Chi tiết tin tức

Sống tự do

14:05:00 - 08/12/2024
(PGNĐ) -  Hòa thượng Ajahn Anan Akiñcano sinh tại một thị trấn của tỉnh Saraburi, miền Trung Thái Lan, vào ngày 31 tháng 3 năm 1954, với tên là Anan Chan-in. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thường xuyên theo cha mẹ đến ngôi chùa ở địa phương để tụng kinh, thưa hỏi quý sư, và rất tin tưởng khi nhìn hình ảnh của Đức Phậttrong tu viện. Ông xuất sắc trong học tập, được thuê làm kế toán tại Công ty xi măng Siam ngay sau khi tốt nghiệp.  Nhưng dù là một nhân viên siêng năng, ông thấy mình ngày càng bị thu hút bởi việc thực hành Phật giáo và bắt đầu sống tại một tu viện gần đó những lúc không phải đi làm.Ngài thọ giới xuất gia với Trưởng lão thiền sư Ajahn Chah và được đặt danh hiệu là Akiñcano, có nghĩa là “Vô Ưu”.  Bốn năm sau đó, ngài trú tại thiền viện Wat Nong Pah Pong, để hành thiền.Năm 1984, Ajahn Anan kết thúc cuộc sống lang thang của mình để thành lập một tu viện trên phần đất hoang, vừa được cung cấp bên bờ biển miền Trung Thái Lan.  Cùng với hai nhà sưkhác và một tập sinh, nhóm định cư trong khu rừng rậm rạp của tỉnh Rayong, nay được gọi là Wat Marp Jan, hay "Tu viện Nguyệt Sơn -Monastery of the Moonlit Mountain”.

Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ. Nhưng điều làm cho chúng ta đau khổ, và tất cả mọi hình thức mang lại sầu não cho tâm, đều xuất phát từ tâm không biết, không hiểu sự thật của vạn pháp. Chúng ta cũng có thể nói khổ đó là tất cả các cảnh pháp (arammana), tất cả sáu đối tượng giác quan (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp) mà chúng ta đã nhận được kể từ khi sinh ra. Chúng ta chỉ muốn những điều làm mình hài lòng, những đối tượng giác quan mà ta mong muốn. Chúng takhông muốn những điều làm ta không hài lòng. Vì vậy, đây là vấn đề của cuộc sống của chúng ta.

Khi còn nhỏ, chúng ta chỉ muốn chơi, nhưng bị hạn chế. Chúng ta phải học và sẽ có những môn học ta thích, những môn ta không thích. Nhưng khi được có thời gian để chơi, thì ta rất hạnh phúc. Bởi vì đó là lúc chúng ta không cần phải sử dụng tâm trí, suy tư, tính toán.  Chúng ta mong chờ thời điểm này.  Nhưng trong thời đại ngày nay, trẻ em không cần phảichờ đợi thời gian để chơi như vậy, bởi vì có rất nhiều trò chơi điện tử mà chúng có thể chơi bất cứ lúc nào. Sau đó chúng trở nên nghiện trò chơi. Vì vậy, thay vì nhận được kiến thức từ việc học, chúng lại nghiện sự thích thú khi chơi game. Và dù cha mẹ có cố gắng ngăn chặn chúng đến mức nào, cũng không hiệu quả. Đôi khi các biện pháp mà cha mẹ phải áp dụng để kiểm soát chúng có thể trở nên rất cực đoan. Một số đứa trẻ thậm chí còn tự kết liễu đời mình, bởi vì chúng nghiện trò chơi và chúng muốn có tự do. Nhưng sự tự do này của chúng, là từ việc muốn làm theo sở thích của mình.  Làm những việc chúng hài lòng mà không nghĩ rằng nó làm hại bản thân và người khác.

Thời đại này khá khó khăn và đáng lo ngại. Chúng ta muốn chơi, rồi nghiện game, nghiện máy tính và nghiện điện thoại thông minh. Những người đi làm cũng thế. Ai cũng muốn tự dolàm công việc của họ. Nhưng đôi khi ông chủ nói rằng trong khi làm việc, họ không được phép sử dụng điện thoại, chơi game, và những thứ tương tự. Đôi khi người chủ có thể kiểm soát họ, đôi khi không thể. Đó là một vấn đề tại các nơi làm việc. Không ai muốn bị các quy tắc kiểm soát. Nhưng đến lúc trả lương, thì họ muốn có quy tắc, rằng hôm nay ông chủ phải trả tiền cho họ. Thậm chí không thể thiếu một đồng.  Ngay cả một xu bị thiếu cũng không được.

Đây là quyền tự do của tất cả những người muốn có thu nhập riêng.   Nhưng họ không muốn làm bất cứ điều gì tốt đẹp, họ không muốn cạnh tranh, không muốn kiên nhẫn, chịu đựng, và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Khi sếp bảo họ làm việc, đôi khi họ xụ mặt, không vui. Có khi họ cần bị khiển trách, trừ lương hoặc bị sa thải.  Một số có thể chấp nhận, một số cố gắng cải thiện kỹ năng của họ. (…)

Pháp quan trọng là khanti, kiên nhẫn và chịu đựng. Đây là một đức tính quan trọng. Nhưng sự kham nhẫn này phải có trí tuệ, giúp ta thoát khỏi những điều ràng buộc ta.

Chúng ta có thể thấy ở Ấn Độ, Mahatma Gandhi là một người có kiến thức, được giáo dụctốt, có mức độ chánh niệm và trí tuệ cao, và là người có thể dẫn dắt Ấn Độ thoát khỏi những kẻ cai trị, kiểm soát nó. Và điều này đã được thực hiện bằng cách sử dụng khanti, sự nhẫn nhịn này. Chiến đấu với Ahiṃsā, đó là bất bạo động đối với bất cứ ai. Và cuối cùng ông đã có thể chiến thắng. Vì vậy, ngày 15 tháng Tám là Ngày Độc lập của Ấn Độ, đó là ngày họ giành được tự do từ sự cai trị của các quốc gia khác.

Vì vậy, khanti, sự kham nhẫn, sẽ đưa ta đến tự do thực sự. Tại nơi làm việc, nếu chúng ta là một nhân viên, bị sếp phàn nàn, chỉ trích, hoặc những thứ khác, thì ta cần phải nhẫn nhịn, chịu đựng.  Đôi khi ta có lý do riêng, nhưng nếu ta tranh luận với sếp, mặc dù ta có thể đúng, nhưng đó không phải là điều sếp muốn nghe, thì ta có thể mất việc.  Tất cả những nỗ lực đi tìm việc trước đây của ta đều bị mất. Điều này là do chúng ta đã không chịu đựng được các đối tượng cảm giác (tâm trạng hoặc cảm xúc) đến từ việc làm việc cùng với sếp hoặc với đồng nghiệp của ta. Hoặc nếu ta là ông chủ, thì chúng ta cũng cần kiên nhẫn với tất cả các đối tượng giác quan (tâm trạng và cảm xúc) đến từ các nhân viên làm việc dưới quyền.  Đôi khi sự việc không đi theo cách mình muốn, nên ta phải huân tập để có được sự kham nhẫn. Sự kham nhẫn sẽ đưa chúng ta đến tự do như thế nào? Khi kham nhẫn phát sinh, chúng tagọi đây là sila, đạo lý. Muốn hành sila, chúng ta cần phải có rất nhiều sự nhẫn nhịn. Giống như nếu chúng ta quyết tâm không la mắng, không lạm dụng, hoặc đổ lỗi cho bất cứ ai, thì khi có người đến thử thách.  Ta sẽ có những cảm giác không hài lòng phát sinh. Có sự tức giận dữ dội xuất hiện trong tâm. Nhưng chúng ta sẽ chịu đựng chúng. Chúng ta sẽ không trả lời gay gắt, không la mắng, không đánh đập. Điều này thật khó khăn. Thật phiền não.

Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục rèn luyện.  Cho dù ta là tu sĩ hay cư sĩ, phải giữ giới luật và quy định của tu viện hay của thế tục, thì không phải là ta không có bất kỳ ý nghĩ, tâm trạng hay cảm xúc xấu nào xuất hiện. Ngay cả giữa các nhà sư sống cùng nhau cũng có thể có sự tức giận, không hài lòng. Vì vậy, đối với những tâm trạng khác nhau như thế, chúng ta cần phải sử dụng sự kham nhẫn của mình, để samadhi, định tâm có thể phát sinh. Bởi vì nếu chúng ta làm theo suy nghĩ và cảm xúc của mình, thì samadhi sẽ không có mặt.

Vì vậy, chúng ta phải tu tập ngay từ đầu, nếu muốn tự do thì chúng ta cần phải kham nhẫn. Khi chúng ta có thể làm điều đó, thì từng chút một tâm trí sẽ phát triển định sâu (samadhi). Tâm ta có thể được giải thoát khỏi tất cả các đối tượng cảm giác tiếp xúc với nó. Ta có thể để chúng đi. Ta có thể đặt chúng xuống. Ban đầu, có thể chúng ta không thể làm những điều này.  Tại sao vậy? Đó là vì chánh niệm và samadhi của chúng ta còn quá yếu. Vì vậy, chúng ta chạy theo những đối tượng cảm giác này.

Khi thiền sư Ajahn Chah ra nước ngoài, có người phụ nữ muốn biết phải làm gì để chiến thắng cơn giận của mình. Thiền sư Ajahn Chah hỏi cô, ai sở hữu cơn giận này? Nó có phải của cô không?

Người phụ nữ trả lời: "Đúng vậy.  Sự tức giận và thù hận là của con”.  Thiền sư Ajahn Chah nói: "Nếu cơn giận thực sự là của cô, thì cô có thể bảo cơn giận biến mất, bởi vì nó là của cô. Bảo cơn giận đừng ở lại với cô nữa”. Nhưng nếu cơn giận không phải là của bạn, bạn không thể kiểm soát nó, thì điều đó có nghĩa là bạn gắn kết với cơn giận đó như là của bạn. Và khi nó là một phần của cá nhân bạn, thì đau khổ phát sinh. Nhưng trên thực tế, sự tức giận này không phải của bất kỳ ai. Nếu cơn giận đó là của ta thì ta có thể ra lệnh cho nó biến mất khỏi ta. Ta có thể sai khiến nó. Nhưng ở đây, chúng ta không thể ra lệnh cho nó biến mất, phải không? Vì vậy, đừng hài lòng hay không hài lòng với nó. Bởi vì nó là như vậy. Đừng rơi vào cái hố mà đối tượng giác quan đã đi vào. Chỉ cần biết rằng sự tức giận không phải là của ta.

Nhưng liệu chúng ta có thể làm được điều này không? Lúc đầu, nếu tâm ta đủ mạnh, thì ta có thể buông bỏ nó. Chúng ta có thể kìm nén cơn giận đó ngay lập tức. Ở đây, Ajahn Chah đã dạy theo cách mà chúng ta có đủ trí tuệ để buông bỏ. Nếu chúng ta không thể làm điều đó, và tâm ta không thoát khỏi đối tượng giác quan đó (tâm trạng hay cảm xúc),  có nghĩa là tâm bám chấp vào đó, thì trước tiên ta cần phải thực hành. Làm thế nào để thực hành? Chúng tacần phải rèn luyện chánh niệm thật tốt. Chúng ta phải có samadhi vững chắc. Chúng ta cố gắng suy ngẫm tại sao ta tức giận? Tại sao ta không hài lòng, tại sao ta có ác ý, và có những suy nghĩ có hại? Chúng ta phải tự hỏi điều này mỗi ngày. Chúng ta sẽ cố gắng làm những điều này. Được vậy, chúng ta có thể khắc phục tâm trạng và cảm xúc trong tâm. Tâm ta rồi sẽ thực sự tự do.

Đây là lòng tốt, có giới pháp, đạo đức. Nhưng nếu một người làm sai về mặt giáo pháp, thì người đó có thể mất tự do, và bị cầm tù. Đây là sự mất tự do. Vì vậy, chúng ta phải cắt đứt điều này bằng cách từ bỏ việc làm sai trái trước. Không làm điều đó. Chúng ta muốn tự dothực sự, vì vậy chúng ta phải có giới. Nếu ta muốn tâm có được sự giải thoát khỏi các đối tượng giác quan (tâm trạng và cảm xúc), thì chúng ta cần phải rèn luyện chánh niệm, để có samadhi vững chắc, để trí tuệ có thể phát sinh. Sau đó chúng ta suy ngẫm để nhìn vào tất cả mọi thứ. Chúng ta không nên rơi vào và đắm chìm trong tất cả các đối tượng giác quan này. Chúng ta nên buông chúng.  Cho dù hài lòng hay không hài lòng, chúng ta nên để đối tượng giác quan đó qua đi. Nếu tâm ta mạnh mẽ, thì cuối cùng ta sẽ có thể buông bỏ chúng.

Nếu chúng ta chưa thể buông bỏ bất cứ điều gì – vì chúng ta chưa có trí tuệ, chánh niệm của chúng ta yếu ớt, samadhi của chúng ta không vững chắc, và tâm ta chạy đuổi theo tất cả các đối tượng giác quan - thì điều quan trọng ở đây là chịu đựng nó. Sự kham nhẫn này là đức tính của người trí. Điều này sẽ rèn luyện tâm ta và sẽ đưa ta đến thành công.

Giống như Đức Phật khi Ngài tu tập như một vị Bồ Tát, có một số kiếp Ngài cũng là tu sĩ, nhưng Ngài không có bình an, tâm trí của Ngài không yên tĩnh. Ngài không muốn điều này nhưng Ngài cũng không tu tập.  Tuy nhiên Ngài đã có thể chịu đựng được các trạng thái tâm này. Trong việc rèn luyện và phát triển tâm trì, sự kham nhẫn của Ngài là cao tột.  Vì vậy, mong rằng chúng ta có thể rèn luyện tâm, rèn luyện trí để có sự kham nhẫn, rồi sau đó chúng ta sẽ có thể tiến bộ để có tâm tự do thực sự.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh -11

(Lược dịch từ LIVING FREELY,  Ajahn Anan’s Podcast)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin