Chi tiết tin tức

Chiêm bái chùa vàng Yangon - Mianma

08:05:00 - 02/12/2014
(PGNĐ) -  Nhân chuyến đi thăm và làm việc tại Mianma , chúng tôi được tham quan 1 ngaỳ tại thủ đô Myanma .Tới chiêm bái chùa vàng Myanmar ở cố đô Yangon một ngôi chùa bằng vàng ròng độc nhất vô nhị trên thế giới.
Chùa Vàng Shwedagon - Yangon - Myanmar : Ngôi chùa linh thiêng này hiện được cho là đang giữ 4 vật báu của phật giáo : 8 sợi tóc của Phật tổ, mảnh áo của Phật Ca Diếp, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn và cái Lọc nước của Phật câu Na Hàm. Chùa được dát hơn 60 tấn vàng và đính lên khối lượng đá quý khổng lồ với 2317 viên ruby, hồng ngọc và nạm 5448 viên kim cương, đặc biệt trên đỉnh tháp được găn 1 viên kim cương 76 cara
 
 Chùa Vàng ngự trên ngọn đồi cao của thành phố Yangon. Bốn hướng Đông, Tây, Nam và Bắc của ngọn đồi cũng chính là bốn cổng vào chùa với bốn đường tam cấp và 3 cầu thang máy ở ba cổng và một thang cuốn ở cổng phía Tây. Chùa Vàng là biểu tượng của thành phố Yangon và của Myanmar, là quốc bảo, là niềm tự nào của dân tộc Miến. Chùa do chính phủ quản lý, không có chư Tăng ở nhưng mở cửa suốt ngày đêm đón du khách tham quan và dân chúng về chiêm bái. Chỉ khi nào lễ lượt mới thỉnh chư Tăng đến làm lễ.


 
Chùa là nơi vô cùng thiêng liêng của các tín đồ Phật giáo Myanma. Khi vào chùa phải cởi giày dép. Người Myanma thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ. Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đấy là nơi những người có sinh nhật trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng Phật.. Các nơi linh thiêng ở chùa Miến đều cấm nữ giới đến gần, sờ, chạm. Nữ giới chỉ được lễ lạy từ xa. Vòng quanh chân đại tháp chùa Vàng là khu vực sân hành lễ rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát dành cho mọi người. Riêng chư Tăng và nam giới thì có thểvào vòng trong sát chân đại tháp 99 m nếu được sự cho phép của ban quản lý. Nữ giới, kể cả chư Ni thì chỉ được lễ lạy và ngắm nghía từ vòng ngoài



 
 
Sử sách của Myanma đều ghi rằng chùa Vàng được xây dựng từ thời Đức Phật tại thế,. Cung Kính Sử (Biên niên sử của các vua chúa Myanma) ghi rằng: Có hai thương buôn người nước Mon (nay là tiểu bang Mon, Myanmar-NV) tên là Tapussa và Bhallika trên đường đi buôn đến Ấn Độ đã gặp Đức Phật lúc Ngài vừa thành đạo được 49 ngày, họ cúng dường bánh mật ong lên Đức Phật và xin Ngài ban cho họ một vật gì đó để mang về Myanma kỷ niệm, tôn thờ. Đức Phật đã tặng cho họ tám cọng tóc. Khi họ trở về quê hương, vua Okkalapa thân hành dẫn bốn loại binh chủng ra tận bến sông cung nghinh. Vua cho xây ựng tháp để tôn trí ở đồi Singuttara (nay là chùa Vàng) và trang trí vô số vàng ngọc, châu báu. Ngôi tháp ban đầu vua xây chỉ cao chừng 44 khuỷu tay nhưng được bao bọc cẩn thận bằng bảy lớp: vàng-bạc-hợp kim vàng, đồng-đồng thiếc-sắt-đá hoa cương và cuối cùng là gạch. Trải qua các đời trùng tu, đại tháp mới cao 99m như ngày nay. Trong ba cuộc chiến tranh Anh- Miến (vào các năm 1826,1852 và 1885) và suốt thời gian Anh đô hộ Myanma, chùa Vàng từng bị quân Anh chiếm giữ trong 80 năm để làm đồn bốt, tháp canh Yangon. Quả chuông to lớn nhất thế giới của chùa Vàng (chuông Dhammazedi, nặng 277 tấn) cũng bị người Bồ Đào Nha chở đi nấu đồng để đúc súng vào năm 1608 (nhưng chuông đã ‘lặn’ xuống sông Yangon, dìm luôn tàu chiến Bồ Đào Nha và ‘ở’ dưới lòng sông




 Vào thế kỷ XV, vua Dhammazedi đã cho dựng bia ký chùa Vàng bằng ba thứ tiếng Pali, Mon, Miến ghi lại lịch sử hai anh em thương buôn và công đức trùng tu, mở rộng . Ban đầu, nó cao khoảng hơn 8 mét. Đến khi vua Binnya U sửa lại, nó được nâng lên hơn 20 mét. Hoaàng hậu Shimsawbu (1453–1472) cho nâng tháp cao thành 40 mét. Hoàng hậu còn cho lát gạch quả đồi và trên đỉnh đồi sân chùa lát đá..

 

Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) canh gác. Lối phía đông và phía nam có rất nhiều cửa hàng bán đồ thờ Phật và dụng cụ phục vụ người  tu hành. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật câu Na Hàm .Đế tháp bằng gạch, dát bên ngoài là những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ có các nhà sư và nam giới được phép đi vào. Tiếp theo là phần hình chuông của tháp. Trên phần hình chuông là phần mũ tháp. Trên phần mũ tháp là phần giả như các cánh sen. Trên phần giả các cánh sen là phần có hình dáng hoa chuối, rồi trên nữa là phần hình vương miện. Phần hình vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 cara (15 g). Vàng giát quanh tháp là những tấm vàng dát mỏng được các thợ thủ công chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa để giát vào tháp. Việc dâng vàng này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu. (1453-1472) là người đầu tiên cúng số vàng bằng trọng lượng cơ thể của bà để dát chùa Vàng. Những ngày cuối đời bà chuyển về sống gần chùa Vàng và lúc từ giã cõi đời, ánh mắt bà tập trung vào ngôi đại tháp lộng lẫy của chùa. Kế tục sự nghiệp hộ pháp của bà, vua Dhammazedi, người kế vị ngai vàng của bà, cũng cúng dường số vàng gấp 4 lần trọng lượng cơ thể của ông cho chùa Shwedagon, hoàng hậu của ông cũng làm tương tự.
Từ đó  Vua chúa và hoàng thân quốc thích Miến Điện có truyền thống cúng dường vàng bằng cân nặng của cơ thể mình để dát chùa và đúc hoặc dát tượng Phật.Trải qua bao thăng trầm lịch sử  bất kỳ hoàn cảnh nào, các triều đại vua chúa, chính phủ và dân chúng Myanma luôn luôn bảo vệ,và gìn giữ chùa Vàng.
Không chỉ hoàng thân quốc thích mà dân chúng cũng cúng vô số vàng và châu báu để dát và trang trí chùa. Ngoài ngọn tháp cao 99m được dát vàng ròng, trên đỉnh tháp treo vô số chuông vàng, khánh vàng. Ngọc ngà châu báu trên đỉnh tháp không thể nào nhớ được số lượng. Viên kim cương lớn thứ hai thế giới nằm trên chóp tháp chùa vàng. Từ dưới nhìn lên, chúng ta vẫn có thể thấy các viên kim cương lung linh tỏa sáng rực rỡ ,bên cạnh chùa chính  có vô số tháp nhỏ quanh đại tháp cũng được dát vàng.
Cho đến ngày nay, những ngôi tháp vàng nhỏ này được các gia đình Phật tử nhận tu bổ suốt đời. qua các thế hệ ông cha  con cháu nhiều đời tiếp tục công việc. Nhiều nhà giàu muốn cúng dường tu bổ một trong những ngôi tháp đó thì phải xếp hàng đăng ký danh sách chờ nhân duyên . Chờ khi nào có dòng họ bỏ cuộc , Ban trùng tu sẽ có thông báo với  người may mắn đến lượt ,điều đó coi như cả dòng họ này đã  được hưởng phúc lành . Sự linh thiêng nhiệm màu  của ngôi chùa  này đã làm cho dân chúng ở khắp mọi nơi trong nước ước nguyện có nhân duyên chờ đợi cơ hội được công đức tu bổ các tháp vàng , mọi người dân Myanma đều  mong ước trong đời ít nhất một lần được đặt chân đến chùa Vàng. Đối với người dân Yangon thì quá dễ dàng nhưng với những nghèo ở các tiểu bang khác thì đó là một mơ ước cao vời, Hằng ngày sân chùa chật ních người đến tham quan, lễ Phật, tham thiền, tụng kinh, vãn cảnh.. Nhiều người đến chùa Vàng chỉ âm thầm tìm một chỗ thanh tịnh, ít người để ngồi thiền bỏ qua những lo toan tính toán đời thường, đến chùa với tấm lòng chí thành, cảm nhận được sự thanh thản khó tả của tâm hồn. Cả một biển người bao la của sân chùa rộng lớn nhưng không nghe ồn ào, Đến nơi đây ta ngỡ như được sống trong cảnh giới tây phương  cực lạc  ,đầy ắp vàng bạc châu báu ngọc ngà,an lac và thanh tịnh
Thật kỳ lạ đến đất nước này không ai lý giải nổi sự chênh lệch khủng kiếp phía ngoài cổng chùa  , tại sao cuộc sống của người  Myanma còn nghèo,  đời sống của đa số người dân còn thấp, nhưng họ cứ dát vàng nạm ngọc hết chùa này đến tượng Phật khác,.Thật đáng khâm phục nhân dân đất nước có niềm tin vào ba ngôi báu (Tam bảo ) rất mãnh liệt ,đó cũng là lý do  chùa Vàng,tồn tại  sau hai mươi sáu thế kỉ vẫn mãi mãi rực rỡ ánh hào quang

Xin giới thiệu một số hình ảnh  chùa Vàng - Shwedagon










 







































 
 

Phúc Thịnh

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin