Chi tiết tin tức

Dzong - kiến trúc đặc thù của Phật giáo Bhutan

19:45:00 - 19/07/2025
(PGNĐ) -  Dzong là một ngôi chùa lớn (đại già-lam) gồm các chức năng tôn giáo và hành chính. Tính kiên cố của một lâu đài và vẻ thanh thoát của những bức tường dốc hài hòa với thiên nhiên kết hợp với phần mộc tinh xảo đã khiến Dzong trở thành một trong những loại hình kiến trúc ấn tượng khó quên.
Dzong là một ngôi đại tự mà trong đó có một phần dành cho hành chính của các quận hoặc Chính phủ
Dzong là một ngôi đại tự mà trong đó có một phần dành cho hành chính của các quận hoặc Chính phủ

Những đỉnh tuyết trắng trên dãy Himalaya phản chiếu hình bóng Dzong, cho tôi nhìn thấy Dzong lần đầu khi vừa đặt chân tới Paro trên chuyến bay của Hãng Druk Air. Có thể nhìn thấy tu viện – pháo đài Dzong với mái đồng đa tầng phủ hoàng kim và những bức tường dốc trắng được xây trên nền đá tự nhiên từ mọi điểm dễ quan sát trong thung lũng.

Ở Bhutan, Dzong tọa lạc ở vị trí dễ nhận thấy. Dzong là một ngôi đại tự mà trong đó có một phần dành cho hành chính của các quận hoặc Chính phủ. Điểm cao nhất là Kim Đỉnh tức mái đồng đa tầng phủ vàng và những bức tường đá trắng dốc ngược, thường được xây trên những độ cao khác nhau lượn theo đường quanh của những núi đá tự nhiên. Dzong là một trong những loại hình kiến trúc có thể nói là đẹp nhất châu Á.

Nội thất Dzong cũng đặc biệt không kém, thể hiện sự thiện xảo bậc nhất của nghệ thuật Bhutan
Nội thất Dzong cũng đặc biệt không kém, thể hiện sự thiện xảo bậc nhất của nghệ thuật Bhutan

Vì những lý do chính trị, thời cổ xưa, Dzong có vị trí chiến lược và là những pháo đài quân sự, nằm ở đỉnh núi hoặc ngã ba sông. Trong lịch sử, nhiều lần toàn bộ cư dân trong thung lũng đã vào Dzong trú ẩn khi chiến tranh nổ ra. Đặc điểm độc nhất vô nhị của Dzong là ở chỗ Dzong được xây dựng không dựa trên một bản vẽ thiết kế. Kiến trúc sư dựa vào trí tuệ của mình để thiết kế kiến trúc, chỉ sử dụng các mộng vuông góc và chốt gỗ để xây Dzongvà không sử dụng bất cứ một cây đinh nào. Mỗi Dzong có một kiến trúc khác nhau nhưng về cơ bản vẫn theo một tiêu thức kiến trúc chung.

Tòa Dzong đầu tiên làm tôi sững sờ và choáng ngợp. Ngắm nhìn Dzong, rồi sau đó viếng thăm hàng loạt Dzong khác nhau khi bình minh cũng như lúc hoàng hôn đã trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong chuyến đi Bhutan của tôi.

Nội thất Dzong cũng đặc biệt không kém, thể hiện sự thiện xảo bậc nhất của nghệ thuật Bhutan. Từ những hàng cột gỗ đến những lan can đều được đục tỉa kênh bong sắc sảo đến những bức bích họa lộng lẫy, những bức phù điêu chạm khắc (đồng và gỗ), bản in khắc tay thời cổ, đồ tạo tác và đồ dệt quý hiếm mà chủ đề đều mang nội dung tư tưởng Phật giáo khiến ta thấy nét đặc thù nền văn hóa, nghệ thuật Phật giáo Bhutan. Tòa chính điện thờ Phật, Bồ-tát và các Tổ sư truyền thừa của tông phái. Đa phần tượng thờ bằng đồng thếp vàng phong cách Tạng truyền. Không gian thờ tự thoáng rộng, nhiều màu sắc tạo ấn tượng thâm nghiêm.

Theo truyền thống, vào khoảng giữa lúc mặt trời lặn và mặt trời mọc, không một phụ nữ nào được phép ở trong Dzong. Chỉ có một ngoại lệ được dành cho Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi
Theo truyền thống, vào khoảng giữa lúc mặt trời lặn và mặt trời mọc, không một phụ nữ nào được phép ở trong Dzong. Chỉ có một ngoại lệ được dành cho Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi

Theo truyền thống, vào khoảng giữa lúc mặt trời lặn và mặt trời mọc, không một phụ nữ nào được phép ở trong Dzong. Chỉ có một ngoại lệ được dành cho Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi, bà đã ở trong Dzong Trashichhoe tại Thimphu sau khi nhận được giáo chỉ đặc biệt của Je Khenpo, Đức Pháp chủ Phật giáo Bhutan.

Điểm đến đầu tiên mà tôi đến là Paro Dzong hay còn gọi là Rinpung Dzong. Phần cao nhất của Dzong là Kim Đỉnh, tức mái đồng đa tầng phủ vàng. Rinpung là một trong những Dzongấn tượng nhất Bhutan và là minh họa tuyệt vời nhất cho kiến trúc Bhutan. Dzong được xây dựng từ năm 1644 theo thiết kế của Tổ Ngawang Namgyal trên cơ sở một ngôi đại tự. Dzong Paro luôn là một trong những pháo đài mạnh nhất và quan trọng nhất Bhutan. DzongParo đã nhiều lần được sử dụng để bảo vệ thung lũng Paro khỏi sự xâm chiếm của Tây Tạng. 

Khi tới gần Dzong, tôi nghe thấy tiếng tụng kinh của chư Tăng. Sau khi vượt qua cây cầu gỗ và leo lên những bậc thang dốc đứng, chúng tôi bước vào một sân nhỏ dành cho chư Tăng. Trên tường được trang trí bằng rất nhiều bích họa nhiều màu và mandala – những đồ hình mang nội dung Phật giáo Mật tông. Tại chính điện thờ Đức Phật Thích Ca hai bên thờ Tổ sư Padmasambhava (Guru Rinphoche) và Tổ Zhabdung Ngawang Namgyal (1594 -1651). Bao quanh khu chính điện là bộ Đại tạng kinh bằng tiếng Dzongkha (tiếng Bhutan). Hệ thống cột trụ chính, phần lớn được bọc bằng đồng thúc gỗ thếp vàng hoa văn Mật giáo. Năm 1995 tại đây đạo diễn Bernado Bertolucci đã cho quay bộ phim nổi tiếng Little Buddha.

Bhutan thân thiện...
Bhutan thân thiện...

Chúng tôi đi tiếp lên phía trên thung lũng Paro, tới tu viện Taktshang. Ra khỏi xe leo núi khoảng một giờ đồng hồ, chúng tôi tới điểm có thể nhìn rõ tu viện. Tọa lạc trên sườn một vách đá cao 900m so với nền thung lũng Paro, tu viện Taktshang trông như treo lơ lửng giữa trời và đất. Âm thanh duy nhất nghe được ở đây là tiếng thở rì rào của gió và nước hòa quyện vào tiếng tụng kinh của chư Tăng. Qua sử liệu của chùa, Taktshang có nghĩa là Hang mãnh hổ. Theo huyền thoại thì ngài Guru Rinpoche (Padmasambhava), người truyền bá đạo Phật vào Bhutan đã cưỡi trên lưng một con mãnh hổ để tới Taktshang. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi được biết rằng chỉ có các Tăng sĩ mới được đi bộ lên tu viện.

Có thể bằng xe bus nhỏ để đến Dzong Drukgyel. Dzong nằm trên một mỏm núi đá trấn giữ Paro từ phía Bắc. Druk (Bhutan) gyel (chiến thắng) để kỷ niệm chiến thắng của Bhutan chống lại Tây Tạng vào năm 1644. Dzong Drukgyel bị hỏa hoạn thiêu hủy năm 1951 và được xây dựng lại như ngày nay.

Những đỉnh tuyết trắng trên dãy Himalaya phản chiếu hình bóng Dzong, cho tôi nhìn thấy Dzong lần đầu khi vừa đặt chân tới Paro trên chuyến bay của Hãng Druk Air...
Những đỉnh tuyết trắng trên dãy Himalaya phản chiếu hình bóng Dzong, cho tôi nhìn thấy Dzong lần đầu khi vừa đặt chân tới Paro trên chuyến bay của Hãng Druk Air...

Hôm sau, chúng tôi ra khỏi thung lũng theo con đường nối Paro – Thimphu. Khi tới gần Thimphu vượt qua sông Wang Chu lượn quanh thủ đô, chúng tôi nhìn thấy Dzong Trashi Chhoe tráng lệ nằm trên ngọn đồi cao nhất thành phố. Không như phần lớn các Dzongkhác, Dzong Trashi Chhoe có hai lối vào chính. Một lối vào dẫn tới khu hành chính, lối vào còn lại dẫn tới khu tu viện, nơi biểu diễn điệu nhảy tsechu hàng năm. Bên dưới Dzong là minh họa tuyệt hảo về cây cầu đỡ bằng đấu cung truyền thống.

Sau đó, chúng tôi đi tới miền Trung và Đông Bhutan để thăm Punakha và Wangdue Phodrang. Vượt qua đỉnh núi Dochchu La cao 3.500 mét, đứng trên vườn tháp 108 ngọn, ngắm nhìn mây trắng bay lững lờ, dưới các triền núi, rừng tùng hương cao vút, thân cây vững chắc phơi mình trước tuyết sương như muốn thi gan cùng tuế nguyệt. Đến Punakha thì trời đã về chiều. Theo sử liệu, Punakha một thời đã từng là kinh đô của Bhutan và ngay cả hiện giờ, Punakha vẫn là hành cung mùa đông của Đức Pháp chủ (Je Khenpo) Phật giáo Bhutan. Dzong Punakha nằm dưới chân núi Voi phục, bên cạnh ngã ba sông Me (Mo chu) và sông Cha (Po chu).

Vì những lý do chính trị, thời cổ xưa, Dzong có vị trí chiến lược và là những pháo đài quân sự, nằm ở đỉnh núi hoặc ngã ba sông
Vì những lý do chính trị, thời cổ xưa, Dzong có vị trí chiến lược và là những pháo đài quân sự, nằm ở đỉnh núi hoặc ngã ba sông

Dzong yên tĩnh tuyệt đối, chỉ có âm thanh tụng kinh của chư Tăng và tiếng nhạc khí du dương trầm bổng. Tôi đứng lặng, nhìn chăm chú vào các bích họa lớn trên tường, nhất là các bức mandala. Trong Mật giáo, mandala được dùng để trợ giúp việc hành trì. Bích họa nổi tiếng nhất được gọi là thangka. Chúng tôi tiến sâu vào chính điện, bức tượng Đức Phật bằng vàng khổng lồ, bên phải thờ Tổ Guru Rinpoche, bên trái thờ Tổ Ngawang Namgyal. Điêu khắc mỹ thuật và hoa văn trang trí trong không gian chính điện đã thu hút tâm trí tôi. Ánh đèn bơ lung linh trong không gian tĩnh lặng phảng phất mùi đàn hương khiến ta thấy an lạc. Vì có lệnh đặc biệt của ngài Drabi Lopen nên thầy trò tôi được phép đỉnh lễ và chụp ảnh các hoa văn, bích họa, thangka... tại những bảo điện nghiêm mật nhất trong Dzong, kể cả những nơi chỉ dành cho đức vua và ngài Je Khenpo.

Dzong yên tĩnh tuyệt đối, chỉ có âm thanh tụng kinh của chư Tăng và tiếng nhạc khí du dương trầm bổng. Tôi đứng lặng, nhìn chăm chú vào các bích họa lớn trên tường, nhất là các bức mandala
Dzong yên tĩnh tuyệt đối, chỉ có âm thanh tụng kinh của chư Tăng và tiếng nhạc khí du dương trầm bổng. Tôi đứng lặng, nhìn chăm chú vào các bích họa lớn trên tường, nhất là các bức mandala

Hôm sau, chúng tôi tới Wangdue Phodrang. Dzong ở đây nằm trên dải đất phía trên một con sông với hàng ngàn cây xương rồng mọc trên sườn đồi nhằm chặn sự xâm nhập từ bên ngoài. Dzong nằm trên một địa điểm ấn tượng, giao điểm giữa các tuyến đường Nam - Bắc và Đông - Tây. Chúng tôi vào Dzong qua một cánh cửa rộng, bên hông cửa là các Chuyển luân kinh cao hơn 2m, người ta quay chuyển pháp luân để tích tập công đức và tập trung vào mật chú. Hầu hết các bánh xe đều được khắc các biểu tượng mật chú, các bánh xe nhỏ hơn đựng những tờ giấy nhỏ cuộn lại, bên trong ghi lời cầu nguyện của mọi người.

Cuối chuyến đi, chúng tôi quay trở lại Paro để dự Paro tshechu tổ chức tại Dzong Rinpung. Những vũ công đeo mặt nạ xoay mình trong các âm điệu cổ xưa với những tiếng vỗ mê hoặc. Những bức thangka, những huyền thoại hòa lẫn với nghi thức đặc biệt của điệu nhảy lôi cuốn du khách hành hương và người dân địa phương.

Tới Bhutan, là hành giả Kim cương thừa (Vajrayana), ta không thể không xúc động trước những bức thangka dài hàng chục mét được vẽ kỳ công...
Tới Bhutan, là hành giả Kim cương thừa (Vajrayana), ta không thể không xúc động trước những bức thangka dài hàng chục mét được vẽ kỳ công...

Tới Bhutan, là hành giả Kim cương thừa (Vajrayana), ta không thể không xúc động trước những bức thangka dài hàng chục mét được vẽ kỳ công, trang trí dọc tường; trước những bức tường đá phủ vôi trắng toát chạy dài hàng trăm mét bên bờ sông hay ngang lưng chừng núi dưới ánh hoàng hôn lấp lánh ánh hào quang từ Kim Đỉnh, con người thấy mình nhỏ bé, lọt vào giữa núi rừng tùng hương, trên đỉnh Dochu La mây mù và tuyết trắng để rồi... hay đến để mà thấy.

Sơn Nam

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin