Chi tiết tin tức

Cái thấy

20:29:00 - 28/11/2023
(PGNĐ) -  Cái thấy của con người cũng như mọi loài động vật trưởng thành và bị lôi cuốn theo ngày tháng, năm tuổi ở mỗi giai đoạn khác nhau. Ở đây người viết chỉ nêu lên vài cái thấy của con người sinh hoạthàng ngày trong xã hội.

 

 Cái thấy của con người cũng như mọi loài động vật trưởng thành và bị lôi cuốn theo ngày tháng, năm tuổi ở mỗi giai đoạn khác nhau. Ở đây người viết chỉ nêu lên vài cái thấy của con người sinh hoạthàng ngày trong xã hội.

   Con người luôn mang nặng cái ta hay cái tôi, chấp chặt lấy cái ta, cái tôi ấy. Đó là nguyên nhân đùn đẩy con người đến cái thấy sai lệch, nhỏ nhặt. Thấy nặng nề tình cảm trong phạm vi anh em, bà con, dòng họ, địa phương, màu da, chủng tộc, giai cấp, phe phái, tôn giáo…Đôi lúc có những cái thấy phức tạp mang nhiều tính quyền lực, chiến thắng, chiến bại…Cái thấy hạn hẹp, đã phủ nhận tất cả mọi vật đã và đang có mặt chung quanh. Cũng có lúc còn tỏ thái độ bất cẩn, ngược lại mình đang sống với nó. Vì vậy mà cái thấy thiếu đi tính trung thực và bình đẳng.

   Cái thấy cố hữu là cái thấy bao giờ cũng bảo thủ điều gì mình nghĩ, mình nói đều đúng; sự suy nghĩ và phát biểu của kẻ khác là sai. Điều mà chúng ta quên rằng, vũ trụ thì bao la mà cái thấy của ta nhỏ nhoi, hạn hẹp như hạt cát giữa sa mạc. Bác học Pascal đã nói: Nếu đứng bên này chân núi mà bảo chân núi bên kia sai thì mình là người sai trước. Cái thấy cố hữu này là nguyên nhân lớn đem lại sự bất an trong xã hội con người, nhiều lúc làm ngưng trệ sự phát triển xã hội. Sự phát triển luôn đi đôi với văn minh nhân loại, không mang tính chất vị kỷ hẹp hòi trong cái ta, của ta, cái tôi, của tôi.

   Nếu ôm chặt lấy cái ta, cái tôi mãi như thế, Đức Phật gọi đó là một người mù. Mù nên không thấy có cái này là có cái kia, có cái xấu là có cái đẹp. Như vậy trong cái đẹp có cái xấu, trong cái xấu có cái đẹp. Trong hạt lúa đã có hạt phân, trong hạt phân có hạt lúa và có nhiều hạt hóa chất khác nữa hợp lại để thành hạt lúa. Ta không thể tách rời chúng, chúng hòa hợp tương duyên với nhau.

   Tổ tiên ta thường bảo hạt lúa là hạt ngọc, từ đời này qua đời nọ, từ kiếp này qua kiếp khác, chưa một ai bỏ nó, ngán ngẩm nó. Chỉ có khi nào lìa bỏ đời sống người ta mới lìa bỏ.

   Cái thấy tương duyên cũng thế, cái thấy mang tính trung thực và bình đẳng, con người ngàn đời ai cũng thích. Đông, Tây, Nam, Bắc, vàng, trắng, đỏ, đen…đều muốn sống trong cái tương duyên ấy nhưng thiếu cái thấy trung thực và bình đẳng. Xã hội lành mạnh là xã hội mà mọi người cùng nhau cảm thông trong công việc làm. Mỗi người một việc, việc nào, người nào cũng có ích lợi cho xã hội khi biết dung hòa với nhau.

 

Trích từ tập sách LẶNG LẼ MỘT KHÍ CHẤT của Cố Hòa Thượng Thích Ngộ Tịnh

Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin