Chi tiết tin tức

Nhất thiết duy tâm tạo

15:22:00 - 16/12/2022
(PGNĐ) -  Người mong vô cầu, phẩm hạnh thanh cao.

Cư Sĩ Truyền Bình viết, “Trước hết và quan trọng nhất là Đức Phật đã phát minh ra Tâm. Tâm còn nhiều tên gọi khác, mỗi tên gọi nhấn mạnh vào một khía cạnh: ví dụ nhấn mạnh vào khía cạnh giác ngộ thì gọi là Phật Tánh (chữ Phật Buddha có nghĩa là giác giả hay người giác ngộ,) nhấn mạnh vào khả năng biết khắp cùng vô tận thì gọi là Chánh Biến Tri, nhấn mạnh vào tính bất biến không chuyển động thì gọi là Như Lai (không đến không đi,) nhấn mạnh tính không có số lượng thì gọi là Bất Nhị, nhấn mạnh tính khôngcó thời-không hay thời gian vô cùng và không gian vô tậnthì gọi là A Di Đà (vô lượng quang vô lượng thọ,) nhấn mạnh tính không sinh không diệt thì gọi là Niết Bàn.

 

Cũng như trường lượng tử, Tâm Không có thể sản sinh thiên hình vạn trạng sắc thể, Tánh Không giữ vững chúng ra và có khi thu hồi chúng lại. 

 

Trong bài thuyết giảng Upanishad:  Trong tĩnh lặng, hãy cầu khẩn Nó, Nó là tất cả, suối nguồn xuất phát, Nó là tất cả, nơi chốn trở về, Nó là tất cả, trong đó ta thở.

 

Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó. Tâm là chung cho cả pháp giới, tất cả chúng sinh đều chung một Tâm đó (Bất Nhị) nhưng biểu hiện thì vô cùng, thế giới có 7 tỉ người thì có 7 tỉ tâm hồn, cá tính, số mệnh khác nhau.  Bậc giác ngộ thì hiểu sự khác nhau vô cùng đó, chỉ là ảo không phải thật, nó giống như đại dương có vô số bọt biển, mỗi chúng sinh là một cái bọt biển sinh diệt mãi mãi, vô thường tạm bợ, còn chúng sinh mê muội thì tưởng là thật. Thích Ca phát hiện Tâm chính là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật và chúng sinh. Đó là phát minh cực lớn xứng đáng để bầu chọn Thích Ca là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Vũ trụvạn vật muôn loài trong đó có loài người thông minh với tất cả khám phá phát minh vô tận của nó cũng chỉ là biểu hiện của Tâm mà thôi. Đóng góp lớn nhất của Phật Giáo cho hạnh phúc nhân loại, đó chính là sự An Tâm, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng an tâm. Thế giới chỉ là ảo hóa, thực chấtcủa các pháp là vô thường, vô ngã, cái ta là không thật...Nhân vô ngã, pháp vô thường, tất cả chỉ là ảo hóa, đó là điều mà Phật Giáo dạy cho chúng sinh để chúng an tâm và không còn khổ nữa. Tu hành theo Phật Giáo thực chất chỉ là từ bỏ các thói quen mê lầm mà thuật ngữ Phật Giáo gọi là tập khí...” 

 

Cư Sĩ Truyền Bình đã chứng tỏ, diễn tã rõ ràng và rất tuyệt diệu về cái Tâm Vô Ngã -  không có cái Tâm của Ta lẫn Tâm của Tha Nhân mà chỉ có Tâm Bất Nhị, Tâm Không, tất cả chỉ như là hàng tỷ tỷ bọt biển trong đại dương.  Tuy nói An Tâm chứ Tâm Không không bao giờ bất an để mà an, đại dương luôn luôn an tịnh chỉ có bọt sóng biển động.  Nói theo, Hòa Thượng Thích Duy Lực, cái nhà không có quay nhưng chúng sinh nhắm mắt xoay quanh cái nhà rồi tưởng cái nhà xoay động.  Theo tôi vạn vật trong vũ trụ xoay quanh chính nó và xoay chuyển theo nhau chỉ có chúng sinh vì quá bé nhỏ không thấy được chổ sở trụ của mình và ngay chính mình cùng đang quay trong vũ trụ.  Đơn giản hơn, tất cả vạn vật đều quay ngay cả vũ trụ cũng không tĩnh, ngoại trừ Bồ Đề Tâm tĩnh.

 

Theo Hòa Thượng Tịnh Không: Tâm của mình rất thanh tịnh, chẳng chút mong cầu, công đứcphước báo này là không có hạn lượng. Thế tại sao chúng ta ở trong đời sống thường ngày, vẫn córất nhiều những chuyện bất như ý vậy? Từ những sự thật này mà quan sát, thì chúng ta có thể tỉnh ngộ ra thôi, do thời gian tu tích công đức của chúng ta quá ngắn, còn thời gian tùy thuận theo phiền não tập khí quá dài.  

 

Trong bài ‘Tập quán có ý nghĩa thế nào đối với vũ trụ vạn vật,’ Cư Sĩ Truyền Bình đã phân tích rất chi tiết: “Thói quen có tác dụng rất lớn và rất sâu xa. Nói cho cùng chính thói quen tạo ra vũ trụ vạn vật.  Vũ trụ vạn vật phát sinh là do vô minh, vô minh tạo ra các thói quen nhìn nhận vật chất và phi vật chất theo một hướng nào đó, thói quen càng lâu dài thì vật chất càng kiên cố. Đến thế kỷ 20th thì các nhà khoa học khi khảo sát lượng tử [khi sóng (wave) khi không bị quan sát, khi là hạt (particle) lúc bị quan sát] mới chợt nhận ra là ý thức góp phần quyết định nhận thức vật chất. Nói cách khác vật chất là sản phẩm của tâm thức [thay vì khoa học cổ điển hiểu ngược lại.]”   Những điều này Hindu và Phật Giáo đã biết hơn 3000 năm trước.

 

Vạn vật do tâm tạo!  Tâm tạo ra vũ trụ. Nghĩ đến thì nó sẽ xảy ra.  Nghĩ thế nào, ra thế nấy.  “As you think, so shall you become.”  Bruce Lee 

 

The Buddha put it this way (Phật nói?), “All that we are is the result of what we have thought. The mind is everything. What we think, we become.” (Michael Brown)

 

Phân tích rõ ràng hơn chúng ta có thể sáng tạo ra tôn giáo và cấu tạo ra rất nhiều vật chất chung quanh chúng ta nhưng thật ra tất cả do Tâm chỉ dạy cho chúng ta, cho chúng ta thấy, cảm, nghĩ và tưởng nó hiện hữu như thật vậy.  Ngắn gọn hơn, vũ trụ lẫn chúng sinh đều do tâm tạo.  Một niệm là có thể hiện hữu hay không hiện hữu.  Be or not to be! 

 

Theo Nho Giáo: Mệnh do chính tâm tạo và phúc cũng do tự mình cầu được; Đức năng thắng số.  Kinh thư minh huấn làm lành được phúc, làm ác bị giảm phúc.  Mạnh Phu Tử nói những điều mình cầu mong mà có thể đạt được là do chính ở nội tâm mình nghĩ đủ sức làm được như vậy.  Thí dụ, như muốn trở thành một người có đạo đức, nhân nghĩa thì tận tâm, tận lực tu tập thì sẽ được.  Nhưng còn như công danh phú quý là những điều ở ngoài thân tâm thì mình thì làm sao mà cầu được?

 

Lục Tổ Huệ Năng đã nói: Tất cả phúc điền đều không rời tâm địa của con người, từ nơi tâm mình mà tìm cầu thì mọi sự đều được cảm ứng.  Cho nên, tìm cầu ở ngay nội tâm của mình thì không những chỉ được đạo đức, nhân nghĩa mà công danh, phú quý cũng được nữa, đó là nội ngoại song đắc, trong nội tâm cũng như ở ngoài thân tâm đều cùng được cả bởi lẽ khi mình đã là người có đạo đức, nhân nghĩa thì người đời sẽ trọng vọng mình, công danh, phú quý không cầu cũng tự nhiênđược.  Tất cả pháp giới đều ở trong tâm, tự trong nội tâm của mỗi người vốn đã đầy đủ, nếu khéo vận dụng công phu tu hành chúng ta sẽ có tất cả mà không mong cầu ai ban cho.  Chỗ hữu ích của việc tìm cầu là đạt được giá trị của tâm linh.  Cho nên, cầu may mắn được may mắn, cầu phú quý được phú quý, cầu nam nữ được nam nữ, cầu hạnh phúc được hạnh phúc, cầu thông minh được thông minh, cầu trường thọ được trường thọ nhưng tất cả điều mong ước nầy chẳng qua chỉ là ảo tưởng vô thường từ ngũ uẩn mà thành vật chất và tâm linh. 

 

Trong kinh điển Đại Thừa đã có nói như trên: cầu gì được nấy là ý như vậy chứ không phải chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ vọng ngôn, nói láo lừa bịp để dụ chúng ta theo đạo Phật. 

 

Tuy nhiên, tham cầu, vọng cầu, chạy theo vật chất hiện hữu thì càng thất vọng, càng đau khổ vì 'cầu bất đắc' làm cho chúng ta càng thêm ngu muội, càng thêm mê tín dị đoan, lạy lục van xin, kém trí tuệ, và mất nhân cách. 

 

The more we value things, the less we value ourselves” Bruce Lee

Tóm lại, đa số chúng ta đều 'cầu bất khả đắc.'  Đó chính là điều tự nhiên.  Dĩ nhiên, đời luôn luôn bất công.  Cho nên, muốn 'cầu khả đắc' thì nên cầu cái 'bất khả đắc, khả bất đắc.'  May ra nó 'bất khả.'

Người mong vô cầu, phẩm hạnh thanh cao.

 

Tác giả: Lê Huy Trứ

(Trích trong Hạnh Mong Vô Cầu, chương 13, tác giả Lê Huy Trứ)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin