Chi tiết tin tức

TP.HCM: Khai mạc triển lãm Văn hóa Dân tộc & Phật giáo “Xuân đông phương”

19:45:00 - 23/01/2014
(PGNĐ) -  Nhằm chào mừng mùa xuân Giáp Ngọ - 2014 đang gần kề, sáng 22/1/2014, tại tầng trệt nhà Văn hóa truyền thống chùa Phổ Quang, thuộc số 64/3, đường Huỳnh Lan Khanh, F.2, Q. Tân Bình, TP.HCM, Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM long trọng tổ chức chương trình khai mạc triển lãm Văn hóa Dân tộc và Phật giáo với chủ đề “Xuân đông phương”. Các nội dung triển lãm bao gồm: Tranh ảnh nghệ thuật, cổ vật Phật giáo và các lễ hội Xuân đông phương.
 

triển lãm Văn hóa Dân tộc & Phật giáo “Xuân đông phương”

Đến chứng minh và tham dự chương trình có sự hiện diện của Hoà thượng Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự  Giáo Hội PGVN, Hoà thượng Thích Tịnh Hạnh  - Phó Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN TP.HCM, Hoà thượng Thích Như Tín - Phó Trưởng Ban Trị Sư GHPGVN TP.HCM, Thượng Toạ Thích Tâm Đức - Phó Viện Trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học VN, Thượng Toạ Thích Nhật Từ - Phó Viện Trưởng Học viện Phật giáo VN.TPHCM - Trưởng ban Văn Hoá GHPGVN, TP.HCM, trưởng BTC. Về phía khách quý có sự hiện diện của Tiến sĩ Deepark Mittal - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM, GS. TS Trần Văn Khê, nhà thơ thư pháp Trụ Vũ, GS. Viện sĩ tiến sĩ Khoa học Vũ Đình Huy, Ông Lê Trọng Thanh - Phó Giám đốc công ty CP Phát triển Tùng Lâm – Yên Tử cùng chư tôn đức tăng ni, các điêu khắc gia, hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà thư pháp,  nghệ sĩ và  đông đảo Phật tử cùng tham dự.

Chương trình được mở đầu với phần truyền những ngọn nến hồng từ bàn Phật biểu trưng cho tuệ giác, đồng nhất tâm cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, người người sống trong ấm no hạnh phúc, đặc biệt hưởng một mùa xuân an lành, thịnh vượng.

Có thể nói, triển lãm là cơ hội để giới thiệu những giá trị văn hóa Phật giáo, đưa đạo Phật đi vào cuộc đời. Hình ảnh đức Phật Di Lặc hiện lên trong mùa xuân làm ấm lòng bao lữ khách.

Trong lời phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã nói: “Theo Phật giáo Đại thừa, ngài Bố Đại Hòa Thượng đản sanh nhằm ngày mùng 1 tết. Do đó, gọi mùa xuân Di Lặc cũng có nghĩa là xuân đông phương. Triển lãm chương trình Xuân đông phương do Ban Văn hóa tổ chức năm 2014 đã mời gọi hơn 70 tác giả với 300 tác phẩm như tranh sơn dầu, điêu khắc nghệ thuật, tranh thư pháp chữ Việt Hán, các cổ vật giá trị... Văn hóa là món ăn tinh thần có giá trị, văn hóa còn là nơi nuôi dưỡng, bảo hộ, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Có văn hóa, chúng ta không sợ bị đồng hóa, bị xâm chiếm của bất kỳ đất nước nào.

Nhân dịp triển lãm chương trình Xuân đông phương, xin gửi đến quý vị 3 điều đầu năm mới; thứ nhất: Nụ cười hoan hỷ của đức Phật Di Lặc sẽ chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của tất cả mọi người. Giúp làm lành, lánh dữ, quan tâm đến tha nhân, giúp đở người nghèo khó. Điều đó giúp chúng ta có chất liệu sống tích cực hơn. Thứ hai: Bụng của Ngài biểu trưng cho sự rộng lượng, bao dung, buông xả mọi chấp trước,... Thứ ba: Theo tâm lý học Phật giáo, khổ đau có mặt do con người lụy chấp vào cảm xúc tham ái của chính bản thân mình. Bồ tát Di Lặc dạy chúng ta làm chủ các thái độ cảm xúc, dùng trí tuệ để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau còn ngự trị trong tâm”.

Tiến sĩ Deepark Mittal - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cũng nói: “Thật vinh dự cho tôi khi được TT. Thích Nhật Từ và BTC mời tham dự buổi triển lãm đặc sắc nhân mùa xuân tại ngôi chùa nổi tiếng này. Hôm nay là ngày khai trương những bức tranh rất đẹp được vẽ bởi những người nổi tiếng trong và ngoài nước Việt Nam. Nghệ thuật không có tiếng nói, nhưng nghệ thuật sẽ mô tả đầy đủ những gì sáng tạo của tâm hồn đang hiện hữu. Ở mỗi tác phẩm, đều thể hiện đầy đủ cách nghĩ, cách nhìn cho chúng ta thưởng ngoạn. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là một trong những nước hữu nghị. Hai nước đã kết nối từ rất lâu qua ngôi nhà tâm linh Phật giáo. Tôi rất hãnh diện vì Ấn Độ là nơi đức Phật chọn để thị hiện giữa cuộc đời. Sự có mặt của đức Phật đã kết nối giao tình giữa hai nước Ấn Độ và Việt Nam. Trong tương lai, Ấn Độ cũng sẽ tổ chức chương trình triển lãm, trong đó sẽ dành cho Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam. Rất mong, chúng ta sẽ có mặt đông đủ để tham dự”.

Nhà nghiên cứu Văn hóa và Âm nhạc Việt Nam, GS. TS. Trần Văn Khê phát biểu: “Tôi rất vinh hạnh được mời đến tham dự chương trình này. Mùa xuân trở lại, chúng ta được thưởng thức cái đẹp của mùa xuân qua những tác phẩm nghệ thuật là một may mắn. Chúc triển lãm thành công như ý nguyện, để đem đến cái đẹp cho tất cả mọi người, cho đất nước Việt Nam. Dù xuân đến, xuân đi thì cái đẹp đó vẫn còn mãi mãi, như Thiền sư Mãn Giác từng nói: “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một cành mai”.

Họa sĩ mang hai dòng máu Việt – Pháp Robert Mihagui đại diện cho các họa sĩ chia sẽ: “Tôi xin gửi lời cám ơn các đồng nghiệp, cô Vũ Thụy Đăng Lan đã cho tôi có mặt để gửi tặng những tác phẩm có giá trị đến quý vị, đến cuộc đời. Đây chính là một cống hiến nhỏ mà tôi đã học được từ bài học vở lòng của đức Phật Thích Ca cũng như Phật Di Lặc trong mùa xuân này”.

Đặc biệt, nhà nghiên cứu cổ vật Trần Anh Dũng với duyên lành đã sở hữu được bộ kinh lá buông viết bằng tiếng Khmer vô cùng quý giá, bộ kinh này sẽ được triển lãm tại đây đến hết rằm tháng giêng để mọi người cùng thưởng lãm. Bên cạnh đó, Hoạ phẩm Bồ tát Thích Quảng Đức được thể hiện của danh hoạ Nguyễn Gia Trí. Đây được xem là hai vật phẩm quan trọng và giá trị trong lần triển lãm mang mùa xuân đến với mọi người lần này.

Để thể hiện tấm lòng tri ân đối với những con người đã thầm lặng hy sinh vì cái đẹp nghệ thuật cho mọi người, BTC đã gửi những lẵng hoa tươi thắm và những món quà ý nghĩa đến các nghệ nhân, họa sĩ, văn nghệ sĩ và BTC... như một lời tri ân cho sự cống hiến hết lòng của họ.

HT. Thích Giác Toàn thay mặt chư tôn đức ban đạo từ: “Trên thế gian, cái đẹp trường cửu nhất là cái đẹp về văn hóa, về tâm linh. Cảm được nó là một niềm hạnh phúc cho tất cả chúng ta. Đức Phật dạy chúng ta tu là làm sao lắng được ba nghiệp về thân, khẩu và ý thì đó là cái đẹp. Đây cũng là trạng thái của thiền, là nét đẹp của văn hóa Phật giáo. Với đội ngũ trẻ hóa của ban Văn hóa lần này, TT. Thích Nhật Từ đã làm nên một mùa xuân mới, chẳng những xuân Đông phương của Việt Nam mà còn có cả xuân Tây Tạng, Ấn Độ và đất nước Pháp xa xôi. Tất cả cùng làm nên mùa xuân miên viễn cho tất cả mọi người”.

Cuối chương trình là phần cắt băng, chính thức khai mạc triển lãm chương trình Xuân đông phương. Mọi người bắt đầu đi thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Hơn 300 tác phẩm được trưng bày rất ấn tượng tại nhà Văn hóa truyền thống chùa Phổ Quang và sẽ được tiếp tục trưng bày đến hết rằm tháng giêng năm Quý Tỵ. Bên cạnh triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, lễ hội còn tôn vinh hình ảnh đức Phật Di Lặc “Phùng nhân khai khẩu tiếu”, hình ảnh ông đồ,... Tái hiện, làm sống lại những nét văn hóa đặc sắc của tết cổ truyền dân tộc qua các hạng mục như: Ngôi nhà Việt, góc quê hương, lễ tất dân gian, Trông lại ngàn xưa, bút tâm xuân, truyện thơ, gieo duyên hàn mặc, giao lưu văn hóa,... Tất cả đều mang ý nghĩa đem đạo vào đời, giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, mang mùa xuân yêu thương đến với tất cả mọi người.

Xin giới thiệu một số hình ảnh đã ghi nhận:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngộ Dũng
Nguồn: Phật học đời sống

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin