Chi tiết tin tức

Diễn nghĩa Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Ba mươi biểu hiểu thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn ( P4 )

07:28:00 - 06/10/2015
(PGNĐ) -  Phần một: Tựa và câu số một (4)

 


आत्मधर्मोपचारो   हि    विविधो   यः प्रवर्तते |

विज्ञानपरिणामेऽसौ  परिणामः   त्रिधा ||1||

Ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|

Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||

Từ vựng:

Hi (हि) là trạng từ dùng làm điều kiện cú và nghĩa của nó: nếu như vậy, chắc chắn, bởi vì, trong thực tế, chính xác, vì vậy…

 

Vividho (विविधो) là cách viết biến âm vividhaḥ (विविधः) . vividhaḥ (विविधः)) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của vividha (विविध) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: thuộc về sự biến dạng của các thể, đa dạng, khác nhau, thay đổi, nhiều hình thức…

Yaḥ (यः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của ya () ở dạng giống đực. Ya () hay Yā (या) là đại từ tương ứng và nó có nghĩa là ai, người nào, điều ấy…

 

Pravartate (प्रवर्तते) có gốc từ pravart (प्रवर्त्) và pravart (प्रवर्त्) có gốc từ pravṛt (प्रवृत्).


Pravart (प्रवर्त्) là động từ thuộc nhóm [10] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: khuyến khích, cuộn tròn, tự chuyển động, thực hiện, bắt đầu, tiết lộ, biểu lộ, cài đặt, triển khai, tạo ra, hình thành...

Pravṛt (प्रवृत्) là động từ thuộc nhóm [1] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: cuốn, tự di chuyển, tự biến đổi, bắt đầu,tiến tới, tự nhập vào, đến từ cái gì đó, tham gia vào, tự trôi qua, tiếp tục…

 

Pravartate (प्रवर्तते) là động từ chia theo ngôi thứ ba số ít của động từ căn √Pravṛt (√प्रवृत्).

 

Vijñāna (विज्ञान) được viết từ Vijñā (विज्ञा). Vijña (विज्ञा (theo nghĩa 1 của nó)) là động từ thuộc nhóm 9. Vijña (विज्ञा) được ghép từ: Vi (वि) + jña (ज्ञ).

Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

Động từ căn √ jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như: biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…

Vijña (विज्ञा (theo nghĩa 1 của nó)) có những nghĩa được biết như: nhận ra, nhận biết, nhận thấy, thừa nhận, công nhận,nhận thức, tri giác,nhận rõ, phân biệt, hiểu, biết, được biết,báo cho biết, cho biết, thông báo,rèn luyện, trau giồi, vun đắp…

Pariṇāme'sau (परिणामेऽसौ) là cách viết nối âm của chữ Pariṇāmaḥ (परिणामः) và asau (असौ). Pariṇāmaḥ (परिणामः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của pariṇāma (परिणाम) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: chín, lão hóa, thay đổi, chuyển đổi, sự tiến hóa, kết quả, hậu quả, khả năng tiềm ẩn…

Asau (असौ) là đại từ chỉ định và nó có những nghĩa được biết như: này, điều này, điều đó, những việc này hay những điều đó…

Sa () là đại từ nhân xưng dùng cho ngôi thứ ba và cũng là đại từ chỉ định thuộc giống đực và nó có những nghĩa được biết như: vị ấy, ai đó, người nào, việc ấy, điều ấy…

Ca () là giới từ hay liên từ không thay đổi và có nghĩa là: và, cả hai, với, vậy thì, hơn nữa, ngoài ra, vả lại, vả chăng...

Tridhā (त्रिधा) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: ba phần, trong ba phần…

 
Gom ý Việt: 

आत्मधर्मोपचारो   हि    विविधो   यः प्रवर्तते |

विज्ञानपरिणामेऽसौ  परिणामः   त्रिधा ||1||

Ātmadharmopacāro hi vividho yaḥ pravartate|

Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||

Các biểu hiện khác nhau của ngã và pháp thực sự mà có. Nó chỉ là một biến đổi của ý thức trong ba dạng.


Kính bút

TS Huệ Dân

Trích trong Tinh hoa Phật học TS Huệ Dân.

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin