thật vậy, ở thế kỷ XX, hàng triệu người chết vì bị ràng buộc vào một ý thức hệ đặc biệt, mà họ cố tình biện minh cho hành vi của họ: đó là Hitler, Stalin, Khmer Đỏ và các khủng bố đủ loại.

Hận thù, có lẻ được châm thêm vào lúc có xung đột do các phương tiện tuyên truyền, có thể bắt nguồn từ sự ràng buộc vào tài sản hay một số vấn đề nào đó. Dù người ta muốn sống trong yên lành, nhưng họ không thể đạt được. Càng nghĩ quanh quẩn về một vấn đề gì thì tư tưởng của ta sẽ tập trung vào một chủ đề riêng biệt, đưa tới lòng ham muốn, và rồi phân biệt giưả hai hạng người muốn và không muốn, và cuối cùng là thèm khát và thù hận. [vi] Lo sợ và càng thù hận tác động tới mọi ác nghiệp, dù có được biện minh hay không. [vii]

Nhận định sai lầm đưa tới xung đột là những hình thức rỏ rệt của những hoang tưỏng tự đại cá nhân. Phật giáo cho rằng sự hoang tưởng tồi tệ nhất là ngã chấp: cảm giác của tôi, thái độ của tôi, phản ứng tốt của tôi là một biểu thị thường xuyên bản ngã hoặc là cái tôi phải được bảo vệ băng mọi giá. Như là một phần trong tiến trình bồi đấp cho hình ảnh cái tôi, người ta lại càng vun bồi bản sắc của mình vào trong quê hương của tôi, cộng đồng của tôi, tôn giaó của tôi và ngay cả giới tính của tôi. Khi các thực thể này bị de doạ hay tổn thương, người ta cảm thấy như chính như bản thân mình bị đe doạ hay tổn thương.Trong mối quan hệ với một nhóm, người ta nghĩ rằng mình sẽ bỏ đi tính cá nhân vị kỷ, nhưng lại trở thành một cơ sở cho sự vị kỷ theo bè nhóm, nhất là khi nhóm này bị thương tổn. Khi một người đã không xác định được yếu tính trong bản ngã của mình, chằc chắn một điều là sự kết hợp họ thành một quốc gia hay một cộng đồng theo ý nghĩ cố hữu của nó sẽ thiếu đi những yếu tính thường hằng đủ để phải bảo vệ nó bằng mọi giá. Bản đồ chính trị trên thế giới đã bao lần thay đổi khi biên giới bị xoá nhoà cùng với thăng trầm của các chế độ chính trị. Đối với Phật tử, Đức Phật không khuyến khích  tín đồ nên giận giử khi bị xúc phạm. Khi có người nào xem thường Phật, Pháp và Tăng, tín đồ không được phép nổi nóng, nếu ai ca ngợi Phật, Pháp và Tăng, cũng không vì thế mà hân hoan hơn. Cả hai trường hợp này chỉ làm ngăn trở sự trong sáng của trí huệ. Đúng hơn, tín đồ phải bình tâm nhận xét và tìm ra mức độ của sự thật, nếu có, trong những gì mà họ nói. [viii]

Những ảnh hưỏng xấu của các thành viên khác trong cộng đồng, dù là giới lãnh đạo hay thân hửu, được coi như là một yếu tố khác đưa tới tranh chấp. Khi một vị vua hành sử không đạo đức thì sẽ ảnh hưởng đến các quan, ảnh hưởng này sẽ lan rộng đến các đạo sỉ Bà la môn, các gia đình dân chúng, tỉnh thành và làng xóm. [ix] Sự mục nát đến từ thượng tầng rồi sẽ lan toả đến hạ tầng xuyên qua toàn xã hội. Ngưòi tâng bốc có thể ảnh hưởng đến người khác khi họ làm việc ác, hoặc công nhận hành động khi họ làm việc này. [x]

Đổ Kiêm Thêm dịch

Phần 2  Các giải pháp cho sự xung đột


[i] Nyanapokina, 1978, 40

[ii] Anguttara Nikàya I.121-2

[iii] Majjihima Nikàya I 86-87

[iv] Siksà- samuccaya 20

[v] Sutta-Nipàtà 766-975; Premasiri, 1972, The Philosophy of the Atthakavagga , Kandy, Sri Lanka BPS

[vi] Dìgha Nikàya II 276-277

[vii] Dìgha Nikàya III.182

[viii] Dìgha Nikàya I. 3

[ix] Anguttara Nikàya II .74

[x] Dìgha Nikàya III 185-186

Nguồn: www.lieuquanhue.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin