Chi tiết tin tức

Lời cảm ơn cuộc sống

11:02:00 - 11/01/2014
(PGNĐ) -  Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 140 Tôi mang hai chiếc cặp lồng đựng hai phần thức ăn vào bệnh viện,  một phần dành cho mẹ tôi đang nằm viện, phần kia là của nhà tôi đang nuôi mẹ trong bệnh viện.  Loay hoay mãi ở bãi giữ xe mới tìm được chỗ dựng xe thì tôi lại vụng về làm rơi cả hai chiếc cặp lồng khiến thức ăn bắn tung tóe ra đất. Cùng  vào dựng xe với tôi là một người thanh niên khoảng 24, 25 tuổi. Dựng xe của mình xong, cậu ta nói, “Chú để cháu giúp”. Thế rồi cậu ta tìm được ở đâu một cái chổi rễ và 2 bịch ny lông to, phụ với tôi gom thức ăn vương vãi dưới đất  cho vào bịch, mang đi đổ. Vừa làm, cậu ta hỏi, “Chú mang cơm cho ai?”  Biết tôi mang cơm ...

Tôi mang hai chiếc cặp lồng đựng hai phần thức ăn vào bệnh viện,  một phần dành cho mẹ tôi đang nằm viện, phần kia là của nhà tôi đang nuôi mẹ trong bệnh viện.  Loay hoay mãi ở bãi giữ xe mới tìm được chỗ dựng xe thì tôi lại vụng về làm rơi cả hai chiếc cặp lồng khiến thức ăn bắn tung tóe ra đất. Cùng  vào dựng xe với tôi là một người thanh niên khoảng 24, 25 tuổi. Dựng xe của mình xong, cậu ta nói, “Chú để cháu giúp”. Thế rồi cậu ta tìm được ở đâu một cái chổi rễ và 2 bịch ny lông to, phụ với tôi gom thức ăn vương vãi dưới đất  cho vào bịch, mang đi đổ. Vừa làm, cậu ta hỏi, “Chú mang cơm cho ai?”  Biết tôi mang cơm nuôi mẹ, cậu ta nói, “Cháu  làm thiện nguyện ở tổ phát cơm miễn  phí cho bệnh  nhân  nghèo. Chú  có thể lấy cơm của tổ cho cụ dùng hàng ngày cũng được. Cơm chúng cháu nấu rất hợp vệ sinh”. Tôi băn khoăn, “Nhưng gia cảnh tôi đâu đến nỗi để mẹ tôi phải…”.  Đoán được ý tôi, cậu ta chặn lại, “Chú đừng nghĩ vậy. Chú cứ lấy cơm của tổ, rồi sau đó chú ủng hộ quỹ từ thiện cũng được. Như thế chính là ‘mình vì mọi người mà mọi người vì mình’ đó”. Nghe vậy, tôi bừng tỉnh. Người thanh niên đưa tôi một tấm danh thiếp và bảo nếu lúc nào tôi muốn ủng hộ quỹ thì đến địa chỉ ghi trong thiếp. Rồi cậu ta nói thêm, “À, chú mang hai cặp lồng nghĩa là có hai người ăn. Thôi, chú cho cháu số phòng số giường  của cụ, cháu sẽ nhờ  người mang tới, chú không cần phải xuống  chỗ cấp phát”. Quả thật, tôi đến phòng bệnh má tôi được một lúc thì có người đem tới hai phần cơm phát cho cụ. Tuần lễ sau, sức khỏe mẹ tôi ổn định và được ra viện.  Hôm  sau nữa, hai vợ chồng tôi mang tiền đến địa chỉ ghi trong danh thiếp mà người thanh niên đã đưa để ủng hộ quỹ từ thiện thì không gặp cậu ta, tôi cũng chẳng hề biết tên để hỏi thăm. Thì ra, nhiều khi vì không biết mở lòng ra và vì định kiến,  người ta cứ lúng túng lúc gặp khó khăn. Cậu  thanh niên đã gợi cho tôi biết suy nghĩ đúng về mối tương quan giữa người với người trong cộng đồng, nếu biết vận dụng thì có thể dựa vào nhau vượt qua những lúc khó khăn một cách dễ dàng hơn. Xin cảm ơn người thanh niên ấy về sự gợi ý đó.

Phạm Thành Công, quận 10, TP.HCM

loi-cam-on-cuoc-song140

 

vanhoaphatgiaoblog.com

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin