Chi tiết tin tức Robot làm thay một số việc của nhà sư tại chùa Hotokuji 20:27:00 - 10/11/2015
(PGNĐ) - Chùa Hotokuji đã nhận phản ứng bất thường vào giữa năm 1990 sau khi giới thiệu "nhà sư robot" - tự động tụng kinh Phật và đánh trống mokusho bất cứ khi nào có tín đồ vào chánh điện.
Các robot thủ công này ban đầu đã làm hoảng sợ các Phật tử của ngôi chùa và thậm chí còn làm một tên trộm đang cố gắng ăn cắp tiền công đức sợ hãi bỏ đi.
Gần 2 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi robot, đặt tên là nhà sư "Số 1" và "các tùy tùng" của robot, được tặng bởi một tín đồ. Bây giờ, robot trở nên đáng yêu trong cộng đồng địa phương và đã biến ngôi chùa thuộc tông Nichiren phần nào thành một điểm du lịch. "Tôi cho rằng một ngôi chùa cần phải tích hợp các yếu tố đương đại nhằm cung cấp những trải nghiệm tôn giáo sống động cho các tín đồ", thầy Eishun Hanafusa, trụ trì 55 tuổi tại chùa cho biết. "Đó là lý do tại sao tôi đã không ngần ngại sở hữu các "nhà sư robot" và sau một thời gian đã trở thành một sự hiện diện không thể thiếu tại ngôi chùa của chúng tôi". Người Phật tử đã tạo ra những robot ngồi có chiều cao 70 cm này là một kỹ sư của Đường sắt Quốc gia Nhật Bản trước khi Tổng công ty đường sắt được tư nhân vào năm 1987. Ông đã tặng sáng tạo của mình cho chùa Hotokuji nhằm hồi hướng công đức cho mẹ mình, là một tín đồ mộ đạo của ngôi chùa. Vị kỹ sư đã quyết tâm tạo ra những robot có hình dáng của một nhà sư bằng những mảnh rác. Máng xối nước mưa đã trở thành khuôn cho các robot và động cơ cho các cần gạt nước kính chắn gió ô tô vận hành cánh tay của "nhà sư". Các robot này đắp y thật của thầy Hanafusa, khuôn mặt được sơn màu trắng nhạt và được vẽ rất hài hước bởi vị kỹ sư. Khi một người tiếp cận chánh điện của chùa, một bộ cảm biến sẽ thông báo cho các robot, và "nhà sư robot" bắt đầu đánh trống và niệm chú được thầy Hanafusa ghi âm lại. Khi các nghi thức tang lễ và tưởng niệm được tiến hành trong chánh điện, một trong những robot sẽ tham dự cùng với thầy Hanafusa và các nhà sư khác. Nhiều đền chùa trong khu vực đã yêu cầu vị kỹ sư này sản xuất các tu sĩ robot cho họ. Tuy nhiên, ông đã qua đời cách đây vài năm mà không để lại bản thiết kế các robot. Các robot hiện nay cho thấy dấu hiệu của sự "lão hóa", chẳng hạn như khó khăn trong việc đánh trống đúng nhịp điệu. Không ai biết làm thế nào để sửa chữa. Điều này đã chứng minh cho khái niệm cơ bản của Phật giáo rằng tất cả mọi thứ trên thế gian đều là tạm thời. Văn Công Hưng (Theo Asahi Shimbun)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |