Chi tiết tin tức

Chân Như

18:25:00 - 14/12/2022
(PGNĐ) -  Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ

 

Quá trình học và hành được đi theo thứ tự trong các kinh là như sau. Trước tiên, nghe, đọc, học, nghiên cứugọi là Văn. Tiếp theo là suy nghĩ, tư duy, biện luận là . Và cuối cùng đưa vào thực hành gọi là Tu. Chính trong quá trình thực hành (Tu) này, người ta có những bước nhảy vượt khỏi ý thức lý luận vào Thật tướng Bát nhã.

Phẩm Đại Như này tương đương với hai phẩm Chân Như và Như Lai thứ 15, Hội thứ 5, Kinh Đại Bát nhã ba la mật đa 600 quyển do Pháp sư Huyền Trang dịch. Và cũng tương đương với phẩm Chân Như thứ 16 của Kinh Phật Mẫu xuất sinh tam pháp tạng Bát nhã ba la mật đa do Pháp sư Thi Hộ dịch.

Chữ Như trong Kinh Đại Bát nhã của ngài Cưu Ma La Thập thì được ngài Thi Hộ và ngài Huyền Trang dịch là Chân Như. Chẳng hạn phẩm Đại Như được dịch là phẩm Chân Như. Một thí dụ khác, “Như Lai tướng Như tức là tất cả pháp tướng Như” được dịch là, “Như Lai Chân Như, tất cả pháp Chân Như, cùng một Chân Như, không hai, không khác”. Như thế bởi vì tathata có nghĩa là Như, tướng Như, tánh Như, Chân Như.

 

Phẩm Đại Như bắt đầu bằng:

Chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc rải hương bột chiên đàn và hoa sen xanh, đỏ, hồng, trắng cúng dườngĐức Phật rồi đảnh lễ mà thưa rằng: Giác ngộ vô thượng của chư Phật rất sâu thẳm, khó thấy, khó hiểu, chẳng thể suy nghĩ mà biết được, là vi diệu tịch diệt, chỉ bậc trí mới biết được, ngoài ra tất cả thế gian chẳng thể tin. Vì sao thế? Vì trong Bát nhã ba la mật sâu xa nói thế này: Sắc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là sắc, cho đến nhất thiết chủng trí tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là nhất thiết chủng trí. Sắc tướng Như, Bát nhã ba la mật tướng Như là một Như, không hai không khác. Cho đến nhất thiết chủng trí tướng Như, Bát nhã ba la mật tướng Như, là một Như, không hai, không khác.

Đức Phật dạy: Đúng như vậy. Này các Thiên tử! Sắc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mậttức là sắc. Cho đến nhất thiết chủng trí là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật là nhất thiết chủng trí. 

Sắc tướng Như, cho đến Nhất thiết chủng trí tướng Như là một Như, không hai không khác” (Phẩm Đại Như thứ 54).

Bát nhã ba la mật là trí huệ thấu suốt rốt ráo tướng Như hay Chân Như của sắc thọ tưởng hành thức. Tướng Như hay Chân Như được Phật nói ngay sau đoạn trên:

Đây gọi là tướng rất sâu của các pháp, chính là không có hai pháp. Ví như hư không rất sâu thẳm nên pháp này rất sâu thẳm, vì Như rất sâu thẳm nên pháp này rất sâu thẳm, vì pháp tánh, thật tế rất sâu thẳm, không thể nghĩ bàn, vô biên nên pháp này rất sâu thẳm. Vì không đến không đi rất sâu thẳm nên pháp này rất sâu thẳm, vì chẳng sanh chẳng diệt, không dơ không sạch, không trí không đắc rất sâu thẳm nên pháp này rất sâu thẳm”.

Tướng Như hay Chân Như là pháp tánh, bản tánh của mọi sự. Chân Như hay pháp tánh, thật tếsâu thẳm vì chỉ có trí huệ Bát nhã sâu thẳm (ba la mật) mới thấy biết được. Và Chân Như đồng nhất với tánh Không, “không đến không đi, chẳng sanh chẳng diệt, không dơ không sạch, không trí không đắc”.

Chân Như là chân lý tuyệt đối, là thực tại tuyệt đối, vượt ngoài - nghĩa là không ô nhiễm bởi - sự đến đi, sanh diệt, dơ sạch, trí đắc của không gian và thời gian. Như thế, Chân Như là “Pháp thân của tất cả chư Phật”.

 

Ngài Tu Bồ Đề nói: Này các Thiên tử! Các ngài nói Tu Bồ Đề là Phật tử, tùy Phật sanh, thế nào là tùy Phật sanh? 

Vì tướng Như nên Tu Bồ Đề tùy Phật sanh. Tại sao thế? Vì Như Lai tướng Như chẳng đến chẳng đi, Tu Bồ Đề tướng Như cũng chẳng đến chẳng đi, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh. 

Lại nữa, Tu Bồ Đề từ xưa đến nay vẫn tùy Phật sanh. Vì sao thế? Vì Như Lai tướng Như tức là tất cả pháp tướng Như, tất cả pháp tướng Như tức là Như Lai tướng Như. Trong tướng Như này cũng không có tướng Như, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh”.

Như Lai là tướng Như, chẳng đến chẳng đi, Tu Bồ Đề là tướng Như, cũng chẳng đến chẳng đi. Như Lai và Tu Bồ Đề đồng một tướng Như, đồng một Chân Như. Chân Như là thật tướng của Như Laivà của Tu Bồ Đề. Thấy được thật tướng Chân Như của Như Lai và của Tu Bồ Đề nên ngài Tu Bồ Đề giải thoát, là vị A La Hán. Ngài thấy biết Chân Như của tất cả các pháp, của chính mình và của Như Lai, nên ngài sanh ra từ Chân Như, tùy Chân Như sanh. Tùy Chân Như sanh là “tùy Phật sanh”, như thế, Chân Như chính là Phật.

Hơn thế nữa, “Như Lai là tướng Như tức là tất cả pháp là tướng Như, tướng Như này cũng không có tướng”, nghĩa là tất cả các bậc giác ngộ, tất cả các vị thánh và tất cả các chúng sanh, tất cả các pháp hiện hữu đồng một Chân Như. Tất cả thánh phàm, tất cả thế giới là Chân Như, đây là các thấy biết rốt ráo của Phật, thế giới chúng sanh sanh tử không còn, chỉ có Niết bàn một vị Chân Như.

Tham thiền (contemplate) về Chân Như để tương ưng, thấy được phần nào thực tại Chân Như và an trụ trong đó để tất cả trở lại thành Chân Như, đây là con đường giải thoát giác ngộ của đạo Phật.

“Như Lai Chân Như tức là tất cả pháp Chân Như”. Tất cả mọi pháp hiện hữu là Chân Như; thật tướng của tất cả các pháp thế gian là Chân Như. Thấy như vậy là đang đi trên con đường giải thoátgiác ngộ. Không thấy được như vậy thì vẫn đi trên con đường thế gian sanh tử.

Chúng ta không thấy tướng Như hay Chân Như của tất cả hiện tượng, của tất cả pháp mà thấy những sự vật riêng lẻ tách biệt nhau. Đó là do tâm phân biệt chia tách thực tại thành những phần mảnh tách biệt từ đó các phiền não tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ… tha hồ sanh khởi, thao túngtoàn bộ cuộc đời chúng ta.

Để có được sự hài hòa, hợp nhất với thế giới, với người khác, chúng ta phải thấy thật tướng Chân Như của tất cả mọi sự. Để tiếp xúc, thấy được phần nào thực tại Chân Như, đạo Phật dạy chúng taba pháp tịnh hóa tâm là Thiền định (Chỉ), Thiền quán (Quán) và Thiền định Thiền quán đồng thời(Chỉ Quán đồng thời). Ngoài ra các hành động (Hạnh) trong đời sống hàng ngày cũng phải tìm cáchtương ưng, hòa điệu với Chân Như.

 

Lại nữa, Như Lai tướng Như là tướng thường trụ, Tu Bồ Đề tướng Như cũng là tướng thường trụ. Như Lai tướng Như không hai, không khác, Tu Bồ Đề tướng Như cũng không hai, không khác. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh. Như Lai tướng Như không có chỗ ngại, tất cả pháp tướng Như cũng không có chỗ ngại, đây là Như Lai tướng Như cùng tất cả pháp tướng Như là một Như, không hai, không khác. Tướng Như này vô tác, trọn chẳng có gì chẳng Như, nên tướng Như này là Như duy nhất, không hai không khác. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh. 

Như Lai tướng Như tất cả chỗ vô niệm, vô biệt. Tu Bồ Đề tướng Như cũng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt. Như Lai tướng Như không hai, không khác, chẳng thể đắc. Tu Bồ Đề tướng Như cũng như vậy, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Như Lai tướng Như chẳng xa lìa các pháp tướng Như, tướng Như này trọn không có gì chẳng Như. Vì Như chẳng khác nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh, mà cũng không chỗ tùy”.

Tướng Như hay Chân Như là “thường trụ, vô tác (không do ai hay cái gì làm ra), vô niệm, (không có các khái niệm phân biệt hư vọng), vô biệt (không khác biệt ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời giannào) và chưa bao giờ xa lìa các pháp, các hiện tượng”. Rõ ràng và trực tiếp hơn nữa là “trọn không có gì chẳng Như”, không có cái gì chẳng phải là Chân Như, mắt thấy gì thì cái đó là Chân Như, tai nghe tiếng gì thì tiếng đó là Chân Như… Chân Như này không do ý nghĩ tạo tác (vô tác), không có khái niệm phân biệt (vô niệm), không có sự khác biệt do ý thức tạo thành (vô biệt), và đó là cái thường trụ không biến đổi từ vô thủy đến vô chung. Thiền định thiền quán về Chân Như như vậy dần dần người ta sẽ cảm nhận, tiếp xúc, thấy được một cách sơ khởi Chân Như. Khi đã thật thấy một cách trực tiếp, người ta an trụ vào thực tại Chân Như ấy và dần dần tiến lên các địa.

Lại nữa Như Lai tướng Như chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, các pháp tướng Như cũng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh. 

Lại nữa Như Lai Như chẳng ở trong quá khứ Như, chẳng ở trong vị lai Như, chẳng ở trong hiện tạiNhư. Quá khứ Như, vị lai Như, hiện tại Như cũng chẳng ở trong Như Lai Như, là một Như, không hai, không khác. 

Sắc Như, thọ tưởng hành thức Như, Như Lai Như là một Như, không hai không khác. 

Ngã Như cho đến tri giả Như, kiến giả Như, Như Lai Như là một Như, không hai không khác. Bố thí ba la mật Như cho đến Bát nhã ba la mật Như, Nội Không Như cho đến Vô pháp hữu pháp KhôngNhư, bốn niệm xứ Như cho đến Nhất thiết chủng trí Như, Như Lai Như là một Như, không hai không khác. 

Đại bồ tát do được Như ấy nên gọi là Như Lai”.

Trong Như Lai hay Chân Như không có quá khứ, vị lai, hiện tại, chỉ là một Như, không hai, không khác. Thấy có hai, có khác là do vô minh phân biệt hư vọng tạo thành, và thời gian và không giancó hai có khác từ cái thấy hư vọng ấy sanh ra.

“Sắc Như, thọ tưởng hành thức Như, Như Lai Như là một Như, không hai không khác”: tất cả những cái tạo lập ra thế giới, chúng sanh, trong thật tướng, chúng đều là Như, không hai không khác.

Cho đến Phật pháp, cái giải thoát cho chúng sanh, từ “Bố thí ba la mật, mười sáu cái Không, bốn niệm xứ, cho đến Nhất thiết chủng trí và Như Lai Như là một Như, không hai không khác”. Tất cả các pháp thực hành cho đến trí huệ viên mãn đều là một Như, cho nên ngay nơi một pháp mônngười ta có thể thấy biết bản tánh, nền tảng của pháp môn ấy là Chân Như.

Các pháp môn là một Như, là sự biểu lộ của một Như, tất cả các pháp môn có cùng một bản tánh, một nền tảng Chân Như, nên nếu có sự đốn tiệm, nhanh chậm là do duyên nghiệp của từng người.

Cái thấy biết của giác ngộ là hoàn toàn thấy tất cả thế gian và xuất thế gian là Chân Như. Thấy biết, chứng đắc hoàn toàn Chân Như thì được gọi là Như Lai.

 

Khi ngài Tu Bồ Đề nói phẩm Tướng Như này, cõi Đại thiên thế giới này chấn động sáu cách. Chư Thiên, cõi Dục cõi Sắc dùng bột hương chiên đàn rải trên Đức Phật và Tu Bồ Đề và tán thán ‘Thật là chưa từng có. Ngài Tu Bồ Đề do Như Lai Như mà tùy Phật sanh’. 

Ngài Tu Bồ Đề lại nói với chư Thiên: “Này các Thiên tử! Tu Bồ Đề chẳng từ nơi sắc mà tùy Phật sanh, cũng chẳng từ nơi sắc Như mà tùy Phật sanh. Chẳng lìa sắc mà tùy Phật sanh, cũng chẳng lìa sắc Như mà tùy Phật sanh. Cho đến Tu Bồ Đề chẳng từ nơi nhất thiết chủng trí mà tùy Phật sanh, cũng chẳng từ nơi nhất thiết chủng trí Như mà tùy Phật sanh, chẳng lìa nhất thiết chủng trímà tùy Phật sanh, cũng chẳng lìa nhất thiết chủng trí Như mà tùy Phật sanh. Tu Bồ Đề chẳng từ nơi vô vi mà tùy Phật sanh, cũng chẳng từ nơi vô vi Như mà tùy Phật sanh, chẳng lìa vô vi mà tùy Phật sanh, cũng chẳng lìa vô vi Như mà tùy Phật sanh. 

Vì sao thế? Vì tất cả pháp đều là vô sở hữu, bất khả đắc, không có người tùy sanh, cũng không có pháp để tùy sanh”.

Ngài Tu Bồ Đề chẳng từ nơi sắc, sắc Như cho đến chẳng từ vô vi, vô vi Như mà cũng chẳng lìa sắc, sắc Như, cho đến chẳng lìa vô vi, vô vi Như mà tùy Phật sanh. Rốt ráo ngài Tu Bồ Đề là vô sanh, không từ đâu sanh mà cũng chẳng lìa đâu sanh. Thế nên kinh nói, “không có người tùy sanh, cũng không có pháp để tùy sanh”.

Vì tất cả pháp đều là vô sở hữu (không chỗ có), bất khả đắc (không thể đắc) đều là Như. Một nghĩa của vô sở hữu, bất khả đắc là, theo KinLăng Già, vượt khỏi tâm, ý, ý thức. Tâm, ý, ý thức chỉ có thể nắm lấy tướng, chỉ có thể biết “từ nơi” hoặc “lìa khỏi” nên không thể thấu rõ cái vốn là vô sở hữu, bất khả đắc, tức là Chân Như.

Ngài Tu Bồ Đề nói đoạn cuối này để xóa sạch những khái niệm dù cao siêu nhất còn vướng vất trong tâm, ý, ý thức của người nghe để đưa đến giải thoát rốt ráo.

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất bạch Phật. Bạch Thế Tôn! Như ấy chân thật chẳng hư. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu thẳm. Trong đây, sắc không thể đắc, sắc Như không thể đắc. Vì sao thế? Vì sắc còn không thể đắc, huống gì sắc Như mà lại có thể đắc. 

Cho đến nhất thiết chủng trí không thể đắc, nhất thiết chủng trí Như không thể đắc. Vì sao thế? Vì nhất thiết chủng trí còn không thể đắc, huống gì nhất thiết chủng trí Như mà lại có thể đắc. 

Phật bảo Xá Lợi Phất: Đúng như vậy. Xá Lợi Phất! Như ấy chân thật chẳng hư. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu thẳm. Trong đây, sắc cho đến nhất thiết chủng trí đều không thể đắc, sắc Như cho đến nhất thiết chủng trí Như đều không thể đắc. Vì sao thế? Vì sắc cho đến nhất thiết chủng trícòn không thể đắc, huống gì sắc Như cho đến nhất thiết chủng trí Như mà lại có thể đắc. 

Lúc ngài Xá Lợi Phất nói tướng Như ấy, trong pháp hội có hai trăm Tỳ kheo vì chẳng thọ tất cả pháp nên được hết phiền não, chứng quả A La Hán. Năm trăm Tỳ kheo ni xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Năm ngàn Đại Bồ tát được vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ tát vì chẳng lãnh thọtất cả pháp nên sạch hết phiền não, tâm được giải thoát thành A La Hán”.

Phẩm này bắt đầu bằng những lời giảng của các Thiên tử, rồi lời dạy của Đức Phật và lời giảng “Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh” của ngài Tu Bồ Đề. Sau cùng là lời của ngài Xá Lợi Phất và kết luận “Đúng như vậy” của Đức Phật. Cuối cùng là những chứng đắc của các bậc thánh, ít nhất là “đắc pháp nhãn tịnh”, cao nhất là đắc quả A La Hán và Vô sanh pháp nhẫn của các Đại Bồ tát.

 

Ban đầu kinh nói, “sắc tướng Như cho đến nhất thiết chủng trí tướng Như là một Như, không hai không khác”, cuối cùng Kinh nói, “sắc Như cho đến nhất thiết chủng trí Như đều không thể đắc”.

Tại sao thế?

Ban đầu, với người bắt đầu thực hành thì Như là một khái niệm được hình dung bởi ngôn ngữ, chưa phải là một thực tại mà Kinh nói là “Như ấy chân thật chẳng hư, pháp tướng, pháp trụ, pháp vịrất sâu thẳm”. Khái niệm ấy là những chỉ đường cho tâm, ý, ý thức đi dần đến và thể nhập Chân Như. Thể nhập Chân Như là hòa hợp với Chân Như để được gọi là từ Chân Như sanh, tùy Phật sanh. Nhưng cuối cùng khi thực tại Chân Như đã được thấy rõ, được chứng ngộ thì những khái niệm ban đầu không còn cần thiết, có khi lại gây vướng mắc vi tế, nên Kinh kết luận, “sắc cho đếnnhất thiết chủng trí còn không thể đắc, huống gì sắc Như cho đến nhất thiết chủng trí Như mà có thể đắc”.

Khi Kinh nói, “Như ấy chân thật không hư”, nghĩa là chỉ có Như, Chân Như, ngoài Như ấy không có thế gian sanh tử (sắc thọ tưởng hành thức) cho đến các pháp xuất thế gian (bố thí ba la mật, mười sáu cái Không, bốn niệm xứ, cho đến nhất thiết chủng trí).

Tất cả chỉ là “Một Như, không hai, không khác”. 

 

Nguyễn Thế Đăng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin