Chi tiết tin tức

TP.HCM: Trang nghiêm tưởng niệm 711 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

22:45:00 - 26/11/2019
(PGNĐ) -  Để tôn vinh công đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, sáng nay, ngày 26/11 (nhằm ngày 1/11 năm Kỷ hợi), Ban thường trực Ban trị sự GHPGVN TP.HCM đã tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 711 ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Lễ tưởng niệm được diễn ra trang nghiêm tại chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn), huyện Bình Chánh.
Lễ đường Tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông

Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh của: HT.Thích Trí Quảng – Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng Ban trị sự PG TP.HCM; HT.Thích Như Niệm, HT.Thích Giác Tường – đồng Uỷ viên thường trực HĐCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín – đồng thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp – phó Chủ tịch thường trực HĐTS, trưởng Ban Tăng sự Trung ương GH; HT.Thích Thiện Tánh – phó Chủ tịch HĐTS, phó Ban trị sự PG TP.HCM; cùng chư Tôn đức Ban thường trực Ban Trị sự PG TP.HCM, Ban Trị sự các quận, huyện và Tăng Ni sinh Học viện PGVN TP.HCM. Dịp này, đại diện các sở, ban, ngành chính quyền TP.HCM và huyện Bình Chánh cũng đến tham dự Lễ tưởng niệm.

Chư Tôn đức Tăng Ni Phật Giáo và quan khách chính quyền TP.HCM

Trước lễ đường trang nghiêm, nơi tôn trí di ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông, chư Tôn Hoà thượng HĐCM, HĐTS, Ban trị sự Phật Giáo TP.HCM đã thành kính dâng hương cúng dường và nhất tâm đảnh lễ Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm, Đức Điều Ngự Giác Hoàng – Trần Nhân Tông nhân lễ tưởng niệm 711 năm ngày Đức Phật Hoàng viên tịch.

Chư Tôn đức và quý quan khách thành kính đảnh lễ Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm

Tiếp đó, TT.Thích Lệ Trang – Trưởng Ban Nghi lễ Phật Giáo TP.HCM đã xướng lễ để đại chúng cùng đồng thanh tụng Bát nhã Tâm kinh, phát nguyện đồng tâm giữ gìn Tổ ấn; đoàn kết Tăng, Ni, Phật tử làm rạng danh Phật giáo Việt Nam. 

Đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên khai sinh là Trần Khâm, là vị hoàng đế thứ ba của Hoàng triều nhà Trần nước Đại Việt. Theo lịch sử ghi nhận, Phật hoàng là một bậc minh quân trí tuệ, có công lớn trong việc lãnh đạo dân tộc đánh quân Nguyên Mông, mở rộng biên cương lãnh thổ và tạo dựng đất nước Đại Việt vững mạnh.

Khi đất nước yên bình, muôn dân an lạc, Đức vua Nhân Tông theo học với ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, và xuất gia  trở thành một thiền sư theo hạnh đầu đà, chọn am Ngọa Vân, núi Yên Tử làm chốn tu hành, với pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà, đạo hiệu Trúc Lâm Đại sĩ. Phật hoàng cũng là người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tại Việt Nam với hơn 700 năm tồn tại hưng thịnh.

 

Tâm Giao, ảnh: Đăng Huy

Nguồn: PSOL

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin