Quán tưởng về Vô thường và cái chết
21:16:00 - 01/04/2014
(PGNĐ) - Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng.
Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
Chúng ta cần luôn quán tưởng về cái chết. Làm được điều đó thì tâm ta sẽ duy trì được chánh niệm về những biến đổi không dừng dứt đang xảy ra bên trong ta, về sự ngắn ngủi của cuộc sống, và cuộc sống đó đang ngắn dần đi trong từng phút giây. Điều đó sẽ đem đến cho chúng ta bao lợi ích. Biết bao vị tu chứng đã bắt đầu bằng cách quán chiếu về sự ngắn ngủi của kiếp người, về vô thường và về cái chết. Sự giải thoát, Giác Ngộ và pháp hành của họ, tất cả đều bắt đầu bằng sự quán chiếu này.
Sức mạnh và khả năng chịu đựng để sống khổ hạnh ở những nơi hoàn toàn hoang vắng, để thực hành những đề mục thiền quán thâm sâu, bao quát nhằm đưa đến các đạo quả cao thượng hơn, nhằm kích hoạt nguồn năng lượng bao la hầu tiếp tục việc tu hành của họ –tất cả đều bắt nguồn từ việc quán chiếu sâu sắc về sự ngắn ngủi của kiếp con người, về vô thường, về cái chết. Lý do khiến họ có thể đạt được giải thoát ngay trong kiếp sống này đều là nhờ họ luôn quán tưởng đến cái chết.
Để đạt được giải thoát đòi hỏi biết bao nỗ lực; và chúng ta càng nôn nóng muốn được giải thoát bao nhiêu, thì chúng ta càng cần tăng nỗ lực đó lên bấy nhiêu. Chúng ta cần năng lực mạnh mẽ để chế ngự những trở ngại trong việc tu tập, và đi theo con đường đạo. Năng lực đó từ đâu đến? Nó đến từ việc nhớ nghĩ đến sự vô thường của sống chết. Ngay cả những ân sủng mà các vị chứng đắc luôn ban cho tất cả chúng sanh cũng có thể truy nguyên trở về từ việc quán tưởng về cái chết.
Quán tưởng đến vô thường và cái chết cũng rất quan trọng nếu chúng ta muốn tự giải thoát khỏi vòng luân hồi. Quán tưởng về vô thường và cái chết giúp chúng ta chấm dứt được 84,000 tâm uế nhiễm. Tất cả các trạng thái tâm uế nhiễm khác nhau – phát xuất từ gốc căn của tham, sân và si, tất cả những vô minh này làm trở ngại sự giải thoát khỏi luân hồi – có thể được chấm dứt bởi năng lựơng phát khởi từ việc quán tưởng đến vô thường và chết. Thiền quán này là nguồn gốc chính của việc chấm dứt mọi vọng tưởng, đưa đến Giác Ngộ. Nó rất mạnh mẽ.
Nếu chúng ta luôn quán tưởng đến vô thường và cái chết, ta có thể tránh làm phát khởi các tâm tiêu cực tầm thường như tham, vô minh, sân hận, tự ái, ganh tỵ, vân vân – các loại tâm khiến chúng ta khó chịu, khổ đau và phiền não. Chúng không thể phát khởi vì khi luôn quán tưởng đến vô thường và chết, chúng ta thực sự biết sợ cái chết và sự ngắn ngủi của kiếp con người. Cái sợ đúng đắn này là cái sợ rất cần thiết, giúp tâm ta được bình ổn, ngay chính trong hiện tại.
Quán tưởng đến vô thường và cái chết không chỉ ích lợi lúc ta bắt đầu tu tập –khi nó khiến chúng ta tìm đến Phật Pháp và bắt đầu tu tập thay vì chỉ chạy đuổi theo các tâm vọng tưởng- mà nó cũng hữu ích suốt trong quá trình hành Pháp của ta. Một khi chúng ta đã bước trên con đường đạo, nó sẽ tạo động lực để ta tiếp tục đi tới. Vì dầu đã biết đạo, quán tưởng đến cái chết sẽ giúp ta không lạc hướng trong tu tập và nó sẽ giúp ta tiếp tục không ngừng nghỉ để tiến đến những mức độ tu chứng cao hơn trên đường đạo. Do đó, quán tưởng đến vô thường và cái chết cũng hữu ích ở khúc cuối của quá trình tu tập của chúng ta.
Cuối cùng, đến giờ phút ta phải ra đi, sự quán tưởng này cũng hữu ích vì nó giúp chúng ta ra đi một cách bình an, tự tại, với tâm buông xả, không còn vướng bận điều gì nữa. Việc quán tưởng này giúp ta ra đi với tâm hoan hỷ. Người mà cả đời đã luôn hằng ngày quán tưởng đến cái chết, sẽ không ngừng thanh lọc tâm mình, tạo nhiều công đức, tạo ít nghiệp xấu, thì chắc chắn sẽ không có vấn đề gì trước giờ ra đi của mình.
PHƯƠNG CÁCH QUÁN TƯỞNG VỀ VÔ THƯỜNG
Liên hệ những gì chúng ta nhìn thấy ở thế giới bên ngoài với nội tâm chúng ta rất hữu ích, nó có thể trở thành một loại thiền phân tích. Do đó:
Khi chúng ta ngắm một dòng sông, nhìn dòng nước chảy, ta có thể nghĩ là cuộc đời ta cũng qua đi nhanh chóng như dòng nước chảy.
Khi nhìn mặt trời mọc lên và lặn xuống, hãy quán tưởng đến cuộc đời ta cũng nhanh chóng qua đi như thế.
Như dầu trong ngọn đèn đang cháy, liên tục bị tiêu hao, và cuộc đời chúng ta cũng thế.
Như những mùa qua đi, cuộc đời chúng ta cũng thế; như hạ, thu, đông và xuân qua đi nhanh chóng, cuộc đời chúng ta cũng trở nên càng lúc càng ngắn hơn, càng lúc càng nhanh chóng qua đi.
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Trích dịch theo Transforming Your Anxiety about Impermanence and Death
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|