Chi tiết tin tức

Những nhà giáo mặc áo Tu sĩ

07:04:00 - 20/11/2014
(PGNĐ) -  “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. Vì vậy mà trong đời mỗi con người tối thiểu ai cũng ít nhất  đều có một người Thầy.

Thầy dậy chữ, thầy dậy nghề, được người ta gộp làm một là nghề thầy giáo và được tôn vinh riêng. Ngày 20 tháng 11 ngày nhà giáo Việt Nam.

 

 

Ngày tôn sư trọng đạo

Để chúc mừng ngày nhà giáo và thông qua đó, bày tỏ lòng quý mến, kính trọng của mỗi người dành cho những người Thầy mà theo phong tục của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Vì vậy, cứ 20-11 dương lịch được xem là ngày tôn sư trọng đạo.

Không phải quốc gia nào cũng có ngày tôn sư trọng đạo, nhất là các nước phương Tây, vì họ nghĩ rằng người học phải đóng tiền, người dạy phải có trách nhiệm truyền đạt, cho nên quan hệ thầy trò đôi lúc cũng rất là sòng phẳng. Do đó, tình thầy, nghĩa trò không có nhiều cảm nhận như ở các nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam. Vì họ cho rằng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đó không quan trọng lắm, vấn đề là người thầy dạy cái gì? như thế nào? Người học trò tiếp thu chất lượng ra sao và sau khi tốt nghiệp thì ứng dụng được gì trong cuộc sống. Đó cũng là một điều hay nhưng nhìn ở mức độ giá trị thì nó  không thể được đánh đồng như là  bao ngành nghề khác.

 

Trách nhiệm của những người Thầy và trò

“Bản chất của giáo dục là sự truyền trao và sự tiếp nhận. Truyền trao phải có tấm lòng, có phương pháp, có hiệu quả. Tiếp nhận cũng phải có tấm lòng với sự trân trọng và  có phương pháp, để tiếp tục tiếp nối sự truyền trao cho những thế hệ nối tiếp”. Kiến thức Thầy học được, được đúc kết những gì đã học ở những người Thầy đi trước cộng với kiến thức mới tiếp thu được cập nhật, được biên soạn, được truyền đạt có phương pháp làm cho người học tiếp thu dễ dàng, hiểu và mang những điều đã học đó ứng dụng cho cuộc sống. Đó là một sự nghiệp trồng người mà sự nghiệp trồng người nó quan trọng như thế nào cho bản thân  gia đình, xã hội và quốc gia, hẳn ai cũng đã biết. Chính vì vậy mà nghề nhà Giáo là một nghề rất đặc biệt được cả xã hội tôn vinh.

Cho dù hiện nay, ngành giáo dục nước nhà vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, còn nhiều trăn trở, còn rất nhiều những điều bất cập và cả bất hợp lý, còn có nhiều những hạt sạn, những con sâu …nhưng nghề nhà Giáo vẫn không thể một giờ, một ngày không có mặt trong bất cứ một xã hội, một quốc gia nào trên trái đất.

 

Những nhà giáo mặc áo Tu sĩ

Riêng với những người con Phật ( người tại gia) thì có thêm một Thầy nữa đó là Thầy dạy học Phật. Muốn là một con người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống  an vui, hạnh phúc thì học phải luôn đồng hành với một đời người đó là: Học chữ, học nghề và học Phật.

Tại sao phải học Phật?  đó là học làm người, học 5 điều đạo đức làm người mà đức Phật đã dạy. Vậy ai là người truyền trao? Đó là trách nhiệm của hơn 40 ngàn Tăng Ni những nhà giáo mặc áo tu sĩ.

Trước hết nói về các Giảng sư những người Thầy của những Thầy: hiện nay, Phật giáo Việt nam có hơn 40,000 Tăng Ni,  với 4 Học viện Phật giáo, 8 trường Cao đẳng , 32 trường Trung cấp, còn sơ cấp thì có đến vài chục. Trên 100 giảng viên có học hàm, học vị tiến sĩ, thạc sĩ hàng năm đào tạo trên 5000 Tăng Ni sinh.

Được biết, tất cả các Thầy tham gia giảng dạy tại các trường này thường không nhận lương và phần lớn Tăng Ni sinh học tại các trường này không phải đóng học phí, nếu có đóng thì số tiền học phí đó là rất ít so với học phí tại các trường thế học và chỉ để trang trải cho các dịch vụ điện, nước và trả lương cho những người không phải là Tu sĩ tham gia giảng dạy hay là những người không phải là Tu sĩ làm công việc chuyên môn và quản lý hành chính cho học Viện.

Vậy thì việc truyền trao ở đây hoàn toàn không có việc người truyền trao để được hưởng lương nhưng trách nhiệm của những người Thầy này có nặng hơn những nhà Giáo dậy học trong các trường thế học? Có cần tấm lòng? Có tâm huyết? Có phương pháp? Và có chấm điểm quá khắt khe tức là cho thi rớt ( trong thế học gọi là thầy máy chém)?...

Còn Tăng Ni sinh( các trò) có tiếp thu một cách trân trọng, có tấm lòng không? Có kính trọng Thầy?Có phải trả bài tập đúng thời gian? Có phải lên bảng trả bài? Có chốn học để đi chơi? Có quay cóp( người đời vẫn nói: nếu không quay cóp thì không phải là học sinh)?...

Người viết xin được mượn hai câu nói của Viện trưởng HV Phật giáo VN tại TP.HCM. HT.TS. Thích Trí Quảng đó là:

“… Có Chùa, có Tăng mà không học thì cũng bằng không thậm trí là phá đạo… Nếu Tăng Ni trong cả nước không chịu nghiên cứu để đạo Phật phục vụ được nhu cầu đòi hỏi của xã hội thì nói  đến tồn tại đã khó chứ đừng nói đến sự phát triển…”.

Đó cũng là câu trả lời cho thấy việc truyền trao và tiếp nhận của Thầy giáo và trò mặc áo tu sĩ này mang một trách nhiệm lớn như thế nào với sự tồn vong của cả một tôn giáo và trách nhiệm trước nhu cầu học Phật của các Phật tử và những người yêu mến đạo Phật.

Vâng!  với hơn 40,000 Tăng Ni Việt Nam một con số còn rất nhỏ, nếu không nói là quá nhỏ so với nhu cầu tâm linh của hơn 80% dân số có cảm tình hoặc đã là Phật tử, hoặc đã từng bước chân đến chùa…

Những lời thỉnh cầu của Phật tử đối với các Thầy

Tại sao người tại gia chúng con ngoài việc học chữ, học nghề không chưa đủ mà phải học Phật thì hơn ai hết các Thầy và những người đã ít nhiều hiểu đạo Phật  thì biết rất rõ vì sao phải học Phật. Hơn nữa, ngày nay trong một thời đại con người sống ngập tràn với những sản phẩm tiện ích mà khoa học công nghệ tột đỉnh của toàn cầu hóa mang lại. Con người ngày càng phải làm việc năng động hơn, áp lực công việc lớn hơn, năng xuất cao hơn, cống hiến nhiều hơn và quyền hưởng thụ cũng cao hơn, sống cũng thực dụng hơn, sống nhanh hơn, gấp hơn, hối hả hơn, sung sướng hơn, đầy đủ hơn, ăn phải ngon hơn, mặc phải đẹp hơn và con người cũng ngày phải đẹp hơn… Song hành với cuộc sống ấy thì áp lực lên cuộc sống cũng nhiều hơn gấp bội, cạm bẫy cũng nhiều hơn, vấp ngã nhiều hơn, lòng từ bi thì ngày càng xa, sự vô cảm ngày càng trơ ra, sự chịu đựng và nhẫn nhịn sẻ chia  ít đi, xung đột và rủi ro trong cuộc sống ngày càng gia tăng cứ đang bủa vây chúng con hàng ngày, hàng giờ và đau khổ, thất bại trong cuộc sống cũng nhiều hơn…

Tất cả đã làm cho chúng con ngày càng muốn tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần, một bám víu cuối cùng. Nhưng nếu chỗ dựa ấy mà các Thầy không phục vụ được nhu cầu đòi hỏi của xã hội lại truyền trao cho chúng con những điều làm cho con người lại càng sợ hãi nhiều hơn thì nó lại là một cái gì đó gần giống như thảm họa.

Ví dụ: Như người đang sợ ma mà các Thầy lại cứ nói đâu đâu cũng có ma hay các Thầy mà truyền trao một đạo Phật đầy sự mê tín thì lại vô cùng khổ, bao nhiêu những thảm kịch, những chuyện dở khóc dở cười, những tốn kém tiền bạc do mê tín, mê muội  gây nên đã làm tan nát bao gia đình và bản thân người mê tín mà do các thầy bói, thầy bùa, thầy phong thủy, nhà ngoại cảm…phán.

  Hay các Thầy lại sử dụng quá nhiều phương tiện thì thời buổi iphone này cũng còn khó  thuyết phục nổi lứa tuổi U50 nói chi đến lớp trẻ và tầng lớp trí thức. Một tôn giáo mà lớp trẻ và tầng lớp trí thức quay lưng lại thì tôn giáo đó tồn tại được mấy hở? Trong khi những lời dậy minh triết của đức Phật “Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới.”

Không phải vô cớ mà Liên Hợp Quốc trong nghị quyết ban hành ngày 15-12-1999 quyết định tổ chức ngày Vesak (kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn của đức Phật Thích-ca) trên toàn cầu vào tháng 5 dương lịch hằng năm. Đại lễ Vesak LHQ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2000 tại Trụ sở LHQ ở New York và sau đó, được tổ chức trọng thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Mà vì LHQ Thừa nhận cách thức tiếp cận thực tiễn, các giá trị và đóng góp to lớn của đức Phật và đạo Phật cho một thế giới hòa bình và thịnh vượng.

Người của Liên Hợp Quốc còn hiểu rõ giá trị của đạo Phật như thế, huống chi là những người con Phật. Vậy, hơn ai hết 40 ngàn Tăng Ni đáng kính, những vì Thầy giáo mặc áo tu sĩ dậy chúng con học Phật phải là những người Thầy có đức có tài có trí tuệ hãy đồng lòng quay về với đạo Phật lịch sử mang truyền trao cho chúng con một đạo Phật với “Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới” và hướng dẫn cho chúng con thực tập Bát Chánh Đạo để chúng con có đủ kỹ năng vượt qua được những khó khăn trắc trở mà ngay người giầu,  nghèo khó, sang hèn gì cũng đều gặp phải để  an lạc và hạnh phúc trong hiện tại, bây giờ và tại đây.

Lời xin lượng thứ

“Mọi người thường hay ví người thầy giáo như người lái đò chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai ngoảnh lại, chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo”.

Vâng! Cũng có thể trong chúng ta, trong chính ta vì nghĩ rằng: nghề giáo cũng là một cái nghề như bao nghề khác học thì phải trả tiền, sòng phẳng mà hay vì cơm áo gạo tiền hay vì cuộc sống còn nhiều những cái khác để mà lo nghĩ và nhớ tới hơn hay chỉ khi nào có chuyện buồn ta mới tới chùa cầu xin, còn không ta cũng là người khách qua đò. Nhưng để làm một con người bình thường thôi, ta không thể không mang theo những gì mà ta đã tiếp nhận từ những người Thầy đã truyền trao tri thức cho ta, những hành trang mà mỗi người mang theo để ta ứng dụng nó trong suốt cuộc đời. Vì vậy mà ta có là kẻ vô tâm quên Thầy thì ít nhất ngày 20 tháng 11 về, sẽ nhắc ta nhớ lại điều đó.

 

Sài Gòn tháng 11 năm 2014

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin