Chi tiết tin tức

Trăm năm gọi mãi phà ơi

13:56:00 - 19/12/2013
(PGNĐ) -  Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 143 | HOA  XUYẾN  CHI Trong  khi hàng  ngàn  người dân  thành  phố đang  háo  hức đổ  dồn  về hầm  ngầm  Thủ Thiêm, con hầm  vượt sông  dài nhất  Đông Nam Á, để chiêm ngưỡng và tận hưởng niềm vui nối liền một dải của thành phố có thời là Hòn Ngọc Viễn Đông thì tôi lại lặng lẽ chạy xe lên Bến Nhà Rồng ngắm dòng sông Sài Gòn thơ mộng và những chuyến phà lặng lẽ, thân quen, cần mẫn như đang cập bến vào quá khứ. Những chuyến phà có lịch sử hàng trăm năm với bao thăng  trầm cùng hàng  triệu người dân bao nhiêu thế hệ của bán đảo An Khánh quận Hai cũng đã có ngày chìm mãi vào dòng sông dĩ vãng. Mặc dù rất vui mừng vì sự đổi mới và phát triển của thành phố; nhưng ...

tram-nam-goi-mai-pha-oi
Trong  khi hàng  ngàn  người dân  thành  phố đang  háo  hức đổ  dồn  về hầm  ngầm  Thủ Thiêm, con hầm  vượt sông  dài nhất  Đông Nam Á, để chiêm ngưỡng và tận hưởng niềm vui nối liền một dải của thành phố có thời là Hòn Ngọc Viễn Đông thì tôi lại lặng lẽ chạy xe lên Bến Nhà Rồng ngắm dòng sông Sài Gòn thơ mộng và những chuyến phà lặng lẽ, thân quen, cần mẫn như đang cập bến vào quá khứ. Những chuyến phà có lịch sử hàng trăm năm với bao thăng  trầm cùng hàng  triệu người dân bao nhiêu thế hệ của bán đảo An Khánh quận Hai cũng đã có ngày chìm mãi vào dòng sông dĩ vãng. Mặc dù rất vui mừng vì sự đổi mới và phát triển của thành phố; nhưng tôi bất giác thầm gọi, phà ơi, ơi phà ơi…

Còn nhớ lần đầu tiên đến  Sài Gòn vào năm 2005, tôi sang thăm nhà một người quen bên quận Hai. Lúc đợi phà ở phía đường Tôn Đức Thắng, tôi cứ băn khoăn mãi. Nghe nói về phà thì đã nhiều nhưng thú thực đấy cũng là lần đầu tiên tôi dùng  đến  phương  tiện vượt sông này. Đứng trên bến phà nhìn sông Sài Gòn rộng mênh  mông  với những  cụm lục bình nở hoa tim tím trôi lững lờ mà tôi không khỏi bồi hồi xao xuyến. Từ xa xa, phía những hàng cây xanh um tùm màu ngọc bích bên kia sông xuất hiện một chấm nhỏ cứ lớn dần, lớn dần. Rồi chuyến phà đầu tiên cập bến trong cảm xúc mênh  mang của tôi. Khi sang bên kia, do không biết đường, tôi ghé vào một quán nước bên vỉa hè đường Cây Bàng để hỏi thăm. Một ông lão đã khá già nhìn tôi cười nhân hậu, lần đầu đi phà sang quận Hai phải không con? Tôi cũng cười, vâng ạ, đi phà được ngắm cảnh sông nước đẹp quá ông ơi. Thấy vậy, ông lão xoa đầu tôi tiếp, cả đời ông thì đã có hơn 60 năm gắn bó với những  chuyến phà như vậy. Ông kể, từ trước giải phóng, khi đang làm việc ở một nhà xuất bản bên quận Nhất ông đã ngày ngày đi phà hai buổi. Rồi sau này, khi về hưu ông vẫn thường  đi phà qua bên kia thăm con cháu. Những người con của ông nhiều lần đề nghị ông qua bên đó ở với gia đình họ nhưng  ông bảo, ông ở bên này quen rồi. Với lại, ông nhớ những chuyến phà đi và về, những chuyến phà lặng lẽ như một thói quen thân thuộc của người dân Sài Gòn. Nhiều người sống lâu năm ở thành  phố này vẫn thường  nói, quận Nhất và quận  Hai là hai thế giới biệt lập dù chỉ cách nhau chừng vài trăm mét đường chim bay. Một bên là đô thị sầm uất bậc nhất Việt Nam còn một bên vẫn là một bán đảo hoang sơ, biệt lập và có phần rất nhà quê vì những cách trở địa lý. Điều ấy đúng bởi những chuyến phà, dù cố gắng lắm cũng không bao giờ có thể chở hết những thuận  lợi đến cho người dân phía bên kia sông được. Cũng vì thế, đi phà, từ xưa đến nay luôn được coi là chuyến đi đến những khát vọng và vươn lên.

Nhớ lại những lúc ngồi trên phà, tôi hay có thói quen ngoái đầu nhìn lại toàn bộ bờ sông Sài Gòn ven đường Tôn Đức Thắng khi con phà đang ở giữa lòng sông. Một cảm giác xa dần, xa dần khiến mọi thứ trở lên nhỏ bé và đẹp đẽ hơn. Hình như, không có gì đẹp hơn bằng việc ngồi trên một chuyến phà giữa lòng sông ngắm những  tòa nhà chọc trời cao vút trên đường  phố Sài Gòn lùi xa. Không gian như một bức tranh vừa gần gụi, vừa xa xôi nhưng  đầy màu sắc. Thú thực, mặc dù đã đi phà nhiều lần những  hình như, phải tới lúc những chuyến  phà  sắp cập bến  dĩ vãng tôi mới hiểu được rằng, không có gì thơ mộng và đẹp đẽ bằng việc ngắm những  tòa nhà chọc trời của thành  phố từ giữa sông, trên một chuyến phà.

Tuy  không  có  những  ký ức  sâu  sắc  với những chuyến phà bằng cả cuộc đời mình như ông lão ngày nào nhưng tôi cũng có những kỷ niệm riêng với những chuyến  phà  sau  hơn  một  năm  sống  ở đây. Những chuyến phà mà nhiều người từng nghĩ, nó thân thuộc đến nhàm chán và tẻ nhạt biết bao. Vậy nhưng, khi điều nhàm chán ấy mất đi, nhiều người, trong đó có tôi, mới giật mình tỉnh lại, vậy là chuyến phà ấy đã mãi mãi dời xa, như một cụm lục bình nhỏ bé trên dòng sông Sài Gòn bất diệt này. Bên cạnh niềm vui chung  của mọi người, chiều nay, khi những chuyến xe vẫn bình an đi qua chiếc hầm ngầm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, ở một khúc sông nhỏ bên bờ sông Sài Gòn, tôi lặng lẽ ngồi một mình ngắm  dòng  sông và mơ về những chuyến phà mới hôm qua thôi nhưng nhiều người đã gọi là ngày xưa. Bất giác, tôi ngước nhìn sang bên phía quận Hai mà thầm gọi, phà ơi, ơi phà ơi. „

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 143 | HOA  XUYẾN  CHI

tram-nam-goi-mai-pha

 

vanhoaphatgiaoblog.com

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin