Chi tiết tin tức

“Thiền tánh không” giúp giảm thiểu cảm xúc tiêu cực

20:01:00 - 14/01/2020
(PGNĐ) -  Theo các chuyên gia tâm lý trường Đại học Derby (Vương quốc Anh), “thiền tánh không” giúp giảm 24% những cảm xúc tiêu cực.

Nghiên cứu do TS.William Van Gordon cùng các cộng sự thực hiện, tìm hiểu tác dụng của sự thực tập thiền tánh không đối với tinh thần của con người.

 

“Chánh niệm và những phương thức định tâm khác rất hữu ích giúp thiết lập trạng thái tâm định tĩnh và ‘không gian tinh thần’ để khám phá chiều sâu tâm thức.

 

Trong vài thập niên trở lại đây, mối quan tâm đặc biệt của khoa học hiện đại trong nghiên cứu các phương pháp thực tập thiền định Phật giáo ngày càng lớn.

 

thien tanh khong.jpg
Các chuyên gia tâm lý học Đại học Derby đã công bố tác dụng tích cực của thiền tánh không từ nghiên cứu

 

Những nghiên cứu này bắt đầu từ 20 - 30 năm về trước, về thiền chánh niệm. Khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, hướng nghiên cứu được chuyển từ thiền chánh niệm sang thiền tâm từ và bắt đầu có những nghiên cứu tập trung vào trí tuệ, tánh không và ly tham” - TS.William cho biết.

 

Để có thể hiểu biết toàn diện về những phương thức thiền định Phật giáo, ông cho rằng giới khoa học cần phải nghiên cứu đầy đủ cả ba lĩnh vực chánh niệm, tâm từ và tánh không trong thiền Phật giáo.

 

Nghiên cứu mới này tìm hiểu mối liên hệ giữa tánh không và sự an lạc, hạnh phúc có sự tham gia của 25 hành giả thiền gồm cả người xuất gia và cư sĩ Phật tử. Người tham gia hành thiền một lần mỗi ngày, có thời gian thực hành trung bình 25 năm.

 

Ngoài ra, người tham gia nghiên cứu còn được phỏng vấn về tánh không trước khi được chọn vào nghiên cứu, hành thiền theo khung giờ phù hợp với bản thân. 

 

Thiền tánh không bắt đầu bằng giai đoạn định niệm và sau đó là minh sát. Hai giai đoạn thực tập này giúp “kiểm chứng một bản ngã đang hiện hữu và thẩm sát thực tánh của tri giác, nhận thức và kinh nghiệm; sau đó vượt thoát các ranh giới khái niệm (không gian và thời gian) để có tầm nhìn cao rộng, phổ quát trong sự cộng hưởng với tâm từ”. Trong quá trình này, người thực hành làm chủ thời khóa, nội dung tu tập cũng như ý thức về cơ thể vật lý và môi trường.

 

Song song đó, người tham gia cũng thực hành thiền chánh niệm. Trước và sau khi thực tập thiền, hành giả cung cấp thông tin về sự thực hành của mình theo yêu cầu của các nhà nghiên cứu. Các chuyên gia tiến hành phân tích những thông tin này và so sánh hiệu quả thực tế của hai loại thiền tập.

 

Kết quả cho thấy, mỗi người tham gia nghiên cứu đều biểu hiện sự an lạc nội tâm, sự sáng suốt, tinh thần minh mẫn ở mức độ cao. Trong đó, thiền tánh không giúp giảm đến 24% các cảm xúc tiêu cực; tăng trưởng cảm giác yêu thương, vị tha đến 16% và giảm 10% sự ham muốn, dính mắc tự thân cũng như các tri giác, nhận thức cá nhân.

 

Qua thực hành thiền tánh không, người tham gia trải nghiệm được rằng tánh không là đặc tính tiềm tàng của tâm thức và thực tại. Nói cách khác, họ cảm nhận được rằng bản chất của thực tại không thuần túy và cứng nhắc như mọi người vẫn nghĩ - các chuyên gia cho biết.

 

Với những lợi ích quan sát được từ thiền tánh không, các chuyên gia sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là người chưa từng hành thiền và người có sự hành thiền cơ bản hơn.

 

Giác Minh Tường
(theo Lion’s Roar)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin