Chi tiết tin tức

Con đường tu tập của hành giả luôn tin theo chánh kiến

14:32:00 - 03/09/2024
(PGNĐ) -  Theo Phật giáo, trên đường tu tập, hành giả luôn tin nơi chánh kiến vì nó là nền tảng trong tu tập trí tuệ. Hành giả nên mạnh mẽ tin tưởng vào vai trò của chánh kiến trong Tứ Thánh Đế và Bát Thánh Đạo.

Tu hành trong Phật giáo là thực hành những giáo phápcủa Đức Phật trên căn bản liên tục và đều đặn. Tu tậptrong Phật giáo cũng có nghĩa là trưởng dưỡng Bồ Đềbằng cách tu tập giới, định, tuệ. Như vậy tu tập trong Phật giáo không chỉ thuần là ngồi thiền hay niệm Phật, mà nó bao gồm cả việc tu tập lục ba la mật, thập ba la mật, hay ba mươi bảy phẩm trợ đạo, vân vân. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng thời gian rất ư là quý báu. Một tấc thời gian là một tấc mạng sống, chớ nên để cho thời gian trôi qua một cách lãng phí. Có người nghĩ rằng: “Hôm nay khoan hẳn tu, chờ đến ngày mai rồi hãy tu.” Nhưng khi ngày mai đến thì họ lại hẹn lần hẹn lựa đến ngày mai nữa, rồi ngày mai nữa, hẹn mãi cho đến lúc đầu bạc, răng long, mắt mờ, tai điếc. Lúc đó dầu có muốn tu đi nữa thì thân thể cũng đã rã rời, chẳng còn linh hoạt, thân nào còn có nghe mình nữa đâu. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chúng ta sống trên đời nầy nào khác chi cá nằm trong vũng nước nhỏ, chẳng bao lâu sau, nước sẽ cạn, rồi mình sẽ ra sao? Bởi thế cổ đức có dạy: “Một ngày trôi qua, mạng ta giảm dần. Như cá trong nước, thử hỏi có gì mà vui sướng? Hãy siêng năng tinh tấn tu hành, như lửa đốt đầu. Chỉ nhớ vô thường, đừng có buông lung.” Từ vô lượng kiếp, chúng ta không có cơ may gặp được Phật Pháp nên không biết làm sao tu hành, nên hết sanh rồi lại tử, hết tử rồi lại sanh. Thật đáng thương làm sao! Hôm nay chúng ta có duyên may, gặp được Phật Pháp, thế mà chúng ta vẫn còn chần chờ chẳng chịu tu. Quý vị ơi! Thời gian không chờ đợi ai, thoáng một cái là thân ta đã già, mạng ta rồi sẽ kết thúc.

Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích tu tập của người Phật tử là phải phát triển sự tự tin vào khả năng của chính mình, khả năng tự mình có thể đạt được trí tuệ giải thoátkhỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Đạo Phật cực lực chống lại một niềm tin mù quángvào sự cứu độ của tha lực, không có căn cứ. Đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng: “Các ngươi phải từ bỏ niềm tin mù quáng. Đừng xét đoán theo tin đồn, theo truyền thống, theo những lời đoan chắc vô căn cứ, theo Thánh thư, theo bề ngoài, hoặc đừng vội tin vào bất cứ thứ gì  mà một bậc tu hành hay một vị thầy đã nói như vậy mà không có kiểm chứng.” Trong hầu hết giáo điển Phật giáo, Đức Phật luôn dạy chúng ta nên cố gắng nhận biết chân lý của chánh kiến, từ đó chúng ta mới có khả năng thông hiểu sự sợ hãi của chúng ta, tìm cáchgiảm thiểu lòng ham muốn của ta, tìm cách triệt tiêu lòng tự kỷ của chính mình, cũng như trầm tỉnh chấp nhận những gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Đức Phật thay thế nỗi lo sợ không phải bằng một niềm tin mù quáng và không thuận lý nơi thần linh, mà bằng sự hiểu biết thuận lý và hợp với chân lý của tất cả chánh kiến.

Theo Phật giáo, trên đường tu tập, hành giả luôn tin nơi chánh kiến vì nó là nền tảng trong tu tập trí tuệ. Hành giả nên mạnh mẽ tin tưởng vào vai trò của chánh kiến trong Tứ Thánh Đế và Bát Thánh Đạo. Hành giả cũng nên luôn tin tưởng mạnh mẽ vào vai trò của chánh kiến và chánh tư duy; luôn sống đúng theo lý nhân quả; không lãng phí thời gian với những vấn đềsiêu hình; luôn biết chịu trách nhiệm cho nghiệp của mình. Hành giả luôn tin nơi chánh kiến vì nó giúp mình can đảm chối bỏ đạo Phật chết; vì nó là ngọn hải đăng giúp chúng ta phá tan vô minh và phơi bày bản chất thật của ngũ uẩn; vì nó là nền tảng đình chỉ ác nghiệp đồng thờităng trưởng thiện nghiệp. Hành giả luôn tin nơi chánh kiến về bản chất của khổ, vô thường, vô ngã của vạn hữu, vì nó giúp mình đẩy qua một bên những chướng ngại để tiến bước trên đường tu.

Nói tóm lại, một khi người tu Phật được trang bị với chánh kiến có khả năng thấy rõ được bản chất thật của khổ cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể đẩy được qua một bên những phiền não chướng và bắt đầu tiến tới những bước rất quan trọng trên bước đường tu tập của chính mình. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng mặc dầu mục đích chính của tu tập trong Phật giáo là giác ngộ và giải thoát, mục tiêu trước mắt và quan trọng của tu tập là có được chánh kiến giúp hành giả tu hành đúng theo chánh pháp để có thể triệt tiêu sự chấp ngã. Một khi chấp ngã đã bị triệt tiêu thì vô minh sẽ tự động chấm dứt. Chừng đó tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... đều cũng sẽ tự nhiên chấm dứt. Chừng đó hành giả sẽ đạt được sự giác ngộ giống như sự giác ngộ mà Đức Thích Tôn Từ Phụ đã tuyên bố 26 thế kỷ trước đây.

 

Thiện Phúc

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin