Chi tiết tin tức PGS - TS Trịnh Sinh: 'Chúng ta cần hiểu đúng về cúng Rằm tháng Giêng' 17:46:00 - 02/03/2018
(PGNĐ) - Cứ đến ngày 14, 15 âm lịch tháng Giêng hàng năm, các gia đình lại tất bật chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo PGS - TS Trịnh Sinh, không phải ai cũng hiểu đúng về lễ cúng Rằm và ý nghĩa thực sự của nó.
Người xưa thường nói: “Lễ Phật cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, có ý chỉ ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày lễ quan trọng trong tâm thức người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Đây là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Tuy nhiên hiểu đúng về lễ cúng Rằm và ý nghĩa thực sự của nó thì không phải ai cũng biết.
Còn Tết Nguyên tiêu ở Việt Nam lại bắt nguồn từ việc đồng áng của cư dân nông nghiệp lúa nước và văn hóa Phật giáo.
Theo đó, sau quãng thời gian dài nghỉ Tết, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm người dân ra đồng, tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ. Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của người Việt. Rằm tháng Giêng không phải là một ngoại lệ. Từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp”. Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng cho biết thêm, trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Đán trong dân gian. Đồng thời ngày này là Rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên thu hút sự tham gia đông đảo của các Phật tử và toàn thể dân chúng. Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh chia sẻ: “Thành ngữ 'Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng' đã nói lên tầm quan trọng của hội Rằm này trong tâm thức người Việt. Nó mang một giá trị văn hóa đẹp và là đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở nước ta. Nhưng nhiều người dân không hiểu được ý nghĩa và giá trị thực sự của Tết Nguyên tiêu này. Họ nghĩ rằng cứ làm lễ cúng thịnh soạn, mâm cao cỗ đầy thì sẽ được trời đất phù hộ ban cho nhiều tài lộc, công danh. Điều đó đang đi ngược lại những giá trị tốt đẹp và nhân văn của nó. Vì thứ nhất, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Dưới góc độ là người nghiên cứu về văn hóa, tôi thấy người dân cần nhìn nhận đúng đắn về phong tục, tập quán chứ không nên quá sa đà". Đồng quan điểm với PGS - TS Trịnh Sinh, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nói: "Lễ cúng Rằm tháng Giêng gắn liền với nền nông nghiệp nguyên thủy xa xưa của nước ta, là ngày bắt đầu làm việc trở lại. Điều này mang ý nghĩa thúc đẩy mọi người hăng say lao động, góp phần phát triển đất nước. Nhưng một số bộ phận người dân lại bỏ bê công việc, đi cúng bái liên tục là việc không nên.
Bên cạnh đó người Việt coi lễ Rằm tháng Giêng như là Tết muộn bỏi nhiều lý do khác nhau: Do gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường. Những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Vì là lễ quan trọng trong năm nên dịp này, nhiều người không tiếc tiền mua sắm đồ lễ, ai cũng mua thật nhiều vàng mã, vàng hương để đốt. Tục đốt vàng mã ở nước ta chịu ảnh hưởng từ văn hóa của Trung Quốc, trong đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người đã khuất. Người Việt xưa nếu có đốt cũng chỉ ở chừng mực nhất định, người ta gọi là "làm phép", chứ không đốt bừa phứa, lãng phí như bây giờ. Tôi nghĩ việc này cần phải hạn chế".
Nhật Linh
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |