Chi tiết tin tức 4 Đại gia bỏ nghìn tỷ xây chùa 07:51:00 - 03/10/2013
(PGNĐ) - Ở Việt Nam, có 4 đại gia nổi tiếng thay vì chỉ chi tiền vào các dự án bất động sản để bán đất thu lời, lại đổ hàng đống tiền để xây khu du lịch tâm linh. Một người ở Ninh Bình xây chùa Bái Đính, một người xây Trúc Lâm tịnh viện tọa lạc trên đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.còn một người xây lạc cảnh Đại Nam.
1. Chùa Bái Đính - Ninh Bình ông Nguyễn Văn Trường Theo Wiki, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế. Ông hiện là ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, giám đốc Khách sạn Hoa Lư. Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) Ông Nguyễn Văn Trường được coi là một đại gia ẩn mình, là người sùng đạo phật, có cuộc sống bình dị ăn chay trường từ nhiều năm nay.. Ông Trường ít khi xuất hiện trên báo chí và thường từ chối chụp ảnh với cả những người bạn làm báo thân thiết nhất, bởi theo ông, những việc mình làm “không có gì to tát”. Cho đến nay, giới truyền thông chỉ nắm được ông là chủi nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình. Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường. Ông cũng được biết đến là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ. Toàn cảnh chùa Bái Đính Chia sẻ với báo giới, doanh nhân Trường cho biết: “có người đã đúc kết rất đúng rằng: Đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”. 2. Đại Nam Quốc tự - Bình Dương ông huỳnh uy dũng và vợ con Đại gia Uy Dũng đã chi khoảng 3.000 tỷ đồng để xây khu Đại Nam Quốc tự trên diện tích 450 ha. Với hơn 450 ha đất, nếu xây khu đô thị hoặc phân lô ra bán thì sẽ ra bao nhiêu tiền của, trong khi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ. “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”. Nếu như ông Trường chọn “im lặng” trước những câu hỏi về việc chi nghìn tỷ xây chùa, thì ông Dũng cởi mở hơn. Ông từng chia sẻ về quyết đinh xây Đại Nam của mình: “Trong giấc ngủ, tôi vẫn mơ thấy đền thờ Đại Nam. Tôi càng quyết tâm làm, không ai cản ngăn được tôi. Có ai biết, công trình này không tốn tiền thiết kế. Tất cả do tôi nghĩ ra và tôi đã làm, quên cả ngày đêm. Khi xây dựng đền Đại Nam, tôi như thực hiện sứ mệnh cho đời sau, như có ai mách bảo. Tôi nghiệm ra có 4 “cái không” trong cuộc đời này là: Không ai có thể làm hết việc ở đời; không ai có thể ăn hết món ngon, vật lạ trên đời; không ai có thể xài hết những thứ xa xỉ trên đời; và cuối cùng, chết đi, không ai mang theo được thứ gì trên đời này. Tôi đã trải qua thời gian dài, với bao thử thách nghiệt ngã của số phận; tuy nhiên, trong phúc có họa, trong họa lại có phúc”. Ông cũng chia sẻ sẽ tiếp tục xây thêm 17 ngôi chùa nữa trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Và người sẽ giúp ông hoàn thành sứ mệnh cao cả này là cậu con trai mới 1 tuổi Huỳnh Hoằng Hữu. toàn cảnh Đại Nam Quốc tự Ông Huỳnh Uy Dũng nổi tiếng với những sự vụ “kinh điển” như chi 100.000 USD “thách đố” ai chứng minh vợ vay tiền ngân hàng, báo công an vợ mất 54 viên kim cương, tổ chức tiệc sinh nhật rình rang cho con trai 1 tuổi cùng lời tuyên bố trao lại toàn bộ tài sản khi cậu bé. 3.Trúc Lâm tịnh viện Hòn Tre, thành phố Nha Trang Ông Phạm Nhật Vượng Trúc Lâm tịnh viện đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập và trao kỷ lục vào ngày 24-5-2009 là ngôi chùa trên đảo lớn nhất Việt Nam. Từ khu du lịch Vinpearl Land, những chiếc xe điện sẽ đưa quý du khách và Phật tử theo con đường trải nhựa uốn lượn quanh triền núi dốc lên đất Phật ở đỉnh núi, nơi cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp: biển xanh mênh mông, quanh năm lộng gió; đường đi rợp mát bóng cây, hương thơm tinh khiết, ánh nắng chan hòa; nơi tọa lạc ngôi già lam nghiêm tịnh Trúc Lâm tịnh viện. Ngôi tịnh viện có mặt tiền hướng Đông Bắc, nhìn ra biển Đông, mặt hậu Tây Nam dựa vào vách núi. Từ ý tưởng tạo lập vườn thiền của Thượng tọa Thích Minh Thông trùng hợp với ý tưởng kiến tạo ngôi già lam trên đảo của các Phật tử Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ ... thuộc Tổng Công ty Du lịch và Thương mại Vinpearl và Tập đoàn An Viên, sự chứng minh của chư vị Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo tỉnh Khánh Hòa: Thích Thiện Bình, Thích Chí Tín, Thích Trí Tâm, ngôi tịnh viện đã được khởi công xây dựng vào ngày kỷ niệm đức Phật Thích Ca Thành đạo (ngày 8 tháng Chạp năm Bính Tuất) Phật lịch 2.551 (26-01-2007). Ông Phạm Nhật Vũ Đại lễ khánh thành tịnh viện đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức trang nghiêm, trọng thể vào ngày 26 tháng 8 năm Mậu Tý, Phật lịch 2.552 (25-9-2008). Ngôi tịnh viện được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ "Quốc", kiểu kiến trúc truyền thống chùa miền Bắc, lợp ngói mũi hài, mái mũi thuyền, đầu đao với hạc, lân quy ... Toàn bộ công trình làm bằng gỗ lim chạm trỗ hoa văn tứ linh, tường xi măng, tam cấp lát đá Ninh Bình; tượng thờ và hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng. Với diện tích 44,9m (chiều dọc) x 27,3m (chiều ngang), tịnh viện có nhiều công trình được xây dựng như : Đại hùng bảo điện, Hậu Tổ, Tây lang, Đông lang; miếu Địa Tạng, nhà Tăng ... Toàn cảnh Trúc Lâm Tịnh Viện Đặc biệt, nổi bật trong không gian kiến trúc của tịnh viện là tượng đài lộ thiên Quan Âm Nam Hải tay phải cầm cành dương, tay trái nâng tịnh bình với dáng điệu uyển chuyển, uy nghiêm, nét mặt từ bi, nhân ái nhìn ra biển cả. Tượng bằng đá bạch thạch Nghệ An cao 8m, chân đài đế tượng hình ngọn sóng cao 4,3m bằng xi măng cốt sắt (tổng chiều cao của tượng đài là 12,3m) được tôn trí trong hoa viên bên phải ngôi tịnh viện. Quan Âm lộ thiên Chính diện ngôi tịnh viện có Tam quan cổng biểu và hậu diện có Tam quan cổng mái trông uy nghiêm và cổ kính.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |