Chi tiết tin tức

Diễn Nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh Song Ngữ Tiếng Phạn và Pali ( Phần I )

17:10:00 - 10/09/2014
(PGNĐ) -  Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa: प्रज्ञा    पारमिता    हॄदय   सूत्रं  | Prajñā  Pāramitā  Hṝdaya  Sūtraṃ trong Phạn ngữ. (Trích trong tinh hoa Phật học TS Huệ Dân)

प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्  hay  प्रज्ञा    पारमिता    हॄदय   सूत्रं   |  प्रज्ञा  पारमिता    हृदयम्    सूत्र |

Prajñāpāramitāhṛdayasūtram | Prajñā  pāramitā hṝdaya  sūtraṃ | Prajñā pāramitā hṛdayam sūtra.

Prajñā (प्रज्ञा) có gốc từ chữ Pra  (प्र) và chữ Jñā (ज्ञा) ghép lại. Pra  (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước… Jñā (ज्ञा) là động từ căn √ jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau: biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: anu (अनु), abhi (अभि), ava (अव), ā (), pari (परि), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्).

 

 

Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là: Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn. Trong tinh thần Phật học, Bát nhã thường được xem như gốc ánh sáng rực rỡ, như ngọn đèn, như mặt trăng, như mặt trời, có sức mạnh phá tan được Vô minh.

Pāramitā (पारमिता) là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāramitā ở dạng giống cái. Nó được ghép lại từ chữ  Pāram (पारम्) và Itā (इता). Pāram là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāra (पार) ở dạng trung tính. Pāra (पार) có gốc từ động từ căn √ pṛ, (√ पृ,) thuộc nhóm 3. Động từ căn √ pṛ, ((√ पृ,)) có những nghĩa được biết như sau: cứu giúp, bảo vệ, vượt qua, đi xuyên qua, trèo lên…

Pāra ( पार ) có nghĩa là cạnh đối lập, đối lập, phần cuối, giới hạn, mục tiêu… Pāraṃ gam (पारंगम्) có nghĩa là đạt tới cái gì đó. Pāraṃ nī (पारंनी) có nghĩa là hoàn thành, kết thúc.

Itā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Itā ở dạng giống cái. Itā là quá khứ phân từ của động từ i (). Động từ căn √ i (√, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: ati (अति), adhi (अधि), anu (अनु), antar (अन्तर्), apa (अप), abhi (अभि), ava (अव), ā (), ut (उत्), upa (उप), ni (नि), parā (परा), pari (परि), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्).

Itā có nghĩa là: lối đi, hành lang, đường có trồng cây hai bên. Ita (इत) là thì mệnh lệnh dùng theo số nhiều ở thời chủ động, trong bảng chia động từ i của tiếng Phạn ().


Pāramitā (पारमिता) thường được người ta dịch là đến bờ bên kia.

Hṛdaya (हृदय) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Hṛdaya ở dạng trung tính. Hṛdaya (हृदय) là từ ghép từ chữ Hṛd (हृद्) và âm đuôi –Ya (॰य). Hṛdaya có những nghĩa được biết như sau: trái tim, tình cảm, ý thức, tinh thần, cảm tính, cảm tưởng, cảm giác, thông minh… Hṛdayam (हृदयम्) là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Hṛdaya.

Hṛd (हृद्) thân từ của nó thuộc trung tính và nó có nghĩa là: con tim, tấm lòng, tình cảm, trung tâm, ngực…

Ya () hay Yā (या) là đại từ tương ứng và nó có nghĩa là ai, người nào, điều ấy…Yaḥ kaścid (यः कश्चिद्) có nghĩa là bất cứ ai hay người nào …Yo yaḥ (योयः) : tất cả những ai…

Sūtraṃ (सूत्रं) là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Sūtra (सूत्र). Sūtra là từ ghép từ chữ Sīv (सीव्) và Tra (त्र). Sūtra có những nghĩa được biết như sau: Hòa bình, sợi dây, dây nhỏ, dây, sợi, hàng, dãy, bậc, lối, vòng bao quanh, vòng đai, vành đai, đường viền ngang (ở tường), mép (của đồng tiền), dải ven bờ (địa chất, địa lý), sợi dây thiêng liêng, quy ước đọc trong các nghi lễ, vạch đường, đường kẻ, đường đi, tuyến, hàng, dòng (chữ), câu (thơ), phác thảo, kế hoạch.

 

Động từ căn√ sīv (√ सीव्),  là động từ thuộc nhóm [4], và nó có những nghĩa được biết như sau: May, đan, khâu, kết lại.–Tra (॰त्र) là thân ghép được dùng làm biến dạng cho trạng từ, chỉ nơi chốn, hay làm dụng cụ…

Trên mặt tổng quát chữ Sūtra (सूत्र) của Phạn ngữ thường đựợc dịch là Kinh và nó mang hàm ý dùng để diển đạt cho một chuỗi của các quy tắc hay những cách ngôn, bao hàm và dung chứa tượng trưng cho những ý nghĩa khác biệt hay những định nghĩa về sự vật, sự việc có mang tính chất nguyên lý triết học, đạo đức, văn học trong xã hội của con người, được truyền lại bằng lời nói hoặc bằng văn bản vắn tắt đơn giản dễ ghi nhớ. Đây là một hình thức, người ta thường dùng trong các nghi lễ và nó được truyền lại  từ thế hệ này sang thế hệ bằng miệng.

 

Chữ Kinh trong Phật học, thường được xem như những chủ đề hay dòng chứa các hình thức hướng dẫn mang tính đạo đức, qua những lời thuyết giảng của Đức Phật, bằng những ẩn dụ khác nhau trong đời sống xã hội, để giúp cho con người tự chính mình, tự tìm ra những cái thiện sẳn có bên trong, mà xây dựng những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình, cũng như cho người, trong tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha.

Trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, Kinh Phật là biểu thị sự viên mãn hoàn toàn thực tại của vũ trụ, mà dường như tầm nhìn của con người chưa đạt được sự hoàn hảo của nó.

Kể từ khi Ánh sáng giác ngộ và Tuệ trí siêu việt của đức Phật bừng lên dưới gốc cây Bồ Đề, thì Bát nhã tâm kinh bốn chữ được phiên âm hay dịch ra từ bốn chữ Phạn này Prajñā (प्रज्ञा)  pāramitā (पारमिता)  hṝdaya (हॄदय)  sūtraṃ (सूत्रं), được xem là một trong những bài kinh khai thị vi diệu của Đức Phật đã để lại cho người con Phật và dành cho những ai thích khám phá ra con đường giải thoát, từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài, một vị Phật đã tự mình giác ngộ.

ओं    नमो     भगवत्यै   आर्यप्रज्ञापारमितायै ||


Oṃ namo bhagavatyai āryaprajñāpāramitāyai.


Phần từ vựng:


Oṃ (ओम्) trong Phật họccó nghĩa là Quy mệnh.  Oṃ (ओम्) tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú. Oṃ (ओम्) đóng cánh cửa luân hồi. Oṃ (ओम्)  thanh tịnh hóa bản thân.  Oṃ (ओम्) là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật. Oṃ (ओम्) là Trí tuệ thanh thản, an bình. Oṃ (ओम्) cũng là thân, khẩu, ý.


Namo (नमो) là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ (नमः) mà thành.Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau: नमस्ते  (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ: Nama
ḥ (नम), Namas  (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về quy ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Bhagavatyai (भगवत्यै) là dữ cách số ít trong bảng biến cách của thân Bhagavatī (भगवती) ở dạng giống cái và Bhagavatyai có những nghĩa được biết như sau: giàu có, vinh quang, may mắn, đáng kính, thánh, thần…

 

Ārya (आर्य) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Ārya ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như sau: người phục vụ với lòng nhiệt thành, tận tâm, trung tín, trung thành, thân thiện, chăm sóc, cao quý, đẳng cấp thứ ba trong 4 giai cấp Bà la môn, đức tính, quý tộc, tốt hơn, chúa, làm chủ, đáng kính, danh dự, thầy, chủ nhân, chân chính, chiến binh tinh thần, anh hùng, người đã làm việc cho sự bình đẳng của tất cả và được yêu mến tất cả mọi người, tiến bộ, văn minh, các kinh nghiệm, người tiên tiến, cấp trên…

 Ārya có gốc từ động từ ṛ (). Động từ căn √ ṛ (√ ), thuộc nhóm 1, nó có những nghĩa được biết như sau: tự đứng lên, hướng về, tự tiến tới, gặp nhau, đạt đến cái gì đó, đạt được, hoàn thành, nắm lấy được, thích ứng vào, nổi lên, nuôi nấng, đến, vượt qua, chuyển đến, dâng tặng, đặt trên cái gì đó… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: ā (), ut (उत्), upa (उप), nis (निस्), prati (प्रति), sam (सम्).

Ārya là một chủ đề còn nhiều bàn luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ cổ, ngày nay. Tuy nhiên trong Rigveda hay các văn bản của các tôn giáo như là: Ấn giáo, đạo Jain và Phật giáo, nó được gọi chung là pháp. Ārya là một từ  trong tiếng Phạn xưa, có nguồn gốc từ thời Ấn-Ba tư, hay thời tiền Ấn-Âu.

Trong các văn bản Phật giáo, thường thấy chữ Ariya hay Ārya được dùng với các danh từ như: Dhammavinayo ariyassa (Pāli, Devanāgarī : धम्मविनयो अरियस्स), Việt dịch là Phật Pháp và Giới Luật, Āryasatyāni catvāry (Phạn, Devanāgarī : आर्यसत्यानि चत्वार्य्), Việt gọi là Bốn chân lý cao qúy hay Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo được gọi là Āryamārga (Phạn, Devanāgarī: आर्यमार्ग) hay Āryāṣṭāṅgikamārga (Phạn, Devanāgarī: आर्याष्टाङ्गिकमार्ग), Ariyamagga (Pāli, Devanāgarī: अरियमग्ग).

Những người tu Phật giữ giới luật nghiêm chỉnh theo con đường Phật giáo cũng gọi là Āryas ( Phạn, Devanāgarī: आर्यस्). Phản nghĩa của Āryas là Ānāryas (Phạn, Devanāgarī: आनार्यस्). Trong văn bản Phật giáo Trung Quốc, Arya được dịch là Thánh.

Prajñā (प्रज्ञा) có gốc từ chữ Pra  (प्र) và chữ Jñā (ज्ञा) ghép lại. Pra  (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước… Jñā (ज्ञा) là động từ căn √ jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau: biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…


Pāramitāyai (पारमितायै) là dữ cách số ít trong bảng biến thân của pāramitā (पारमिता) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: cứu giúp, bảo vệ, vượt qua, đi xuyên qua, trèo lên…

Āryaprajñāpāramitāyai (आर्यप्रज्ञापारमितायै) có nghĩa là Trí tuệ siêu việt của bậc thánh nhân.


Ý Việt tạm dịch:


ओं    नमो     भगवत्यै    आर्यप्रज्ञापारमितायै ||


Oṃ namo bhagavatyai āryaprajñāpāramitāyai


Thành tâm quy kính đến bậc thánh trí siêu việt.


आर्यावलोकितेश्वरो    बोधिसत्त्वो    गम्भीरां     प्रज्ञापारमिता    चर्यां   चरमाणो   
व्यवलोकयति   स्म :   पन्च    स्कन्धास्    तांश्        स्वभाव    शून्यान्     पश्यति   स्म |

Āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma :  pañca skandhās tāṃś ca svabhāvaśūnyān paśyati sma. (Viết theo nối âm).


Phần từ vựng:


Aryāvalokiteśvaro (अर्यावलोकितेश्वरो), Āvalokiteśvaro (आवलोकितेश्वरो), Āvalokiteśvaras (आवलोकितेश्वरस्). Āvalokiteshvara (आवलोकितेस्ह्वर) là những danh từ phong cách số ít và chúng có nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại hay Quan Tự Tại.

Āvalokiteśvara (आवलोकितेश्वर) theo dạng phân tách từ, nó được chia ra làm bốn phần: Āva (अव) là tiền tố từ và nó có nghĩa là "xuống". 

Lokita (लोकित) là quá khứ phân từ của động từ căn √ Lok (√  लोक्)  và  nó có nghĩa là "xem xét, quan sát, trông xuống" được sử dụng ở thời hiện tại trong ngữ pháp bất quy tắc Phạn ngữ.

Ita (इत) viết riêng là hậu tố từ. Ita (इत) là thì mệnh lệnh dùng theo số nhiều ở thời chủ động, trong bảng chia động từ i () của tiếng Phạn và nó có nghĩa là: hướng về, tiến đến…

Āvalokita (आवलोकित) là động từ biến thành danh từ có nghĩa là "người trông xuống".

Īśvara (ईश्वर)  có nghĩa là " Bậc điều khiển tối cao, Đấng vô thượng, Thánh nhân vĩ đại, Đấng toàn năng, vị Chúa tể".

Lokeśvara (लोकेश्वर) là một danh từ ghép từ 2 chữ Loka (लोक và nghĩa của nó là thế giới) và Īśvara (Chúa hay Chúa tể). Theo quy tắc sự kết hợp âm thanh trong phạn ngữ chữ A () + Īśvara (ईश्वर) trở thành Eśvara (एश्वर), như vậy chữ Lokeśvara लोकेश्वर) có nghĩa là Chúa của Thế giới.

 

Theo dạng phân tách trên thì Avalokiteśvara (अवलोकितेश्वर) có nghĩa là Chúa tể của người trông xuống thế giới hay vũ trụ, mà trong đó có nhiều sự sinh sống khác nhau và nguyên nghĩa của chữ Āvalokiteśvara (आवलोकितेश्वर) trong Phật học, thường được người ta dịch là người có cảm nhận những tiếng kêu của chúng sinh hay những người cần  sự giúp đỡ.

 

Qua hình ảnh của hành động này người ta dùng nó làm danh xưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát. Người giàu lòng nhân ái, người có diệu dụng đặc biệt quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ của thế gian, rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát. Āvalokiteśvaro (आवलोकितेश्वरो) là dạng viết theo biến âm của chữ Āryāvalokiteśvaraḥ (आर्यावलोकितेश्वरः)

Bodhisattvo (बोधिसत्त्वो) có gốc từ chữ Bodhisattva (बोधिसत्त्व). Bodhisattva là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Bodhisattva ở dạng giống đực. Bodhisattva là từ ghép từ chữ Bodhi (बोधि) và Sattva (सत्त्व).

Bodhī (बोधी) là chủ cách, hô cách và đối cách số hai trong bảng biến cách của thân Bodhi (बोधि) ở dạng giống cái. Bodhi có nguồn từ chữ bodh (बोध्) và là thể chỉ nguyên nhân của budh (बुध्). Bodh (बोध्) là động từ thuộc nhóm 10 và nó có những nghĩa như sau:  gây sự chú ý, thức tĩnh, hồi sinh, khơi dậy, hiểu, nhớ, tiết lộ, giảng dạy, thông tin, tư vấn cho…

Bodhi (बोधि) có những nghĩa được biết như sau: khoa học, trí thông minh, kiến thức hoàn hảo, mặc khải, Tỉnh thức, Giác ngộ.

Sattva (सत्त्व) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Sattva ở dạng trung tính. Sattva là từ ghép từ chữ Sat (सत्) và âm đuôi –Tva (॰त्व). Sat (सत्) là phân từ hiện tại của as (अस्). Sat (सत्) có những nghĩa được biết như sau: hiện hữu, tồn tại, hiện thời, thực tế, đúng, tốt, đạo đức, trung thực, tuyệt vời, sâu sắc, tinh tế, tốt đẹp, đức hạnh…

Động từ căn √ as  (√ अस्) thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa như sau: được, tồn tại, có mặt, trở thành, tham dự, ở, xảy đến, thuộc về ai đó…

Sattva (सत्त्व) có những nghĩa được biết như sau: nhân loại, sinh vật, thai nhi, tồn tại, thực tế, bản chất, tinh chất, sức mạnh, năng lượng, lòng can đảm, tinh thần, hơi thở của cuộc sống, nguyên tắc quan trọng, trí thông minh, ý ​​thức, sự thật, độ tinh khiết, bản chất thiêng liêng của sự tinh khiết và chân lý.

Bodhisattva (बोधिसत्त्व) có nghĩa là người có tấm lòng bao la, một bậc Thánh hoàn hảo, đầy lòng từ bi thương yêu chúng sinh, Giác hữu tình. Bodhisattvo (बोधिसत्त्वो) là dạng viết theo biến âm của chữ bodhisattvaḥ (बोधिसत्त्वः). 

Gambhīrāṃ (गम्भीरां) là đối cách số ít trong bảng biến cách của thân Gambhīrā ở dạng giống cái.Gambhīra (गम्भीर) là biến thể của Gabhīra (गभीर). Gabhīra có gốc từ Gabha (गभ) và Gabha được viết ra từ động từ căn √gāh (√ गाह् ). Động từ căn √gāh, thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa như sau: tự lặn sâu vào, tự chìm sâu xuống, tự nhấn sâu vào, xuyên vào trong, đi ngang qua…

Gambhīra (गम्भीर) có những nghĩa được biết như sau: sâu, sâu vô tận, đáng kính, trang nghiêm, huyền bí, bí mật…

Prajñā (प्रज्ञा) có gốc từ chữ Pra  (प्र) và chữ Jñā (ज्ञा) ghép lại. Pra  (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước… Jñā (ज्ञा) là động từ căn √ jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau: biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…


Pāramitā (पारमिता) là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāramitā ở dạng giống cái. Nó được ghép lại từ chữ  Pāram (पारम्) và Itā (इता). Pāram là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāra (पार) ở dạng trung tính. Pāra (पार) có gốc từ động từ căn √ pṛ, (√ पृ,) thuộc nhóm 3. Động từ căn √ pṛ, ((√ पृ,)) có những nghĩa được biết như sau: cứu giúp, bảo vệ, vượt qua, đi xuyên qua, trèo lên…

Prajñāpāramitā (प्रज्ञापारमिता): đến bờ bên kia. Prajñāpāramitāyāṃ (प्रज्ञापारमितायां) là đối cách số ít trong bảng biến thân của Prajñāpāramitā (चर्या) ở dạng giống cái.

Caryāṃ (चर्यां) là đối cách số ít trong bảng biến thân của Caryā (चर्या) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như sau: thực hành, thực hiện, vận hành, tiến triển, đi xa, hành trình, phương tiện vận chuyển, dẫn dắt, điều khiển, cách ăn ở,

 

cách cư xử, hạnh kiểm, hướng dẫn, công việc, chiếm giữ, qui tắc phải tuân thủ, lề luật, quan sát…

Caramāṇo (चरमाणो) là  cách viết theo biến âm của Caramāṇaḥ (चरमाणः). Caramāṇaḥ được viết ra từ chữ Caramāṇa (चरमाण) và Caramāṇa (चरमाण) có gốc từ động từ căn √ car (√चर्). Caramāṇaḥ (चरमाण) là phân từ hiện tại của car (चर्) và nó có nghĩa là việc thực hành đang  diễn tiến  hay việc thực hành đang làm.

Động từ căn √ car (√चर् ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa như sau: đi, bước tới, tiến tới,vượt lên, hướng theo, nhận định, tham gia vào, sống, hoàn thành, suy nghĩ, làm cho chuyển động… Những tiếp đầu ngữ hay thường đi chung với nó được biết như: ati (अति), anu (अनु), apa (अप), abhi (अभि), ā (), ut (उत्), upa (उप), pari (परि), pra (प्र), vi (वि), sam (सम्).

Vyavalokayati (व्यवलोकयति) được ghép từ : Vi (वि) + ava (अव) +Lokayati (लोकयति).

Chữ Vi (वि) viết thành Vy (व्य्) là do cách biến âm từ âm i () của chữ Vi và âm a () đầu của chữ Ava (अव), theo nguyên tắc nối âm trong Phạn ngữ: i () + a () = i (य्).

Vi (वि) là tiếp đầu ngữ (tiền tố phủ định) và nó có những nghĩa được biết như sau: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với… Vi (वि) cũng được biết là thân từ giống đực, âm cuối kết thúc bằng chữ - a và nghĩa của nó là: chim, nông trại nuôi chim, nơi nuôi gà vịt…

Ava (अव) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau: hướng xuống, được tách ra từ cái gì đó, xuống, bên dưới, phía dưới…

Lokayati (लोकयति) là động từ Lokate (लोकते) chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì hiện tại. Lokate (लोकते) có gốc từ động từ căn √ Lok (√ लोक् ). √ Lok có những nghĩa được biết như sau: nhìn, thấy, hiểu được, nhận thức được, cảm nhận được, quan sát…

Vyavalokayati (व्यवलोकयति) có những nghĩa được biết như sau: nhìn thấy được, cảm nhận được, hiểu được… (dùng cho ngôi thứ ba).

Sma (स्म) là phân từ thường thấy dùng làm bổ nghĩa trong các hình thức nói về hành động đã qua hay một câu chuyện thường hay được lặp lại và nó thường được dùng sau chữ: Iti (इति), Na (), Mā (मा)… Sma (स्म) có những nghĩa được biết như sau: để trở thành, do đó, thực sự, được sử dụng để, như nó là, chắc chắn, trong quá khứ, rõ ràng, sẽ được, với, bao giờ…

Pañca (पञ्च) có gốc từ chữ Pañcan (पञ्चन्) và nghĩa của nó là con số năm.

Skandhās (स्कन्धास्) là chữ viết theo biến âm từ chữ Skandhāḥ (स्कन्धाः) và chữ t (त्) đứng đầu của chữ tāṃś (तांश्). Theo luật biến âm của Phạn ngữ thì sau chữ aḥ (अः) hay āḥ (आः) có chữ t (त्) hay th (थ्) thì chữ ḥ () được đổi thành chữ s (स्).

Skandhāḥ (स्कन्धाः) là chủ cách và cũng vừa là hô cách số nhiều trong bảng biến cách của thân Skandha (स्कन्ध) ở dạng giống đực. Skandhaḥ (स्कन्धः) là chủ cách số ít của thân Skandha (स्कन्ध) ở dạng nam tính. Skandhān (स्कन्धान्) là đối cách số nhiều của thân Skandha (स्कन्ध).

Skandha (स्कन्ध) là thân từ giống đực, âm cuối kết thúc bằng chữ - a và nghĩa của nó là: vai, thân cây, thân thể, phần đã chia, phần, ngăn, ngành, đơn vị. Trong Phật học  Skandha (स्कन्ध) thường được người ta dịch là uẩn hay nhân tố cấu tạo thành của một cái tôi.

Đôi khi trong những bài Tâm Kinh Phạn ngữ người ta thường có những cách viết khác nhau trong câu này:

पञ्च    स्कन्धान्     तान्        |   Pañca skandhān tān ca … Như đã biết Skandhān (स्कन्धान्) là đối cách số nhiều của thân Skandha (स्कन्ध). Tān (तान्) là đối cách số nhiều trong bảng biến cách của thân Sa () ở dạng nam tính. Sa () là đại từ xưng hô dùng cho ngôi thứ ba số ít. Sa () có gốc từ Tad (तद्).  Tān (तान्) có nghĩa là họ, chúng nó… Ca () là giới từ và nghĩa của nó là và…

पञ्च      स्कन्धाः    तांश्च    |   Pañca skandhāḥ tāṃśca… Như đã biết Skandhāḥ (स्कन्धाः) là chủ cách và cũng vừa là hô cách số nhiều của thân Skandha (स्कन्ध) ở dạng giống đực.

Tāṃśca (तांश्च) chỉ là cách viết hai chữ liền nhau của chữ Tān (तान्) và Ca () qua cách nối âm.

Theo quy luật nối âm của Phạn ngữ sau chữ n (न्) âm cuối của chữ trước có chữ c (च्), ch (छ्) đứng đầu trong chữ thứ hai đi theo, thì n (न्) được đổi thành ṃś (ंश्). Trường hợp thứ hai chữ n (न्) âm cuối của chữ trước có chữ  t (त्), th (थ्) đứng đầu trong chữ thứ hai đi theo, thì n (न्) được đổi thành ṃs (ंस्). Trường hợp thứ ba chữ n (न्) âm cuối của chữ trước có chữ  ṭ (ट्), ṭh (ठ्) đứng đầu trong chữ thứ hai đi theo, thì n (न्) được đổi thành ṃṣ (ंष्).

Tān (तान्) và Ca () viết thành Tāṃśca hay Tāṃś ca do nối âm n (न्) âm cuối của chữ Tān (तान्) và c (च्) chữ đứng đầu của Ca (). Nếu dùng tự điển tra thì chữ Tāṃśca (तांश्च) không bao giờ tìm ra nghĩa của nó. Nhưng khi hiểu luật nối âm thì Tāṃśca (तांश्च) hay Tāṃś ca (तांश्  ) có nghĩa là: và họ.

Muốn hiểu rõ ý nghĩa của những câu Phạn ngữ trong văn bản hay kinh sách, thì nên học kỹ phần văn phạm và các nguyên tắc nối âm. Việc này sẽ giúp thuận lợi cho việc tra từ trong tự điển. Lý do tại sao những câu chú trong Phạn ngữ người ta chưa dịch ra hết, phần lớn là do những chữ nối âm hay những biến cách của các thân từ mà người ta tìm chưa ra hay không thấy trong các tự điển.

पञ्च     स्कन्धाः   तांश्       | Pañca skandhāḥ tāṃś ca… (câu này viết rời từng chữ).

पन्च     स्कन्धास्     तांश्     |   Panca skandhās tāṃś ca…(trong câu này chữ skandhās là chữ nối âm và tāṃś cũng vậy).

पञ्च    स्कन्धांस्    तांश्     |  Pañca skandhāṃs tāṃś ca…(trong này chữ skandhāṃs (hô cách số nhiều của skandha) là chữ nối âm và tāṃś cũng vậy).

Pañca skandhāḥ, Panca skandhās, Pañca skandhāṃs, Pañca-skandha (पञ्च-स्कन्ध),Pañcaskandhī (पञ्चस्कन्धी) ( giống cái), đều gọi chung là ngũ uẩn trong tiếng Phạn

Taṃ (तं) là đối cách số ít trong bảng biến thân sa () ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: nó, ông ấy, ai đó, cái gì đó…

Ca () là giới từ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa được biết như: cả hai; cả cái này lẫn cái kia,và, cũng vậy, hơn nữa, như vậy, nhưng, thật ra, thật vậy, tuy nhiên, chắc rằng, đúng vậy…

Svabhāva (स्वभाव) là hô cách số ít trong bảng biến thân của svabhāva (स्वभाव) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: cách xếp đặt tự nhiên, thiên hướng tự nhiên, khuynh hướng tự nhiên, năng khiếu tự nhiên…

Śūnyān (शून्यान्) là đối cách số nhiều trong bảng biến thân của śūnya (शून्य) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: trống, rỗng, không, chỗ trống, chỗ khuyết, trống trải, vắng vẻ, hoang vắng,hư không, hư vô, con số không, không tự tồn tại…

 

Śūnyān (शून्यान्) được ghép từ: Śūna (शून) + ya (). Śūna (शून) là quá khứ phân từ của śū (शू) và nó có những nghĩa được biết như: trống, rỗng, không, vắng mặt… Śūnā (शूना) thuộc giống cái và nghĩa của nó là sưng lên, phồng lên…

Động từ căn √śū, (√ शू), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: sưng lên, phồng lên, làm cho mạnh, làm cho thắng…

Ya () là âm đuôi.

Paśyati (पश्यति) là động từ được chia ở thì chủ động theo ngôi thứ ba số ít của động từ paś (पश्)ở thể hiện tại. Động từ căn √ paś, (√पश्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nhìn, trông, thấu hiểu, chú ý xem, nhìn thấy, trông thấy, thấy, nhìn xem, tham quan, nhận xét, hiểu, biết, nhìn về, hướng về, nhìn đến, nhìn kỹ, cân nhắc, coi như, xem như… và đồng nghĩa của paś (पश्) là dṛś (दृश्).


Sma (स्म) là phân từ thường thấy dùng làm bổ nghĩa trong các hình thức nói về hành động đã qua hay một câu chuyện thường hay được lặp lại và nó thường được dùng sau chữ: Iti (इति), Na (), Mā (मा)… Sma (स्म) có những nghĩa được biết như sau: để trở thành, do đó, thực sự, được sử dụng để, như nó là, chắc chắn, trong quá khứ, rõ ràng, sẽ được, với, bao giờ…

Ý  Việt tạm dịch:

आर्यावलोकितेश्वरो   बोधिसत्त्वो     गम्भीरां    प्रज्ञापारमिता    चर्यां    चरमाणो    व्यवलोकयति   स्मपन्च     स्कन्धास्    तांश्        स्वभाव    शून्यान्    पश्यति स्म  ||

Āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma :  pañca skandhās tāṃś ca svabhāvaśūnyān paśyati sma. (Viết theo nối âm).

 

Bồ tát Quán Tự tại hay Quan Thế Âm Bồ tát trong khi thực hành quán nghiệm thâm sâu về Trí Tuệ siêu việt, đã soi thấy năm uẩn đều không có bản thể tự tánh của chúng.

इह   शरिपुत्र    रूपं   शून्यता   शून्यतैव   रूपं|  रूपान्     पृथक्   शून्यता   शून्यताया     पृथग्रूपं |  शून्यताया     पृथग्    रूपं या   शून्यता   तद्   रूपम् ||  एवम्   एव   वेदना   संज्ञासंस्कार   विज्ञानम् ||

Iha śariputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpam; evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānam.


Phần từ vựng:


Iha (इह) là thán từ và nghĩa của nó là đây, này đây…


Śariputra (शरिपुत्र) là tên của một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật Thích Ca và viết theo âm Hán Phạn là Xá lợi phất.

Rūpaṃ (रूपं) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân của rūpa (रूप) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: hình,vẻ mặt, dáng vẻ, hình dạng, hình dáng, dạng, thể, hình thức, hình thái, khuôn, cốt, dấu, dấu hiệu, bề ngoài, hình, hình ảnh, khái niệm về thị giác…

Śūnyatā (शून्यता) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của śūnyatā (शून्यता) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: làm cho trống, không tự có, ảo ảnh của các hiện tượng, không tự nhiên mà tồn tại…

Śūnyataiva (शून्यतैव) được ghép từ: Śūnyatā (शून्यता) + eva (एव) và viết theo cách nối âm của tiếng Phạn (ā () + e () = ai ()). Dưới đây là bảng nối âm của chữ a () tham khảo cho biết để khi tra từ cũng dễ:

a () hay  ā () + a () = ā () | a () hay ā () + i () hay ī () = e ().

a () hay ā () + e () = ai () |  a () hay ā () + u () hay  ū () = o ().

a () hay ā () + ṛ () hay ṝ () = ar (अर्) | a () hay ā () + o () = au ().

a () hay ā () + ar (अर्) = ār (आर्) | a () hay ā () + ḷ () = al (अल्).

a () hay ā () + al (अल्) = āl (आल्) | a () hay ā () + ā () = ā ().

Eva (एव) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: giống như vậy, cũng như vậy, cũng là vậy, chỉ như vậy, cùng, như nhau, cùng một, cùng loại, cùng thứ,cùng giống nhau, nữa, còn, còn nữa, đúng, chính đáng, chính xác, đích xác, đúng thế, chính là thế… Eva (एव) được ghép từ : ā () + iva (इव).

Ā () là tiếp đầu ngữ và iva (इव) là phân từ và nghĩa của nó là như, như vậy, cũng vậy…

Śūnyataiva (शून्यतैव) có nghĩa không cũng như vậy.

Rūpaṃ (रूपं) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân của rūpa (रूप) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: hình,vẻ mặt, dáng vẻ, hình dạng, hình dáng, dạng, thể, hình thức, hình thái, khuôn, cốt, dấu, dấu hiệu, bề ngoài, hình, hình ảnh, khái niệm về thị giác… Theo Phật học, Rūpa (रूप) có nghĩa là Sắc mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca skandha (पञ्चस्कन्ध)).

Rūpān (रूपान्) là đối cách số nhiều trong bảng biến thân của rūpa (रूप) ở dạng giống đực.

Na () bất biến từ, mang nghĩa phủ định = không.

Pṛthak (पृथक्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: riêng rẽ, khác biệt, khác nhau, đặc biệt, tư, riêng tư, từng cá nhân, từng người một, từng cái một, riêng ra, về mặt cá thể…

 

Pṛthak (पृथक्) có gốc từ động từ căn √ pṛth,(√पृथ्). Động từ căn √ pṛth,(√पृथ्) thuộc nhóm 10 và nó có những nghĩa được biết như: mở rộng ra, duỗi ra, giăng ra, đặt nằm, pha loãng…


Śūnyatā (शून्यता) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của śūnyatā (शून्यता) ở dạng  giống cái và nó có những nghĩa được biết như: làm cho trống, không tự có, ảo ảnh của các hiện tượng, không tự nhiên mà tồn tại…

Śūnyatāyā (शून्यताया) ở đây có lẽ viết nối liền nhau: Śūnyatā (शून्यता) + yā (या).

Śūnyatayā (शून्यतया) là dụng cụ cách số ít trong bảng biến thân của śūnyatā (शून्यता) ở dạng giống cái.

Pṛthag (पृथग्) cũng giống như Pṛthak (पृथक्).

Yad (यद्) là đại từ tương ứng và nó có nghĩa là: ai, cái nào,ai đó, người nào, việc ấy, điều ấy… và nó cũng là thán từ và có những nghĩa được biết như: cái gì, cái gì mà, nào, bất cứ... nào, bất cứ thứ gì, bất cứ thứ nào…

Yā (या) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của yad (यद्) ở dạng giống cái và nó có nghĩa là: ai đó, nó, với, mà, gì, rằng,thì, để, cứ, phải, dù… và nó còn có nghĩa chỉ hành động hướng đến hay tìm về khi nó đứng sau một từ nào đó.

Sā (सा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của sā (सा) ở dạng giống cái và nó có nghĩa là: cô ấy, điều này, cái này… Sā (सा) có gốc từ tad (तद्) và tad (तद्) là đại từ nhân xưng của ngôi thứ ba số ít thuộc dạng trung tính và nghĩa chung của nó được biết là: nó, điều ấy, ai đó… và nó cũng là thán từ và có nghĩa là: như vậy, vì vậy, bởi vậy…

Evam (एवम्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: cùng một cách như vậy, cũng thế, cũng vậy, cùng với, cũng như, và…

Vedanā (वेदना) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của vedanā (वेदना) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: đau đớn, suy tàn, cảm thấy, nhận thức, tri giác, biết, hiểu biết, ý thức…Theo Phật học, Vedanā (वेदना) có nghĩa là Thụ hay Thọ mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca skandha (पञ्चस्कन्ध)).

Vedanā (वेदना) có gốc từ động từ căn √ vid, (√ विद्). Động từ căn √ vid, (√ विद्), thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: biết, kiến thức, tri thức, hiểu, lĩnh hội, thấu hiểu, thấu đáo, nghiệm thấy, cảm thấy, chịu, gặp phải, đưa ra, cho xem, bày ra, để lộ, tỏ ra, chứng tỏ, cho thấy, chỉ cho, thổ lộ, bày tỏ, thông với…

Saṃjñā (
संज्ञा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của saṃjñā (संज्ञा) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: hài hoà, hoà hợp, đồng ý, ưng thuận, ý thức, lương tâm, tri giác, thấu tình, thông cảm, hiểu, thấu hiểu, lĩnh hội…

 

Theo Phật học, Saṃjñā (संज्ञा) có nghĩa là Tưởng mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca skandha (पञ्चस्कन्ध)).

Saṃjñā (संज्ञा) được ghép từ: Sam (सम्) + jñā (ज्ञा). Saṃjñā (संज्ञा) là biến cách của sañjñā (सञ्ज्ञा). Saṃ (सं), Sam (सम्), Sām (साम्) là những cách viết khác nhau tùy theo cú pháp nối âm trong tiếng Phạn, nhưng chúng đều đồng nghĩa như nhau. Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng, đúng, chính chắn…

Động từ căn √jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: biết, hiểu, thấu hiểu, ý thức, nhận thức, cảm nhận, thấu đáo, nghiệm thấy, tri thức, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…


Saṃskāra (संस्कार) là hô cách số ít trong bảng biến thân của saṃskāra (संस्कार) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: điều chế, chuẩn bị, tập luyện, sắp xếp, trau chuốt, kiểu cách, sửa soạn… Theo Phật học, Saṃskāra (संस्कार) có nghĩa là Hành mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca skandha (पञ्चस्कन्ध)).

Saṃskāra (संस्कार) có gốc từ: Saṃskṛ (संस्कृ) và Saṃskṛ (संस्कृ) được ghép từ: Saṃ (सं) + kṛ (कृ). Saṃskṛ (संस्कृ) là động từ thuộc nhóm 8 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: chuẩn bị, sắp xếp, trang trí, trang hoàng, tô điểm, trang điểm, trau giồi, công nhận, thừa nhận, dành phần…

Động từ căn √kṛ, (√कृ), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm như vậy, thực hiện, sản xuất, tạo ra, chuẩn bị, làm cho, được thực hiện, được tạo ra, để làm cho chạy cái gì đó, muốn làm…

Vijñānam (विज्ञानम्) là chủ cách và số ít trong bảng biến thân vijñāna(विज्ञान) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: biết, hiểu, thấu hiểu,phân biệt, phân định, suy xét, trí tuệ, trí năng… Theo Phật học, Vijñāna (विज्ञान) có nghĩa là Thức mà Ðức Phật đã dạy trong Ngũ uẩn (Pañca skandha (पञ्चस्कन्ध)).

Vijñāna (विज्ञान) được viết từ Vijñā (विज्ञा). Vijñā (विज्ञा) được ghép từ: Vi (वि) + jñā (ज्ञा). Vi (वि) là tiếp đầu ngữ (tiền tố phủ định) và nó có những nghĩa được biết như sau: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với… Vi (वि) cũng được biết là thân từ giống đực, âm cuối kết thúc bằng chữ - a và nghĩa của nó là: chim, nông trại nuôi chim, nơi nuôi gà vịt…

Vijñā (विज्ञा) là động từ thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau: tư duy, suy nghĩ, để ý đến, ý nghĩ, có ý định, chú ý vào, để ý vào, nhận thấy, nhận ra, quan sát, theo dõi, nhận thức, tri giác, ngẫm nghĩ, hiểu, lĩnh hội, thấu hiểu…


Ý Việt tạm dịch:


इह    शरिपुत्र   रूपं    शून्यता  शून्यतैव रूपंरूपान्    पृथक्  शून्यता शून्यताया    पृथग् रूपं |  शून्यताया     पृथग्   रूपं या  शून्यता  तद्  रूपम् ||  एवम्  एव  वेदना  संज्ञा संस्कार  विज्ञानम् ||

Iha śariputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpam; evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānam.


Này, Xá Lợi Phất, Sắc ở đây là Không, chính Không là Sắc| Sắc không khác biệt gì với Không, Không không khác biệt gì với Sắc| cái nào là Sắc cái đó là Không, cái nào là Không cái đó là Sắc|| Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy.

इह     शरिपुत्र    सर्वा    धर्माः   शून्यता   लक्षणाअनुत्पन्ना   अनिरुद्धा  अमला  अविमला  अनूना  अपरिपूर्णाः ||


Iha śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā aniruddhā amalā avimalā anūnā aparipūrṇāḥ.


Phần từ vựng:


Iha (इह) là thán từ và nghĩa của nó là đây, này đây…

 

Śariputra (शरिपुत्र) là tên của một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật Thích Ca và viết theo âm Hán Phạn là Xá Lợi Phất.


Sarvā (सर्वा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của (सर्वा) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, hoàn toàn, cả, hết thảy mọi việc, mọi sự, toàn thể, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập…

Dharmāḥ (धर्माः) là chủ cách và hô cách số nhiều trong bảng biến thân của dharma (धर्म) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: luật tự nhiên hoặc sự thực tế… Theo tinh thần Phật học dharma (धर्म) được xem như là một lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.

 

Śūnyatā (शून्यता) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của śūnyatā (शून्यता) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: làm cho trống, không tự có, ảo ảnh của các hiện tượng, không tự nhiên mà tồn tại…

Lakṣaṇā (लक्षणा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của lakṣaṇā (लक्षणा) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: dấu, dấu hiệu, biểu hiện, thuộc tính, chỉ rõ, tên chỉ, tên gọi, ẩn dụ…

Lakṣaṇā (लक्षणा) có gốc từ động từ căn √lakṣ, (√लक्ष्). Động từ căn √lakṣ, (√लक्ष्), thuộc nhóm 10 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: chỉ rõ, biểu thị, chỉ định, định, hiện ra, xuất hiện, lộ ra đưa ra, để lộ, bày tỏ, hình như, làm cho thấy…

Anutpannā (अनुत्पन्ना) được ghép từ: An (अन्) + utpannā (उत्पन्ना). An (अन्) là tiếp đầu ngữ dùng đứng trước một nguyên âm và nó có nghĩa là không.


Utpannā (उत्पन्ना) được ghép từ: Ut (उत्) + pannā (पन्ना) và Utpannā (उत्पन्ना) có gốc từ: Ut (उत्) + pad (पद्). Ut (उत्) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: hướng lên trên, thoát ra ngoài, trội hơn…


Panna (पन्न) là quá khứ phân từ của pad (पद्) và Pannā (पन्ना) thuộc giống cái và nó có nghĩa là đã rơi xuống, đã đi…


Utpanna (उत्पन्न) là quá khứ phân từ của utpad (उत्पद्) và nó có những nghĩa được biết như: giơ lên, ngẩng lên, dựng lên, mọc lên, nổi lên, nảy sinh, sinh ra, làm ra, sinh sản, gây ra, biểu lộ, bày tỏ…

Động từ Utpad (उत्पद्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: khởi động, tiến triễn, làm sinh sản ra, làm biểu lộ ra, đến, tồn tại…

Động từ căn √pad, (√पद्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đi, tiến hành, bước đi, rơi, rụng, ngã, sa vào, rơi vào, tan đi, hết đi, yếu đi, giảm đi, tàn đi, chìm vào…


Anutpannā (अनुत्पन्ना) có nghĩa là không có nảy sinh…


Aniruddhā (अनिरुद्धा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của aniruddhā (अनिरुद्धा) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: tự trị, tự do, tự chủ, không bị cản trở, không bị phá hủy…


Aniruddha (अनिरुद्ध) được ghép từ: A () + niruddha (निरुद्ध). A () là tiếp đầu ngữ và có nghĩa là không. Niruddha (निरुद्ध) là quá khứ phân từ của nirudh (निरुध्) và nó có những nghĩa được biết như: bị tắc, bị nghẽn, kìm lại, cầm lại, chặn, khóa, ngừng, đóng, làm nghẽn, siết chặt, bỏ, bãi đi, bãi bỏ, hủy bỏ, giảm bớt…

 

Động từ nirudh (निरुध्) được ghép từ: Ni (नि) + rudh (रुध्) và nó thuộc nhóm7. Ni (नि) là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa được biết như: bên trong, phần dưới, phía dưới, thiếu, ngừng lại…


Động từ căn √rudh, (√रुध्), thuộc nhóm 7 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: xóa đi, chặn, khóa, ngừng, đóng, làm nghẽn, siết chặt, bỏ, bãi đi, bãi bỏ, hủy bỏ, giảm bớt, tiêu diệt…


Amalā (अमला) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của amalā (अमला) ở dạng giống cái và được ghép từ: A () + malā (मला). A () là tiếp đầu ngữ và có nghĩa là không. Malā (मला) thuộc về giống cái. Mala (मल) là hô cách số ít trong bảng biến thân của mala (मल) ở dạng giống đực và trung tính. Mala (मल) có những nghĩa được biết như: bẩn thỉu, đồ bẩn, rác rưởi, thô bỉ, dơ, không sạch, vết nhơ, vết bẩn…


Amalā (अमला) có những nghĩa được biết như: sạch, tinh khiết, hoàn hảo…

Avimalā (अविमला) được ghép từ: A () + vimalā (विमला). A () là tiếp đầu ngữ và có nghĩa là không. Vimalā (विमला) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của vimalā (विमला) ở dạng giống cái. Vimala (विमल) là hô cách số ít trong bảng biến thân của amalā (अमला) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: nguyên chất, trong sáng, trong sạch, trong trắng, thuần khiết, đơn thuần, không vết dơ, trong vắt, trong trẻo, sáng sủa, rõ ràng…


Vimala (विमल) được ghép từ: Vi (वि) + mala (मल). Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với… Mala (मल) xem chi tiết đã có ở trên. Avimalā (अविमला) có những nghĩa được biết như:  không thuần khiết, không trong sáng…


Anūnā (अनूना) được ghép từ: An (अन्) + ūnā (ऊना). An (अन्) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không. Ūnā (ऊना) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của ūnā (ऊना) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: yếu, giảm sút, thiếu, ít hơn… Anūnā (अनूना) có những nghĩa được biết như: không yếu, không thiếu, không giảm sút, không vơi đi…


Aparipūrṇāḥ (अपरिपूर्णाः) được ghép từ: A () + pari (परि) + pūrṇāḥ (पूर्णाः). A () là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là không. Pari (परि) là giới từ và nghĩa của nó là chung quanh cái gì đó, khoảng chừng, thời gian gần cuối của cái gì đó… Pari (परि) cũng là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: đầy đủ, trọn vẹn, hoàn toàn, dồi dào, phong phú, nhiều, lần lượt, liên tiếp, rất, hết sức… Parī (परी) hay Pāri (पारि) là những biến cách và cùng nghĩa với Pari (परि).

Pūrṇāḥ (पूर्णाः) là chủ cách, hô cách, đối cách số nhiều trong bảng biến thân của pūrṇā (पूर्णा) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: đầy, trọn vẹn, tròn, đổ đầy, cho đầy, để đầy, chiếm đầy, choán đầy, thực hiện hay làm tròn cái gì đó, sử dụng đầy đủ, được thực hiện hoàn thành, chẵn, đầy vơi…


Aparipūrṇāḥ (अपरिपूर्णाः) có những nghĩa được biết như: không tròn đầy, không chiếm đầy, không được thực hiện hoàn thành, không đầy vơi…


Anutpannā (अनुत्पन्ना), Aniruddhā (अनिरुद्धा), Amalā (अमला), Avimalā (अविमला), Anūnā (अनूना), Aparipūrṇāḥ (अपरिपूर्णाः) là những chữ được dùng chữ A () hay chữ An (अन्) làm tiếp đầu ngữ và trong các bản khác, thì người ta dùng chữ Na () thay thế cho chữ A (), do đó không có gì lạ. Tuy nhiên những chữ dùng tiếp đầu ngữ A () chưa thấy trong tự điển, thí dụ như: Anutpannā (अनुत्पन्ना), Avimalā (अविमला), Aparipūrṇāḥ (अपरिपूर्णाः), cho nên phải dùng phân tích cấu trúc của từ để hiểu nghĩa.


Xem ba câu dưới đây trong các bản Tâm kinh Phạn ngữ, tuy nội dung đều giống nhau nhưng cách dùng từ của các tác giả thì có phần khác nhau:


इह     शरिपुत्र    सर्वा    धर्माः   शून्यता   लक्षणाअनुत्पन्ना  अनिरुद्धा  अमला  अविमला  अनूना अपरिपूर्णाः ||


Iha śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā aniruddhā amalā avimalā anūnā aparipūrṇāḥ.


Câu này người ta dùng chữ a hay an làm tiếp đầu ngữ đứng trước các chữ như: anutpannā, aniruddhā, amalā, avimalā, anūnā, aparipūrṇāḥ.


---------------------------------------------------------------------------------


इह    शारिपुत्र    सर्व -  धर्माः    शून्यता -  लक्षणा    अनुत्पन्ना  अनिरुद्धा  अमला  अविमला  नोना      परिपूर्नाः .


Iha śāriputra sarva-dharmāḥ  śūnyatā-lakṣaṇā  anutpannā  aniruddhā amalā avimalā  nonā  na  paripūrnāḥ.

 

Câu này người ta dùng chữ a hay an làm tiếp đầu ngữ đứng trước các chữ như: anutpannā,  aniruddhā,  amalā,  avimalā. Còn chữ  na  được dùng cho paripūrnāḥ.


Chữ nonā là cách viết nối âm của tiếng Phạn: na () + ūnā (ऊना) = nonā (नोना), theo quy tắc:  a () hay ā () + u () hay  ū () = o ().


Chữ nonā chưa thấy trong tự điển và nonā (Na () + ūnā (ऊना)) đồng nghĩa với anūnā (An (अन्) + ūnā (ऊना)).

---------------------------------------------------------------------------------

 

इहं    शारिपुत्र     सर्वधर्माः  शून्यतालक्षणा   अनुत्पन्ना   अनिरुद्धा   अमला    विमला  नोना    परिपूर्णाः


Ihaṃ śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ


Câu này người ta dùng chữ a hay an làm tiếp đầu ngữ đứng trước các chữ như: anutpannā, aniruddhā, amalā và chữ na trước các chữ: vimalā, paripūrṇāḥ.


Còn những ai thích thêm chữ na đằng trước các chữ như: anutpannā, aniruddhā, amalā, avimalā, anūnā, aparipūrṇāḥ, thì cũng không sai theo nguyên tắc văn phạm của tiếng Phạn, nhưng phải biết cái gì có khả năng cho phép mình làm.


Ý Việt tạm dịch:


इह     शरिपुत्र    सर्वा    धर्माः   शून्यता   लक्षणाअनुत्पन्ना   अनिरुद्धा   अमला  अविमला   अनूना  अपरिपूर्णाः ||


Iha śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā aniruddhā amalā avimalā anūnā aparipūrṇāḥ.


Này, Xá Lợi Phất, tất cả các pháp ở đây mang thuộc tính không tự có bản thể là biểu hiện, thì chúng không có nảy sinh, không bị phá hủy, không dơ, không sạch, không vơi, không đầy.

 

Còn tiếp...

 

Kính bút

Tác giả: TS Huệ dân

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin