Học thiền qua 6 bước cơ bản
15:02:00 - 09/07/2015
(PGNĐ) - Chuyên gia thiền Sridevi Tố Hải hướng dẫn các tư thế ngồi, đặt tay và thở trong lúc thiền, cách chọn thời gian và không gian tọa thiền, dụng cụ hỗ trợ khi ngồi...
Theo bà Sridevi Tố Hải, thiền mang lại rất nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần của con người. Điều quan trọng là phải biết tọa thiền đúng cách và trong thời lượng phù hợp với từng người. Bà hướng dẫn 6 bước cơ bản dành cho người mới học thiền như sau:
Bước 1: Chọn thời gian thiền
Bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thư giãn, thoải má,i có giấc ngủ ngon và một ngày mới bình an, vui vẻ. Nếu vì lý do nào đó không thể ngồi thiền vào 2 khoảng thời gian này, bạn có thể thiền vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mà bản thân thấy thoải mái.
|
Thiền tốt nhất vào buổi sáng sớm mới thức dậy hoặc tối trước khi đi ngủ.
|
Thời lượng một buổi ngồi thiền cho người mới bắt đầu có thể 5-15 phút tùy theo khả năng. Nếu bạn có thể tịnh và ngồi lâu hơn thì càng tốt. Việc ngồi lâu không quan trọng bằng việc bạn ngồi đúng cách và thật sự cảm nhận được trạng thái an vui, thư giãn.
Mục đích của thời gian ngồi thiền để làm bạn quen dần với việc quan sát tâm mình, biết những gì đang diễn ra. Quan trọng nhất là khi bước ra khỏi thời gian ngồi thiền, đi vào trong đời sống, vào công việc, bạn vẫn thiền giữa đời thường, nghĩa là vẫn luôn giữ tâm định tĩnh và tập trung trong mỗi giây phút hiện tại.
Bước 2: Không gian
Chọn một không gian mát mẻ, sạch sẽ để ngồi thiền. Đó có thể là một góc phòng ngay cạnh cửa sổ, trước sân nhà nhiều cây cỏ hoặc ngay trong phòng làm việc. Miễn là bạn thấy thoải mái khi ngồi vào nơi đó.
Bước 3: Dụng cụ hỗ trợ ngồi thiền
Bạn nên mặc đồ thoải mái, rộng rãi để việc ngồi thiền được tốt hơn. Có thể ngồi xếp bằng ngay trên sàn nhà hoặc ngồi trên một chiếc gối vuông. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình tọa cụ là một tấm nệm vuông và bồ đoàn giúp ngồi lau hơn, đỡ tê chân hay đau lưng. Chỉ cần bạn ngồi cảm thấy thoải mái nhất và luôn giữ cột sống thẳng.
|
Dụng cụ hỗ trợ ngồi thiền gồm tọa cụ, gối kê tay và bồ đoàn.
Bước 4: Tư thế tọa thiền
Các bước ngồi thiền cho người mới học
Có nhiều cách ngồi thiền. Với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Lưu ý khi ngồi xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng sang trái cũng không ngả sang phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi cùng một đường thẳng với rốn. Miệng ngậm lạ, mắt nhắm nhẹ, giữ đầu thẳng và thả lỏng vai, thả lỏng đầu và bắt đầu theo dõi hơi thở để vào thiền.
Điều quan trọng nhất trong việc ngồi thiền là phải giữ được cột sống thẳng, nếu không, lâu ngày sẽ làm hư cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu ngồi một thời gian thấy đau lưng và lưng đang gù xuống thì bạn phải ý thức mau chóng chỉnh lưng thẳng lại hoặc dừng việc ngồi thiền, nằm xuống để trả lại sự thư giãn cho lưng.
Cách đơn giản nhất là ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position). Cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm như hình dưới đây:
|
Ngồi thiền kiểu Miến Điện.
|
Cách thứ hai là ngồi bán kiết già (Half Lotus position). Đặt chân trái lên đùi phải. Có thể thay đổi, chân phải đặt trên đùi trái.
|
Ngồi bán kiết già.
|
Cách thứ ba là toàn kiết già: Hai chân khóa vào nhau. Trước tiên đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Bàn tay trái để lên bàn tay phải hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên phía trên hai lòng bàn chân. Những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay đường thẳng với rốn. Khuỷu tay vừa ôm hông.
|
Ngồi Toàn Kiết Già (Full Lotus position)
|
Cách thứ tư là ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza position). Ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và dưới mông.
|
Ngồi kiểu Nhật Bản.
|
Cách thứ năm là ngồi trên ghế (chair position). Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi lên chiếc bồ đoàn đặt trên ghế. Lưng giữ thẳng giống như các thế ngồi trên.
|
Ngồi thiền trên ghế.
|
Lưu ý: Dù ngồi bất bất cứ kiểu nào, phải đảm bảo xương sống hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng sang trái cũng không ngả sang phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau. Lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi nằm trên đường thẳng với rốn. Mắt nhắm nhẹ vừa phải (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị tán loạn vì chi phối bởi ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Bước 5: Cách để tay khi thiền
|
Ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ. Hai ngón cái chạm vào nhau.
|
Bước 6: Cách thở trong lúc thiền
|
Thở bụng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn.
|
Thở thiền là tự nhiên, tức là không quá cố gắng thở mạnh, thở sâu, không cố gắng căng ngực hay phình bụng ra thóp bụng lại. Tất cả động tác thở đều diễn ra bình thường theo nhịp điệu tự nhiên của cơ thể. Điều quan trọng là bạn phải quan sát, cảm nhận và nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra qua mũi hoặc qua sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Hay chỉ đơn giản là tâm bạn trụ vào việc theo dõi hơi thở là được, còn lại cứ để hơi thở tự nhiên như bình thường.
Trong yoga việc thở bụng là điều quan trọng, giúp tăng cường sinh khí và sức chịu đựng của cơ thể, cung cấp đủ oxy cho các cơ quan. Do đó các chuyên gia khuyến khích mọi người khi thiền nên tập luyện phép thở bụng như trong yoga sẽ tốt cho cơ thể hơn.
Lưu ý: Tình trạng tê chân và đau lưng là triệu chứng hết sức bình thường đối với người ngồi thiền. Ngay cả người thực hành thiền lâu cũng bị. Do đó, trước và sau khi ngồi thiền, nên khởi động, xoa bóp hoặc massage nhẹ nhàng vai, cổ, lưng, bắp tay, bắp chân để hạn chế đau nhức. Đồng thời nên đứng dậy đi tới lui như dạng đi kinh hành để máu huyết lưu thông. Với những người tập yoga sẽ có lợi thế hơn, các cơ khớp của họ đã dẻo dai do quá trình luyện tập nên việc ngồi thiền sẽ tốt hơn và hạn chế bị đau hơn.
Thi Ngoan
Ảnh: Trái Tim Vàng
|
Nguồn: Theo VnExpress.net
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|