Chi tiết tin tức

Thiền tập trên chính mình trước nhất

10:33:00 - 16/07/2015
(PGNĐ) -  Khi chúng ta biết rõ cái “tôi” thật sự như thế nào, chúng ta có thể thấu hiểu tất cả những hiện tượng nội tại và ngoại tại với việc sử dụng cùng lý luận. Thấy một hiện tượng – chính mình – tồn tại như thế nào, chúng ta cũng có thể biết tính tự nhiên của những hiện tượng khác. Đây là tại sao tiến trình thiền quán là trước nhất phải cố gắng đẻ phát sinh nhận thức chính sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của chúng chúng ta và rồi thì hành động với cùng nhận thức ấy với sự quan tâm đến những hiện tượng khác.
 
 
image

Qua một người mà biết tất cả

Qua một người cũng thấy tất cả

--BUDDHA—

Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn  náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã – phân tích quán chiếu nên bắt đầu từ chính mình.  Rồi thì khi chúng ta thấu hiểu rằng con người này là không có sự tồn tại cố hữu, chúng ta có thể mở rộng nhận thức này đến những việc mà chúng ta vui mừng, chịu đựng, và hãy làm quen thuộc với chúng.  Trong ý nghĩa này, cá nhân con người là chính yếu.

Đây là tại sao đầu tiên Long Thọ trình bày về vô ngã của con người (nhân vô ngã) và rồi thì sử dụng nó như một thí dụ cho vô ngã của hiện tượng (pháp vô ngã).  Tràng Hoa Quý Báu của ngài nói:

Con người không phải là đất, không phải là nước,

Không phải lửa, không phải gió, không phải không gian,

Không phải thức, và không phải tất cả những thứ ấy.

Con người là gì ở đấy khác hơn những thứ này?

Giống như qua sự thiết lập trong sự tùy thuộc trên một tập họp của sáu đại [ [1]]

con người không được thành lập như thực tại của chính nó

vì thế qua sự thiết lập trong sự tùy thuộc trên một tập hợp

Mỗi một đại cũng không được thiết lập như thực tại của chính nó.

Giống như một người không tồn tại một cách cố hữu (vô tự tính) bởi vì người ấy lệ thuộc trên một tích tập của sáu đại – đất (chất cứng của thân thể), nước (chất lỏng), lửa (hơi nóng), gió (năng lượng, chuyển động), không gian (những chỗ rỗng trong thân thể), và thức – vì rằng mỗi đại cũng không có sự tồn tại cố hữu (vô tự tính) bởi vì, đến lượt chúng, cũng là sự thiết lập tùy thuộc trên chính những phẩn tử của nó.

Những thí dụ là dễ hiểu hơn những gì chúng minh họa.  Đức Phật đối với điều này đã nói trong kinh Vua của Thiền Quán:

Giống như con đã biết sự phân biệt sai lầm của chính con

Hãy áp dụng tinh thần  này đến tất cả mọi hiện tượng

Tất cả mọi hiện tượng là hoàn toàn trống rỗng

Đối với sự tồn tại cố hữu của chính chúng, như không gian.

Qua một người tất cả được biết

Qua một người tất cả cũng được thấy.

Khi chúng ta biết rõ cái “tôi” thật sự như thế nào, chúng ta có thể thấu hiểu tất cả những hiện tượng nội tại và ngoại tại với việc sử dụng cùng lý luận.  Thấy một hiện tượng – chính mình – tồn tại như thế nào, chúng ta cũng có thể biết tính tự nhiên của những hiện tượng khác.  Đây là tại sao tiến trình thiền quán là trước nhất phải cố gắng đẻ phát sinh nhận thức chính sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của chúng chúng ta và rồi thì hành động với cùng nhận thức ấy với sự quan tâm đến những hiện tượng khác.

Thiền quán phản chiếu

Luu tâm đến:

1-    Một cá nhân đang ở tại trung tâm của tất cả những rắc rối.

2-    Do thế, tốt nhất là hành động trong sự thấu hiểu bản chất tự nhiên thật sự của chúng ta trước nhất.

3-    Sau đấy, nhận thức này có thể được áp dụng đến tâm thức, thân thể, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, và tất cả những hiện tượng khác.

 

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

 

[1] sáu cầu thành – sáu đại :  không, đất, nước, gió, lửa, và thức

Nguồn: ĐPNN

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin