Chi tiết tin tức

Nét xuân trong mắt Tổ sư thiền

21:39:00 - 18/01/2023
(PGNĐ) -  Ngày trọn tìm Xuân chẳng thấy Xuân.Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần.Trở về bỗng thấy hương mai rộ.Rõ thật đầu cành vẹn Ý Xuân.

Picture1 

 

1- Điều ngự Giác hoàng 

Trần Nhân Tông  (1258-1308)

Sơ tổ Thiền phái Trúc lâm Yân tử

A) Xuân Hiểu

Thủy khởi khải song phi

Bất tri Xuân dĩ quy

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi.

TGN phỏng dịch:

Xuân Mai

Sáng dậy nhìn song cửa,

Chẳng hay Xuân đến rồi.

Một đôi bướm trắng lượn

Phơ phất cánh hoa rơi.

Tụng 

Xuân này hiển hiện dáng xuân xưa. 

Mãi đến Xuân sau chẳng đợi chờ.

Ai biết bao mùa xuân đã tới?  

Giũ lòng thanh thản kết duyên thơ.

                                

B) XUÂN VÃN

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,  

Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.  

Như kim khám phá đông hoàng diện,  

Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.   

TGN phỏng dịch

Xuân Chiều 

Thuở bé chưa từng hiểu sắc không,  

Xuân về hoa nở rộn trong lòng.  

Chúa Xuân nay được ta soi tỏ,  

Nệm cỏ ngồi yên quán cánh hồng.

Tụng

Núi xanh vốn chẳng động 

Mây trắng tự đến đi.         

Cõi đời là quán trọ.        

Ai lui tới làm gì?

2 - Thiền sư Hoàng Bá  TQ  

 

Trần lao quýnh thoát sự phi thường.

Hệ bã thằng đầu tố nhất trường.

Bất thị nhất phiên hàn thiệt cốt.

Tranh đắc mai hoa phất tỷ hươn 

(Mai hoa tranh đắc phất thiên hương.)

TGN phỏng dịch:

Trần lao vượt thoát, chuyện phi thường.

Nắm chặt đầu dây tiến thẳng đường.

Nếu chẳng một phen lạnh thấu tủy.

Hoa mai đâu dễ thoảng mùi hương.

Tụng 

Đời không sóng gió tâm không sáng. 

Đạo chẳng gian nan nguyện chẳng thành  

Vượt qua bao nỗi gập gềnh. 

Gia hương chốn cũ đậm tình chân quê.
 

3 - Thiền sư Chân Không VN (1045.46 -1100)

Một hôm có vị Tăng đến hỏi Thiền sư Chân Không:  

“Khi xác thân bại hoại thì sẽ thế nào?”  

Sư đáp:

“Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận. 

Hoa lạc hoa khai chỉ thị Xuân.”

TGN phỏng dịch:

Xuân đến, xuân đi, xuân ngỡ hết. 

Hoa tàn, hoa nở vẫn là Xuân.

Tụng

Chủ - khách đổi trao mộng đêm qua.  

Ai hay thực tại vẫn đang là.    

Không đi, không đến, không sanh diệt.   

Gió thổi hoa rơi như thế mà.

4 - Thiền sư Mãn Giác VN (1052-1096)

Cáo Tậc Thị Chúng

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tùng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.(1)

TGN phỏng dịch: 

Cáo bệnh dạy chúng 

Xuân đi trăm hoa rụng.

Xuân đến nở trăm hoa

Trước mắt đời luân chuyển. 

Trên đầu tuổi luống già. 

Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết. 

Ngoài sân mai vẫn nở đêm qua.

Tụng:

Ai lia viên sỏi xuống hồ. 

Cho muôn sóng lượn bên bờ tử sinh?  

Niệm câu Bát nhã Tâm kinh.  

Sắc không - không sắc, hỏi mình là Ai? 

5 -Thiền sư Giác Hải VN  (1023-24 – 1138)

HOA - ĐIỆP

“Xuân lai hoa - điệp thiện tri thì,

Hoa - điệp ứng tu cộng ứng kỳ.

Hoa - điệp bản lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa - điệp hướng tâm trì.”

TGN phỏng dịch:   

Hoa và Bướm    

Xuân về hoa bướm khéo quen thì,

Bướm lượn hoa cười đúng hẹn kỳ 

Nên biết bướm hoa đều huyễn mộng.

Mặc tình hoa bướm, bận lòng chi!

Tụng

Nét Xuân trong mắt Tổ sư thiền.

Chẳng vọng Xuân tình, mộng đảo điên. 

Hố thẳm buông tay, không dính mắc.

Bản lai tự tánh vẫn như nhiên.

6 -Thiền ni Vô Tận Tạng TQ (....? – 676)

Ngộ Đạo Thi

Chung nhật tầm Xuân bất kiến Xuân.

Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.

Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu.

Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

TGN phỏng dịch:

Bài Thơ Ngộ Đạo

Ngày trọn tìm Xuân chẳng thấy Xuân.

Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần.

Trở về bỗng thấy hương mai rộ.

Rõ thật đầu cành vẹn Ý Xuân.

Tụng 

Ai hay cá vựơt lưng đèo, 

“Ngựa đua dưới biển, thuyền chèo trên non.” * 

Tấm lòng bà lão sắc son. 

Khuông trăng rực sáng đầy tròn nguyên xưa. 

*Câu Tổ Liễu Quán

Thích Giác Nguyên

(1) Chú thích: Cây mai hoặc cây mơ ở miền bắc nước ta, thể hiện trong thi văn của các vị thiền sư mô tả. Khác với loại mai vàng và mai trắng ỏ miền trung và nam VN. Cây mai miền bắc có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử, nam Trung Quốc, sau này lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nó được trồng để lấy quả và hoa. Mơ ta là loài cận chủng với mơ tây (Apricot – Prunus armeniaca), có hình dáng bề ngoài của cây, lá, hoa, quả tương tự nhau, có thể sấy khô trộn với bột cam thảo gọi là Ô mai. Vì vậy cần phân biệt 2 loài cây này. Ngoài ra cũng không nhầm lẫn với các loài khác cũng có tên gọi chung là mai.  Nguồn internet

Hoa và quả. 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin