Người trẻ niệm Phật
07:00:00 - 02/09/2014
(PGNĐ) - Niệm Phật và nghe tiếng niệm Phật là một trong những phương thuốc giúp chữa lành những vết thương, xoa dịu nỗi đau, mang đến sự không sợ hãi trong lòng người. Những câu chuyện nho nhỏ trong bài viết này xin được chia sẻ từ thực tế và từ những bài học sau khóa tu Niệm Phật ở chùa Hoằng Pháp của những bạn trẻ.
Trong họa sinh phúc
Gặp Bửu Truyện trong ngày tham dự khóa tu niệm Phật "Một ngày an lạc" ở vùng quê, chân chất trong trang phục áo lam thanh thoát, em đã kể cho tôi nghe về cái duyên đưa em đến và gắn bó với khóa tu hàng tháng. "Ngày hôm đó, em ra vườn hái đậu bắp cho mẹ đem bán buổi chợ chiều. Vừa bước tới vườn bỗng nghe tiếng kêu: "Bớ người ta, bắt ăn trộm". Lúc đó thấy một người lù khù chạy qua vườn của em. Theo bản năng, em đã rượt đuổi theo. Nhưng được khoảng 200m thì kẻ đó mất dạng. Em thở hổn hển quay trở về. Thấy em, chú bị trộm gọi em lại rồi hỏi: "Mày có quen thằng đó phải không? Đồng bọn của mày phải không". Mặc cho em giải thích, chú đó vẫn không tin và còn đến trụ sở công an xã tố cáo em vì tội ăn trộm. Đang học lớp 11, xưa giờ lại chẳng chọc phá ai, tự nhiên lại mang tai tiếng, đem lại lo lắng, ưu phiền cho gia đình... – em kể lại.
"Buồn không biết đi đâu nên em tìm đến chùa lễ Phật, than trách cuộc đời bất công với... Phật. Rồi một hôm được nghe quý thầy giảng giáo lý, hướng dẫn cách thức niệm Phật. Lúc đó em chỉ muốn hết nỗi khổ trong lòng nên ai chỉ gì là em làm nấy. Cảm thấy hoang mang hay bất an là em niệm, niệm mọi lúc, mọi nơi, cả khi ăn cơm cũng niệm"
Sau vài tuần, công an lại mời em lên làm việc. Do không đủ chứng cứ buộc tội nên họ cho em về. Coi như được một phần công bằng. Còn nỗi bực bội trong lòng thì sao. Em lại niệm Phật. "Những bước chân an lạc trong phút kinh hành theo điệu nhạc niệm Nam mô A Di Đà Phật ngân vang như tiếp cho em thêm năng lượng, giúp tinh thần em thêm vững chãi vì thế mà em có thể nhẹ nhàng đối diện với mọi thứ trong cuộc đời".
Nay nghĩ lại, nhờ cái họa đó mà em biết niệm Phật, biết cách niệm Phật để chuyển hóa những muộn phiền.
Chuyển oán hận thành tình thương
Nếu như Bửu Truyện gieo duyên đến với Phật từ chuyện oan ức thì Ngọc Hằng lại gieo bằng nỗi hận. Trích từ lời tâm sự của em trong quyển sáchLời trái tim muốn nói *, em chia sẻ khá rõ về nỗi bất hạnh, sự trớ trêu của cuộc đời mình: "Em mất ba khi lên năm. Lúc đó tuổi còn thơ ngây, không biết đó là điều mất mát lớn nhất trong đời. Thời gian cứ trôi, đến ngày trưởng thành em mới biết cha chết do người ta thuốc. Nghe xong em hận nhiều lắm, ngày nào em cũng nuôi ý niệm trả thù, càng ngày ý niệm đó càng lớn dần".
Nhưng đến ngày nọ, em gặp Phật pháp thì thù hận trong em dần chuyển hóa. "Phật pháp đã chỉ dạy cho em không được hận thù mà hãy trải tấm lòng bao dung, tha thứ cho mọi người". Bởi hận thù làm tăng thêm lòng oán giận, căm tức trong mình. Lời Phật: "Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có; Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu" đã thay đổi suy nghĩ em hoàn toàn. "Càng tìm hiểu, học hỏi, tu tập theo Phật, lòng thù hận trong em dần nguội đi, cảm giác không thù hận thật sung sướng, an lạc".
Nẻo đạo thênh thang
Câu chuyện của Hồng Vân thì khác, được nhận tình thương từ cha mẹ, Vân luôn ý thức, trăn trở làm sao để có thể đền đáp công ơn của cha mẹ, làm sao làm tròn việc báo hiếu với mẹ cha?
"Em vừa thi xong đại học, nếu đậu em sẽ học đại học, sau đó trở thành cô giáo dạy tiếng Anh. Em sẽ dùng tiền lương của mình nuôi sống ba mẹ. Sống cuộc sống giống như bao người đang sống". Những suy nghĩ đó đã thay đổi từ khi em được học Phật pháp. Cuộc đời có vô số con đường, có con đường nhỏ, con đường lớn. Hạnh phúc không phải có từ những hưởng thụ vật chất, mà chủ yếu là từ tâm thức con người.
Nhờ tham gia các khóa tu, được niệm Phật, được học hỏi Phật pháp, em thấy thanh thản trong lòng. Vân cảm thấy cuộc đời rộng lớn, nẻo đạo thênh thang cho tất cả những ai muốn có sự an lạc, nhẹ nhàng xuất phát từ tâm thức mình, ít bị lệ thuộc vào các điều kiện bên ngoài xã hội. Vân thực sự cảm ơn mẹ đã cho em cơ hội đến chùa, tham dự các khóa tu mùa hè. Có lần mẹ nói: "Mẹ không có gì cho con cả. Chỉ có thể dạy con niệm Phật. Nhớ phải niệm Phật dù đi đâu hay làm gì nhen con."...
Giờ đây, ước nguyện lớn nhất của em là muốn xuất gia tu học. Có lẽ, niềm mong mỏi đó của em đã đi từ niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ. Em muốn được như quý thầy, sống không gia đình và phụng sự cho tất cả. Đó là cách để báo hiếu cha mẹ đã sinh ra em, đã hướng dẫn cho em từng bước trên nẻo vào đạo.
* Sách do Mạt Nhân Đạo Quang - Thích Tâm Long biên soạn, NXB Phương Đông ấn hành
Hạnh Ý (Theo GNO)
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|